chungkhoan


Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.net



  Chứng Khoán




Tìm hiểu đầu tư chứng khoán



Chứng khoán là hàng hoá trên thị trường, bao gồm: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh (quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền lựa chọn) và chứng chỉ quỹ đầu tư.

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, các chứng khoán đang niêm yết và giao dịch tập trung gồm: Cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.

Cổ phiếu: Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Với tư cách là cổ đông, bạn có quyền: nhận cổ tức, quyền mua thêm cổ phiếu mới, quyền bỏ phiếu, quyền tiếp cận thông tin. Tính đến ngày 31/7 có 56 loại cổ phiếu đang niêm yết/đăng ký giao dịch tập trung, trong đó tại Thị trường giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP HCM có 45 loại cổ phiếu và tại TTGDCK Hà Nội có 11 loại cổ phiếu.

Nếu bạn mua cổ phiếu thì hàng năm bạn nhận được cổ tức, cổ phiếu thưởng. Mức cổ tức và mức thưởng tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất của công ty và theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Giá cổ phiếu sẽ thay đổi tuỳ theo tình hình thị trường. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào giá trị tăng lên của công ty. Như vậy, ngoài cổ phiếu thưởng hàng năm, cổ đông còn mong đợi sự tăng giá của cổ phiếu.

Trái phiếu: Là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Hiện nay, trái phiếu niêm yết gồm: trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp (trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và trái phiếu có quyền ưu đãi mua cổ phiếu của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam).

Nếu bạn mua trái phiếu, hàng năm bạn nhận được lãi trái phiếu. Lãi trái phiếu có thể được trả 6 tháng/lần, 1năm/lần, hãy chi trả một lần khi trái phiếu đáo hạn (hết hạn). Nếu chưa đến ngày đáo hạn, bạn có thể bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán để thu hồi lại vốn. Giá trái phiếu nếu bán trước thời gian đáo hạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá phụ thuộc vào lãi xuất tiền gửi tiết kiệm dài hạn. Chú ý rằng giá trái phiếu chuyển động ngược chiều với lãi xuất thị trường: lãi suất giảm, giá trái phiếu tăng và ngược lại.

Chứng chỉ quỹ đầu tư: Do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đại diện cho quỹ đầu tư phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư đối với tài sản hoặc vốn của quỹ đầu tư đó theo tỷ lệ tương ứng với số đơn vị quỹ của người đầu tư đó trong vốn điều lệ của quỹ đầu tư.

Tại TTGDCK TP HCM, hiện có một chứng chỉ quỹ đầu tư đã niêm yết và giao dịch là: VF1. Chứng chỉ quỹ đầu tư PRUBF1 của Quỹ đầu tư cân bằng Prudential đã chào bán từ 24/7 và chưa niêm yết tại TTGDCK.

Để tham gia đầu tư chứng khoán phải chuẩn bị những gì?

Việc đầu tiên cần chuẩn bị là vốn, vốn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên bạn nên đặt rõ mục tiêu tài chính cụ thể của bạn là gì? Thời hạn đầu tư của bạn là bao nhiêu lâu? Và bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro đến mức nào? Do vậy bạn nên giới hạn lượng vốn đầu tư chứng khoán của bạn theo các mục tiêu trên.

Có thể nói, trước khi đầu tư vào chứng khoán bạn phải hiểu chính mình. Khả năng, mục tiêu đầu tư và mức ngại rủi ro của bạn hoàn toàn khác người khác, tránh đầu tư theo "hiệu ứng bầy đàn", mà phải tự quyết định đầu tư. Việc tiếp theo là nên chuẩn bị một số kiến thức nhất định về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bạn nên có một số kiến thức cơ bản về phân tích, đầu tư chứng khoán.

Dưới đây là 20 những nguyên tắc vàng trong đầu tư chứng khoán

1. Trái phiếu chính phủ là an toàn nhất.

2. Trái phiếu ít rủi ro hơn cổ phiếu.

3. Rủi ro cao, thu nhập lớn

4. Chứng khoán công ty lớn ít rủi ro hơn công ty bé.

5. Phân tán đầu tư sẽ giảm thiểu rủi ro.

6. Không bỏ tất trứng vào một giỏ.

7. Đừng tham gia mua với giá thấp nhất, bán với giá cao nhất.

8. Kinh doanh phải chấp nhận rủi ro, quá đắn đo sẽ bỏ qua cơ hội.

9. Nếu không biết nên nhờ tư vấn.

10. Mua cao để bán cao hơn thường tốt hơn mua thấp, mua rẻ để bán cao.

11. Thị trường con gấu và con bò tót đều là cơ hội để kiếm tiền.

12. Kỹ năng mua và bán chứng khoán đều quan trọng như nhau.

13. Đầu tư chứng khoán là việc làm khó khăn và căng thẳng, cần mất thời gian và cố gắng để thành công.

14. Không nên đánh bạc với tài sản của mình, hãy bắt đầu bằng số tiền nhỏ, thực tiễn là người thầy vĩ đại nhất của bạn.

15. Hãy tránh xa các cổ phiếu mà quỹ đầu tư không quan tâm.

16. Khủng hoảng là một điều tất yếu và bình thường. Đừng hoảng sợ và mất niềm tin, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội sau đó.

17. Cố gắng thắng lớn nhất khi có cơ hội và thua ít nhất khi gian truân.

18. Nên giữ lâu dài chứng chỉ quỹ đầu tư của bạn.

19. Hãy bán cổ phiếu của bạn khi nó rớt giá đến 8%.

20. Thành công trong đầu tư chứng khoán là một nghệ thuật và kèm theo may mắn.

(Theo Tư Vấn Tiêu Dùng)



Việt Báo (Theo-Ngoisao)
Hai Phươg Pháp Tiếp Cận Đầu Tư

Theo các nhà đầu tư tài chính có kinh nghiệm thì không nên chăm chăm vào mua bán giao dịch, mỗi người phải xác định cho mình một chiến lược và có biện pháp thực hiện chiến lược đó.

Lấy ví dụ đơn giản, một người xác định đầu tư một khoản tiền và chỉ cần thu lợi ở mức 20%/năm. Đạt được mức kỳ vọng đó, anh ta có thể bán chứng khoán để hiện thực hoá lợi nhuận và chờ đợi cơ hội đầu tư tiếp theo.

Thời điểm thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư bắt đầu để tâm dành thời gian nghiên cứu các kiến thức về CK và đầu tư để tìm cơ hội đầu tư mới.

Phương pháp tiếp cận từ trên xuống

Với phương pháp này, nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có sự phân tích vĩ mô từ bức tranh kinh tế tổng thể của thế giới, khu vực và lựa chọn những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, chính trị ổn định... Sau đó đánh giá xu thế của TTCK thông qua các chỉ số tiêu biểu trên biểu đồ dài hạn, như ở VN là VN-Index... Xu thế thị trường tăng giá sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn cả.

Tiếp theo là phân tích sâu về nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp... Trong đó việc tìm ra những ngành có tốc độ phát triển cao của nền kinh tế giúp nhà đầu tư tập trung thời gian và công sức vào mục tiêu hơn. Trong điều kiện kinh tế VN hiện nay, một số ngành được coi là có nhiều tiềm năng phát triển cao hơn như tài chính NH (45%/năm), bất động sản, thủy sản, dầu khí, dược...

Bước cuối cùng chính là việc giới hạn sự quan tâm vào ngành đã chọn, tìm kiếm những Cty hoạt động tốt trong ngành và tiến hành những phân tích cơ bản. Những tiêu chí vẫn được các nhà đầu tư quan tâm nhiều là tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và một số chỉ tiêu đặc thù tùy theo ngành.

Cần phải lưu ý rằng giữa điều kiện kinh tế và các chỉ số CK không phải bao giờ cũng trùng khớp với nhau, theo kinh nghiệm thì TTCK thường đi trước nền kinh tế, tức là nó mang tính dự báo. Do đó việc phân tích các hệ số giá/thu nhập (P/E), hệ số giá/doanh thu (P/S), cổ tức/giá (Dividend Yield) so với quá khứ giúp nhà đầu tư đánh giá được phần nào thị trường đang mua hay bán quá mức.

Nếu đánh giá tổng quan về thị trường CP là tốt thì nhà đầu tư nên dành phần lớn tài sản của mình cho thị trường này, nếu không thì có chiến lược phân bổ tài sản hợp lý vào những công cụ có thu nhập ổn định (trái phiếu) hay thị trường tiền tệ.

Phương pháp tiếp cận từ dưới lên

Phương pháp này, ngược lại, gần như bỏ qua các điều kiện kinh tế vĩ mô và ngành, chỉ chú trọng tới việc tìm kiếm DN hoạt động tốt. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng bất kỳ ngành nào, kể cả đang trong chu kỳ suy thoái hay kém hoạt động đều có những DN tốt nhất. Các nhà đầu tư sẽ tiến hành so sánh các chỉ tiêu cơ bản của các Cty dựa trên những báo cáo tài chính để lựa chọn một Cty tốt.

Những chỉ tiêu cần đánh giá:

1. Quy mô thị trường tiềm năng - là chỉ tiêu khó đánh giá và hiện còn thiếu thông tin thống kê, tuy nhiên cố gắng nắm bắt được thị trường tiềm năng cho sản phẩm dịch vụ sẽ giúp chúng ta có ước tính được về lợi nhuận của Cty.

2. Doanh thu và lợi nhuận cao - hiện tại và tiềm năng.

3. Bảng cân đối kế toán "sạch"- thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng vốn một cách đáng tin cậy, những Cty nợ nần chồng chất và quản lý dòng tiền kém sẽ bị loại ra.

4. Dòng tiền - dòng tiền tự do nhiều thể hiện khả năng tự tài trợ cho các hoạt động của mình mà không phải tăng nợ hay cũng chính là tiền đề tăng cổ tức chi trả trong tương lai.

5. Thị phần - những Công ty tốt liên tục tăng thị phần và mở rộng sang cả những thị trường mới với tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Lấy ngành thủy sản làm ví dụ, cụ thể với 3 DN niêm yết trên sàn HOSE là AGF, ABT và TS4. Trong điều kiện hiện nay thì nhu cầu và sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thủy hải sản ngày càng lớn, thị trường tiềm năng cho mặt hàng này khẳng định là rất lớn. Năm 2006 doanh thu và lợi nhuận của 3 DN này tăng mạnh.

Một điểm cần lưu ý, AGF trong năm 2006 đầu tư mở rộng sản xuất lớn khoảng 150 tỉ đồng cùng với việc chú trọng khâu nguyên liệu là một trong những lý do khiến cho chi phí sản xuất của AGF chiếm tỉ trọng cao trong doanh thu, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không tăng mạnh bằng ABT. Là DN lớn hơn so với 2 DN còn lại, lại đang liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, với ưu thế sẵn có của mình - DN xuất khẩu cá tra, basa lớn thứ 2 VN, AGF có nhiều khả năng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.

Đây chỉ là những phân tích sơ lược về hai cách tiếp cận đầu tư, thực tế việc tiến hành còn đòi hỏi nhiều kiến thức và tính linh hoạt cao. Phương pháp tiếp cận từ trên xuống có ưu điểm là nắm bắt được tình hình chung của thị trường, do đó không đầu tư thái quá vào CP cho dù CP đó tốt (độ chênh lệch giữa điều kiện kinh tế và TTCK).

Phương pháp tiếp cận từ dưới lên nhiều khi đem lại cho nhà đầu tư cơ hội bình thường khó thấy, dễ bị bỏ qua có thể bởi doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong ngành kém "hấp dẫn". Mặc dù phương pháp tiếp cận này dường như khó hơn, nhưng nếu NĐT có hiểu biết chuyên môn về một lĩnh vực, ngành nào đó thì biết tận dụng kiến thức và kinh nghiệm này có thể đem lại cơ hội đầu tư tốt.

Theo NGỌC LAN - Lao Động

Nguồn: http://vietbao.vn/Kinh-te/Hai-phuong-phap-tiep-can-dau-tu/40215470/91/





Khóa học: Hướng dẫn Đầu tư Chứng khoán và Thực hành Đầu tư Chứng

Khoa Tài chính-Ngân hàng, Trường ĐH Ngoại Thương giới thiệu các khóa học "Hướng dẫn Đầu tư Chứng khoán" và "Thực hành Đầu tư Chứng khoán" học tại trường Đại học Ngoại thương.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC

HƯỚNG DẪN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN - CK08

Chi phí: 750.000 đồng/học viên
Thời gian: 18h - 20h30 các ngày thứ 2, 4, 6 từ 8 - 19/1/2007 (6 buổi)
Nội dung: Trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán, về phân tích và định giá chứng khoán để học viên có thể tự mình lựa chọn cổ phiếu, phòng tránh rủi ro, quản lý danh mục đầu tư và tự tin đầu tư trên thị trường chứng khoán:

• Bài 1: Giới thiệu thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam

• Bài 2: Hướng dẫn cách định giá và lựa chọn cổ phiếu

• Bài 3: Hướng dẫn đọc thông tin thị trường và ra quyết định đầu tư

• Bài 4: Áp dụng phân tích báo cáo tài chính vào lựa chọn cổ phiếu

• Bài 5: Phân tích mối quan hệ giữa lợi suất và rủi ro

• Bài 6: Giới thiệu các phương pháp phân tích kỹ thuật

THỰC HÀNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN - CK09

Chi phí:
1.000.000 đồng/học viên
Thời gian: 18h - 20h30 các ngày từ 22 - 27/1/2007 (6 buổi)
Nội dung: Hướng dẫn học viên ứng dụng những kỹ năng và chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nổi tiếng nhất trên thế giới như George Soros, Warren Buffett,… vào lựa chọn cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư của mình.

Khóa học sẽ hướng dẫn đọc thông tin và sử dụng các công cụ phân tích chứng khoán trên máy tính. Học viên có tài khoản giao dịch trực tuyến tại Công ty Chứng khoán Vietcombank sẽ có cơ hội được hướng dẫn trực tiếp việc quản lý danh mục đầu tư của mình.

• Bài 1: Lựa chọn chứng khoán dựa trên tín hiệu thị trường và tâm lý các nhà đầu tư

• Bài 2: Hướng dẫn phân tích cơ bản cổ phiếu

• Bài 3: Hướng dẫn thực hành phân tích kỹ thuật trên máy tính

• Bài 4: Hướng dẫn các phương pháp và chiến lược quản lý danh mục đầu tư

• Bài 5: Ứng dụng chứng khoán phái sinh vào hoạt động đầu tư chứng khoán

• Bài 6: Tổng hợp các chiến lược đầu tư chứng khoán thành công trên thế giới

Tham gia giảng dạy:

1. TS. Đào Lê Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán - ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC

2. TS. Nguyễn Đình Thọ, Phó chủ nhiệm Khoa Tài chính - Ngân hàng

3. TS. Nguyễn Việt Dũng, Giảng viên Khoa Tài chính - Ngân hàng

Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ:

Khoa Tài Chính-Ngân Hàng, Trường Đại học Ngoại Thương /Tel: 04-7754692

Ban tổ chức: Chị Uyên (0912.827.242), Chị Mai (0904.268.067), Chị Trinh (0913.505.629)


Hoặc tại địa chỉ website:
http://ftus.freewebpage.org
http://ftusecurities.googlepages.com
http://www.ftu.edu.vn .

Nguồn: http://vietbao.vn/Giao-duc/Khoa-hoc-Huong-dan-Dau-tu-Chung-khoan-va-Thuc-hanh-Dau-tu-Chung-khoan-cua-DH-Ngoai-Thuong/65079003/204/



  Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Chứng khoán
www.vietnamvanhien.net
Email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang [ 1 ] [ 2 ][ 3 ] [ 4 ]