Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4888

www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net



Quốc Nạn Tham Nhũng

Tại Việt Nam !



Tham Nhũng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng hay tham ô là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân".

Tham nhũng là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế-xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ hở cho các hành vi tiêu cực, hiện tượng tham nhũng và các tệ nạn có điều kiện phát triển và tại đó một phần quyền lực chính trị được biến thành quyền lực kinh tế.

Tham nhũng làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội, làm giảm lòng tin của công dân vào nhà nước, đến chừng mực nào đó nó gây mất ổn định chính trị, kinh tế-xã hội.

Mục lục

 Nguồn gốc tham nhũng

Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Có ý kiến cho rằng tham nhũng bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng.

Tham nhũng thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân/đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân/đầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lãnh đạo.

Công cụ nhận dạng

Các tác giả trong cuốn sách Tools to support transparency in local governance (Công cụ hỗ trợ cho tính minh bạch trong công tác cai trị ở địa phương) đã xác định ra qui luật hoạt động của tham nhũng trong thực tế công quyền dưới dạng công thức tạm dịch như sau:

Tham nhũng (Corruption) = Độc quyền (Monopoly) + Bưng bít thông tin (Discretion) - Trách nhiệm giải trình (Accountability).

Theo công thức trên, có thể dễ dàng nhận dạng tham nhũng trong các biểu hiện của nó: thừa độc quyền, thừa bưng bít thông tin, thiếu (phi) trách nhiệm giải trình.

Công cụ nhận dạng tham nhũng cho thấy được bản chất của tham nhũng, mà con người là yếu tố quan trọng tham gia vào.

Thực trạng tham nhũng trên thế giới

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ, công bố ngày 18 tháng 10 năm 2005 [1] có tới 2/3 trong 159 nước được thăm dò có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng -- một kết quả đáng buồn.

Những chính trị gia tham nhũng

Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa lập danh sách những chính trị gia tham nhũng nhất trong những thập kỷ 1990 (13 tháng 10 năm 2005)

  • Đứng hàng đầu trong danh sách là cựu Tổng thống Mobutu Sese Seko của Cộng hoà Dân chủ Congo, biển thủ 5-8 tỷ đô la; cựu Tổng thống Suharto của Indonesia, tài sản gần bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia; cựu Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines biển thủ 100 tỷ đô la (theo báo cáo của ủy ban trong sạch phủ tổng thống Philippines); và cựu Tổng thống Alberto Fujimori của Peru, biển thủ hàng trăm triệu đô.

Biện pháp chống tham nhũng

Nhiều quốc gia họp tại Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng đều thống nhất cho rằng sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất.

Công cụ chiến đấu tham nhũng = Minh bạch khiếu nại của dân chúng + Minh bạch ngân sách, tài chính + Minh bạch mua sắm

Hiến chương Liên hiệp quốc về Tham nhũng có hiệu lực từ tháng 12 năm 2005, sẽ tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế trong việc chống lại tham nhũng, thu hồi lại những khoản tiền bị tham nhũng, thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính có những hành động chống rửa tiền, cho phép các quốc gia thanh tra các công ty nước ngoài và cá nhân mà có dính dáng tới tham nhũng tại nước của mình, cấm việc đưa hối lộ của các quan chức nước ngoài.

Loại bỏ tham nhũng và thực hiện cải cách việc nhận tiền tài trợ là những điều quan trọng để các khoản hỗ trợ tài chính, tài trợ hiệu quả hơn và để mục tiêu phát triển kinh tế của thế giới được thành công.ông David Nussbaum, giám đốc điều hành TI nói: " Tham nhũng không phải là một thảm hoạ tự nhiên. Đó là những khoản ăn cắp cơ hội được tính toán từ những kẻ tham lam. Các nhà lãnh đạo phải cải thiện cách làm việc, thông thoáng và tin cậy hơn thay vì chỉ hứa suông".

Bảng số liệu điều tra tham nhũng các nước trên thế giới 2001-2005

Nước 2001 2002 2003 2005
Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng Chỉ số Xếp hạng
Iceland 9.2 4/91 9.4 4/102 9.6 2/133 9.7 1/159
Phần Lan 9.9 1/91 9.7 1/102 9.7 1/133 9.6 2/159
New Zealand 9.4 3/91 9.5 2/102 9.5 3/133 9.6 2/159
Đan Mạch 9.5 2/91 9.5 2/102 9.5 3/133 9.5 4/159
Singapore 9.2 4/91 9.3 5/102 9.4 5/133 9.4 5/159
Thụy Điển 9.0 6/91 9.3 5/102 9.3 6/133 9.2 6/159
Thụy Sĩ 8.4 12/91 8.5 12/102 8.8 8/133 9.1 7/159
Na Uy 8.6 10/91 8.5 12/102 8.8 8/133 8.9 8/159
Úc 8.5 11/91 8.6 11/102 8.8 8/133 8.8 9/159
Áo 7.8 15/91 7.8 15/102 8.0 14/133 8.7 10/159
Hà Lan 8.8 8/91 9.0 7/102 8.9 7/133 8.6 11/159
Anh 8.3 13/91 8.7 10/102 8.7 11/133 8.6 11/159
Luxembourg 8.7 9/91 9.0 7/102 8.7 11/133 8.5 13/159
Canada 8.9 7/91 9.0 7/102 8.7 11/133 8.4 14/159
Hồng Kông 7.9 14/91 8.2 14/102 8.0 14/133 8.3 15/159
Đức 7.4 20/91 7.3 18/102 7.7 16/133 8.2 16/159
Hoa Kỳ 7.6 16/91 7.7 16/102 7.5 18/133 7.6 17/159
Pháp 6.7 23/91 6.3 25/102 6.9 23/133 7.5 18/159
Bỉ 6.6 24/91 7.1 20/102 7.6 17/133 7.4 19/159
Ireland 7.5 18/91 6.9 23/102 7.5 18/133 7.4 19/159
Chile 7.5 18/91 7.5 17/102 7.4 20/133 7.3 21/159
Nhật Bản 7.1 21/91 7.1 20/102 7.0 21/133 7.3 21/159
Tây Ban Nha 7.0 22/91 7.1 20/102 6.9 23/133 7.0 23/159
Barbados 6.9 24/159
Malta 6.6 25/159
Bồ Đào Nha 6.3 25/91 6.3 25/102 6.6 25/133 6.5 26/159
Estonia 5.6 28/91 5.6 29/102 5.5 33/133 6.4 27/159
Israel 7.6 16/91 7.3 18/102 7.0 21/133 6.3 28/159
Oman 6.3 26/133 6.3 28/159
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất 5.2 37/133 6.2 30/159
Slovenia 5.2 34/91 6.0 27/102 5.9 29/133 6.1 31/159
Botswana 6.0 26/91 6.4 24/102 5.7 30/133 5.9 32/159
Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) 5.9 27/91 5.6 29/102 5.7 30/133 5.9 32/159
Qatar 5.6 32/133 5.9 32/159
Uruguay 5.1 35/91 5.1 32/102 5.5 33/133 5.9 32/159
Bahrain 6.1 27/133 5.8 36/159
Cộng hoà Síp 6.1 27/133 5.7 37/159
Jordan 4.9 37/91 4.5 40/102 4.6 43/133 5.7 37/159
Malaysia 5.0 36/91 4.9 33/102 5.2 37/133 5.1 39/159
Ý 5.5 29/91 5.2 31/102 5.3 35/133 5.0 40/159
Hungary 5.3 31/91 4.9 33/102 4.8 40/133 5.0 40/159
Hàn Quốc 4.2 42/91 4.5 40/102 4.3 50/133 5.0 40/159
Tunisia 5.3 31/91 4.8 36/102 4.9 39/133 4.9 43/159
Litva 4.8 38/91 4.8 36/102 4.7 41/133 4.8 44/159
Kuwait 5.3 35/133 4.7 45/159
Cộng hòa Nam Phi 4.8 38/91 4.8 36/102 4.4 48/133 4.5 46/159
Namibia 5.4 30/91 5.7 28/102 4.7 41/133 4.3 47/159
Hy Lạp 4.2 42/91 4.2 44/102 4.3 50/133 4.3 47/159
Cộng hòa Séc 3.9 47/91 3.7 52/102 3.9 54/133 4.3 47/159
Slovakia 3.7 59/133 4.3 47/159
Mauritius 4.5 40/91 4.5 40/102 4.4 48/133 4.2 51/159
Costa Rica 4.5 40/91 4.5 40/102 4.3 50/133 4.2 51/159
Latvia 3.4 59/91 3.7 52/102 3.8 57/133 4.2 51/159
El Salvador 3.6 54/91 3.4 62/102 3.7 59/133 4.2 51/159
Bulgaria 3.9 47/91 4.0 45/102 3.9 54/133 4.0 55/159
Colombia 3.8 50/91 3.6 57/102 3.7 59/133 4.0 55/159
Fiji 4.0 55/159
Seychelles 4.0 55/159
Cuba 4.6 43/133 3.8 59/159
Thái Lan 3.2 61/91 3.2 64/102 3.3 70/133 3.8 59/159
Trinidad và Tobago 4.6 43/133 3.8 59/159
Belize 4.5 46/133 3.7 62/159
Brasil 4.0 46/91 4.0 45/102 3.9 54/133 3.7 62/159
Jamaica 4.0 45/102 3.8 57/133 3.6 64/159
Ghana 3.4 59/91 3.9 50/102 3.3 70/133 3.5 65/159
Mexico 3.7 51/91 3.6 57/102 3.6 64/133 3.5 65/159
Panama 3.7 51/91 3.0 67/102 3.4 66/133 3.5 65/159
Peru 4.1 44/91 4.0 45/102 3.7 59/133 3.5 65/159
Thổ Nhĩ Kỳ 3.6 54/91 3.2 64/102 3.1 77/133 3.5 65/159
Burkina Faso 3.4 70/159
Croatia 3.9 47/91 3.8 51/102 3.7 59/133 3.4 70/159
Ai Cập 3.6 54/91 3.4 62/102 3.3 70/133 3.4 70/159
Lesotho 3.4 70/159
Ba Lan 4.1 44/91 4.0 45/102 3.6 64/133 3.4 70/159
Ả Rập Saudi 4.5 46/133 3.4 70/159
Syria 3.4 66/133 3.4 70/159
Lào 3.3 77/159
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) 3.5 57/91 3.5 59/102 3.4 66/133 3.2 78/159
Maroc 3.7 52/102 3.3 70/133 3.2 78/159
Sénégal 2.9 65/91 3.1 66/102 3.2 76/133 3.2 78/159
Sri Lanka 3.7 52/102 3.4 66/133 3.2 78/159
Suriname 3.2 78/159
Liban 3.0 78/133 3.1 83/159
Rwanda 3.1 83/159
Cộng hòa Dominicana 3.3 70/133 3.0 85/159
Mông Cổ 3.0 85/159
Romania 2.8 69/91 2.6 77/102 2.8 83/133 3.0 85/159
Armenia 3.0 78/133 2.9 88/159
Bénin 2.9 88/159
Bosna và Hercegovina 3.3 70/133 2.9 88/159
Gabon 2.9 88/159
Ấn Độ 2.7 71/91 2.7 71/102 2.8 83/133 2.9 88/159
Iran 3.0 78/133 2.9 88/159
Mali 3.0 78/133 2.9 88/159
Moldavia 3.1 63/91 2.1 93/102 2.4 100/133 2.9 88/159
Tanzania 2.2 82/91 2.7 71/102 2.5 92/133 2.9 88/159
Algérie 2.6 88/133 2.8 97/159
Argentina 3.5 57/91 2.8 70/102 2.5 92/133 2.8 97/159
Madagascar 1.7 98/102 2.6 88/133 2.8 97/159
Malawi 3.2 61/91 2.9 68/102 2.8 83/133 2.8 97/159
Mozambique 2.7 86/133 2.8 97/159
Serbia và Montenegro 2.3 106/133 2.8 97/159
Gambia 2.5 92/133 2.7 103/159
Macedonia 2.3 106/133 2.7 103/159
Swaziland 2.7 103/159
Yemen 2.9 65/91 2.7 71/102 2.6 88/133 2.7 103/159
Belarus 4.8 36/102 4.2 53/133 2.6 107/159
Eritrea 2.6 107/159
Honduras 2.7 71/91 2.7 71/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Kazakhstan 2.7 71/91 2.3 88/102 2.4 100/133 2.6 107/159
Nicaragua 2.4 77/91 2.5 81/102 2.6 88/133 2.6 107/159
Palestine 3.0 78/133 2.6 107/159
Ukraina 2.1 83/91 2.4 85/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Việt Nam 2.6 75/91 2.4 85/102 2.4 100/133 2.6 107/159
Zambia 2.6 75/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.6 107/159
Zimbabwe 2.9 65/91 2.7 71/102 2.3 106/133 2.6 107/159
Afghanistan 2.5 117/159
Bolivia 2.0 84/91 2.2 89/102 2.3 106/133 2.5 117/159
Ecuador 2.3 79/91 2.2 89/102 2.2 113/133 2.5 117/159
Guatemala 2.9 65/91 2.5 81/102 2.4 100/133 2.5 117/159
Guyana 2.5 117/159
Libya 2.1 118/133 2.5 117/159
Nepal 2.5 117/159
Philippines 2.9 65/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.5 117/159
Uganda 1.9 88/91 2.1 93/102 2.2 113/133 2.5 117/159
Albania 2.5 81/102 2.5 92/133 2.4 126/159
Niger 2.4 126/159
Nga 2.3 79/91 2.7 71/102 2.7 86/133 2.4 126/159
Sierra Leone 2.2 113/133 2.4 126/159
Burundi 2.3 130/159
Campuchia 2.3 130/159
Cộng hòa Congo 2.2 113/133 2.3 130/159
Gruzia 2.4 85/102 1.8 124/133 2.3 130/159
Kyrgyzstan 2.1 118/133 2.3 130/159
Papua New Guinea 2.1 118/133 2.3 130/159
Venezuela 2.8 69/91 2.5 81/102 2.4 100/133 2.3 130/159
Azerbaijan 2.0 84/91 2.0 95/102 1.8 124/133 2.2 137/159
Cameroon 2.0 84/91 2.2 89/102 1.8 124/133 2.2 137/159
Ethiopia 3.5 59/102 2.5 92/133 2.2 137/159
Indonesia 1.9 88/91 1.9 96/102 1.9 122/133 2.2 137/159
Iraq 2.2 113/133 2.2 137/159
Liberia 2.2 137/159
Uzbekistan 2.7 71/91 2.9 68/102 2.4 100/133 2.2 137/159
Cộng hòa Dân chủ Congo 2.1 144/159
Kenya 2.0 84/91 1.9 96/102 1.9 122/133 2.1 144/159
Pakistan 2.3 79/91 2.6 77/102 2.5 92/133 2.1 144/159
Paraguay 1.7 98/102 1.6 129/133 2.1 144/159
Somalia 2.1 144/159
Sudan 2.3 106/133 2.1 144/159
Tajikistan 1.8 124/133 2.1 144/159
Angola 1.7 98/102 1.8 124/133 2.0 151/159
Côte d'Ivoire 2.1 118/133 1.9 152/159
Guinea Xích Đạo 1.9 152/159
Nigeria 1.0 90/91 1.6 101/102 1.4 132/133 1.9 152/159
Haiti 2.2 89/102 1.5 131/133 1.8 155/159
Myanma 1.6 129/133 1.8 155/159
Turkmenistan 1.8 155/159
Bangladesh 0.4 91/91 1.2 102/102 1.3 133/133 1.7 158/159
Tchad 1.7 158/159

Trừng phạt

Tham nhũng là một tội lỗi gây hại cho quốc gia và là một trong các nguyên nhân gây ra nạn đói nghèo cho người dân nhưng nó được hiểu khác nhau tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo quan điểm của giai cấp cầm quyền cũng như ý thức quyền lợi của công dân mà có các biện pháp trừng phạt khác nhau trong lịch sử và hình phạt ngày càng khoan dung hơn:[1]

  • Ở thành Athena trong thời Hy Lạp cổ đại, các quan chức tham nhũng sẽ bị tước quyền công dân và quyền tham gia vào các tổ chức chính trị của thành bang vì theo luật, việc nhận hối lộ đáng phải chịu sự sự ô nhục và ruồng bỏ mà bị tước quyền công dân cũng như việc bị huỷ bỏ sinh mạng chính trị là hình phạt ô nhục đối với dân Hy Lạp cổ đại. Cũng có khi họ bị tử hình.
  • Byzantium vào thế kỉ thứ 11, các quan chức tham nhũng thường bị làm cho mù mắt và bị thiến. Bên cạnh việc chịu đòn và bị làm cho mù mắt, những kẻ nhận hối lộ thường bị đày ải, còn tài sản của họ thì bị tịch thu sung công. Hình phạt thiến không phải do pháp luật quy định mà là kết quả của việc xúc phạm và sỉ nhục công chúng.
  • Cộng hòa La Mã áp dụng hình phạt xử tử đối với những quan tòa nhận hối lộ theo bộ luật hợp pháp đầu tiên của nước cộng hòa Twelve Tables.
  • Hoa Kỳ thời mới thành lập người nhận hối lộ phải đi tù hoặc nộp phạt.
  • Ở Việt Nam người nhận hối lộ sẽ được giảm nhẹ tôi nếu nộp lại tiền hối lộ, trường hợp do người ngoài xã hội lôi kéo, chủ mưu làm tha hóa cán bộ thì người ngoài xã hội chịu hình phạt nặng hơn như tử hình còn cán bộ nói chung xử nhẹ và khoanh gọn vì sợ bị mất cán bộ. Về sau do tham nhũng ngày càng tăng cũng như dư luận xã hội một số cán bộ tham nhũng cũng đã bị trừng phạt xử tù cho dù đã có thiện chí trả lại tài sản có do phạm tội.

Chú thích

  1. ^ Hối lộ và xảo trá - Trừng phạt và ô danh 14:06' 19/07/2007 (GMT+7)

Liên kết ngoàiTiếng Anh

Tiếng Việt

Công bố xếp hạng tham nhũng:


Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thamnhung














Tham nhũng
Nguyễn Trần Bạt


1. Tham nhũng như một hiện tượng muôn thuở


Tham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể trình độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hóa, với những mức độ khác nhau.

Có nhiều quan điểm khác nhau phân tích, đánh giá về căn bệnh mang tính toàn cầu này, tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của nó, những kiến nghị hoặc biện pháp chống tham nhũng vì thế chẳng mấy hiệu quả ngoài việc ít nhiều làm yên lòng dân chúng. Trên thực tế, việc giải quyết tệ nạn tham nhũng vẫn hoàn toàn bế tắc. Tham nhũng không hề giảm bớt mà trái lại, dường như còn trầm trọng hơn, và người hăng hái chống tham nhũng nhiều khi còn phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tình trạng này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về vấn đề một cách nghiêm túc và triệt để. Rõ ràng, để chống tham nhũng một cách hiệu quả, chúng ta cần có phương pháp tiếp cận mới, cách nhìn mới, không những khách quan hơn mà còn phải toàn diện hơn.

Trước hết, chúng ta hãy trở lại câu hỏi có tính chất xuất phát: Tham nhũng là gì? Trên thực tế, câu hỏi phức tạp hơn chúng ta tưởng. Mặc dù không những cùng với sự phát triển của nhân loại, tham nhũng đã thay đổi nhiều về quy mô, hình thức và phần nào cả về bản chất. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất chính là hậu quả của tham nhũng không chỉ đối với các tầng lớp dân chúng nghèo khổ mà cả với các nền kinh tế và thậm chí là cả các thể chế. Tham nhũng làm lũng đoạn xã hội, xói mòn lòng tin của dân chúng vào các giá trị của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hóa, tham nhũng đã trở thành tệ nạn mang tính toàn cầu.

Tham nhũng, nói một cách vắn tắt, là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hoặc của người khác.

Như vậy, theo chúng tôi, đối tượng tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà còn là những giá trị tinh thần. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu kỹ lưỡng hơn những hình thức tham nhũng này trong phần dưới, nhưng xin phép khẳng định ngay rằng chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn phá xã hội khốc liệt hơn.

Khi bàn đến cội nguồn của tham nhũng, một số người muốn đổ lỗi cho kinh tế thị trường như là điều kiện để tham nhũng sinh sôi nảy nở. Sự thực có phải như vậy? Câu trả lời dứt khoát của chúng tôi là không. Tham nhũng, theo chúng tôi, là căn bệnh muôn thuở, và cội nguồn của nó là thuộc tính tự nhiên của con người. Khi xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo đức xã hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta không hoặc cố tình không nhìn nhận những gì đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ các khuyết tật tự nhiên của nó. Nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, chúng ta không thể không thừa nhận sự tồn tại của những mặt khuyết tật, cái mà chúng ta thường gọi là các căn bệnh xã hội. Trong vấn đề đang nghiên cứu, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng tham nhũng tồn tại trong mọi xã hội. Mọi thời đại, mọi hệ thống chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiều biến thái tinh vi. Thậm chí nếu nhìn nhận một cách nghiêm khắc, người ta sẽ thấy rằng tham nhũng còn diễn ra dưới cả các mái nhà ít nhiều yên ấm, nơi các bậc gia trưởng dựa vào quyền của mình để phân phối vật chất và tinh thần một cách không bình đẳng.

Như vậy, tham nhũng là một căn bệnh của nhân loại. Và cũng như các loại bệnh tật khác, nó là khuyết tật tự nhiên mang tính bản năng, là một phần thuộc về bản chất đời sống con người. Chính vì vậy, dù có căm thù hay nguyền rủa tham nhũng đến mức nào, chúng ta cũng không thể xóa sạch được tham nhũng, đơn giản vì chúng ta không thể tiêu diệt con người. Chúng ta không thể chỉ nhìn tham nhũng dưới con mắt của một nhà tội phạm học mà phải nghiên cứu nó một cách toàn diện và biện chứng dưới những khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Chỉ có cách nhìn đúng đắn và khách quan mới giúp chúng ta có được những phương thuốc hiệu nghiệm để chế ngự, hay ít nhất là hạn chế thứ bệnh dịch xã hội này.

2. Tham nhũng vật chất và tham nhũng tinh thần

Bộ mặt dễ nhận biết của tham nhũng là tham nhũng vật chất. Tuy nhiên, ngày nay tham nhũng vật chất không còn hạn chế trong lớp người có quyền lực mà còn lan rộng ra trong mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như thầy giáo, thầy thuốc… Người thầy đáng kính ngày nay có thể tham nhũng bằng cách thức chẳng khác bao nhiêu cách thức của một tên lâu la đòi tiền mãi lộ mỗi khi có học sinh qua “cửa”. Một thầy thuốc “như mẹ hiền” thì dùng cách bắt chẹt con bệnh. Tại rất nhiều quốc gia đang phát triển, một bộ phận đáng kể dân chúng, trong đó có nhiều nhân vật đáng kính, chi dùng số tiền gấp hàng chục lần lương tức nguồn thu nhập hợp pháp của họ. Nói cách khác, tham nhũng vật chất đã trở thành nguồn sống chủ yếu của họ. Tham nhũng vật chất trở nên trầm trọng, nguy hại và khủng khiếp hơn nhiều khi nó mang tính chuyên nghiệp và trở thành lối sống của một tầng lớp dân cư có địa vị quan trọng trong xã hội.

Tuy nhiên, tham nhũng vật chất cũng chỉ là bề nổi, là dạng thông thường của tham nhũng. Chúng ta sẽ phạm phải sai lầm là đơn giản hóa vấn đề, hay nói khác đi, không nhìn thấy phần chìm của tảng băng tham nhũng, nếu không chỉ ra hình thức tham nhũng giấu mặt khác đang lộng hành trong xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển thì hiện tượng tham nhũng ngày càng tinh vi với nhiều biến thái và sắc thái mới. Một số người tham nhũng lẽ phải. Đó là tham nhũng tinh thần, bộ mặt thứ hai của tham nhũng, mà như trên đã nói, mức độ trầm trọng và mối nguy hại gây ra cho xã hội còn lớn hơn. Điều nguy hiểm là ở chỗ tham nhũng tinh thần khó nhận biết nên dường như không bị lên án, không bị trừng trị và nhiều khi chính thủ phạm cũng không ngờ rằng mình phạm tội. Vì thế, ta có thể khẳng định rằng tham nhũng tinh thần là biểu hiện cao nhất, tinh vi nhất và cũng nguy hiểm nhất của tham nhũng. Nếu như chống tham nhũng vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.

Tham nhũng tinh thần thường được che đậy, ẩn giấu dưới ba hình thức phổ biến sau đây:

2.1 Tham nhũng quyền lực:

Có thể kể ra ba mức độ khác nhau của tham nhũng quyền lực. Thứ nhất, lạm dụng và vận dụng một cách sai trái các quyền hợp pháp mà xã hội trao cho; thứ hai, chế ra các hình thức để mở rộng quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp; và thứ ba, lợi dụng quyền lực để thỏa mãn khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu cương vị quyền lực cao hơn.

Điển hình cho hình thức tham nhũng quyền lực là hiện tượng nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất nhưng lại chiếm giữ nhiều cương vị nhiều khi rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Câu nói trong dân gian “tham quyền cố vị” chính là muốn nói đến loại tham nhũng này. Trong bức tranh chung về tham nhũng người ta sẽ thấy tham nhũng quyền lực là yếu tố mở đầu để tham nhũng phát triển lên quy mô lớn hơn. Nhiều nhà cải cách xã hội hết lòng chống tham nhũng nhưng do không nhìn rõ và không ngăn chặn được hiện tượng tham nhũng quyền lực nên thường bị thất bại.

2.2 Độc quyền tư duy:

Tương tự như sự độc quyền và đặc quyền trong tham nhũng vật chất, độc quyền tư duy là sự tước đoạt quyền tư duy của dân chúng, coi họ là những người thấp kém không có địa vị đáng kể trong xã hội. Chế độ kinh tế bao cấp, trong đó người dân sống trong sự bao cấp vật chất và tinh thần, nhất cử nhất động đều phải thỉnh thị ý kiến chỉ đạo của cấp trên là một ví dụ như thế. Hậu quả là toàn xã hội rơi vào tình trạng trì trệ. Ngày nay, khi đã chuyển sang kinh tế thị trường, tình trạng độc quyền tư duy vẫn còn để lại những di chứng trầm trọng cho xã hội mà chúng ta hầu hết chưa ý thức được hết mức độ tai hại. Rất nhiều người, kể cả những trí thức hàng đầu, vẫn tiếp tục sống
yên ổn trong sự bao cấp tinh thần, cho rằng tư duy về những vấn đề “quốc gia đại sự” là độc quyền của cấp trên, còn nhân dân thì cứ thực hiện theo mệnh lệnh.

Về bản chất, độc quyền tư duy tước mất khả năng và quyền tư duy sáng tạo của quần chúng và tư duy trở thành độc quyền của một nhóm người. Khi đó, khoa học sẽ mất đi giá trị chân chính, cuộc sống sẽ đơn điệu và nguy hiểm là nhân dân không còn là người chủ của xã hội, những người không chỉ có khả năng mà còn có quyền tư duy và đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng và kiến tạo cuộc sống mới. Độc quyền tư duy là sự níu kéo quá khứ, cản trở sự phát triển của lịch sử.

2.3 Độc chiếm lẽ phải:

Đời sống tinh thần của nhân loại không chỉ bị nghèo nàn bởi sự độc quyền tư duy mà còn bị vẩn đục và méo mó bởi nạn độc chiếm lẽ phải. Độc chiếm lẽ phải là biến những lý thuyết mà mình phát hiện, biến những tín điều mà mình nghĩ ra thành “chân lý” của toàn nhân loại. Nhiều người trong giới được gọi là trí thức, là những “nhà lý luận” hay “nhà khoa học”, thường tự coi mình là biểu hiện của lẽ phải. Họ mặc nhiên coi những điều họ nghĩ, họ nói, họ làm là đúng và áp đặt “lẽ phải” của họ cho toàn xã hội. Đó là biểu hiện cao nhất và cũng là nguy hiểm nhất của tham nhũng tinh thần. Nó làm nghèo nàn đời sống tinh thần của nhân loại. Nó xóa bỏ những xu hướng tự nhiên cần thiết cho một môi trường tinh thần lành mạnh và tiến bộ. Nó chính là hiện tượng đúng nhất để lấy làm ví dụ cho tính từ “phản động”.

Để chống lại thói độc quyền lẽ phải trước tiên cần nâng cao nhận thức của nhân dân. Mỗi chúng ta, đặc biệt là những nhà chính trị, những nhà khoa học, cần phải có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với vận mệnh của nhân loại. Chúng ta không nên và không được phép đưa ra các dự báo viển vông, không nên khuyến dụ con người đi theo các cuộc phiêu lưu vô trách nhiệm. Lịch sử cho thấy nhân loại đã phải trải qua những kinh nghiệm đau xót khi bằng thói tham nhũng lẽ phải người ta biến mình thành chúa, thành thánh, thực chất là thành kẻ độc quyền và độc tài về mặt chân lý, khi hàng triệu con người bị biến thành vật thí nghiệm cho những ý tưởng cá nhân.

Hai bộ mặt của tham nhũng có mối quan hệ gắn bó với nhau, chúng hỗ trợ và che chở lẫn nhau. Tham nhũng tinh thần là cơ cấu bảo trợ về chính trị cho tham nhũng vật chất, còn tham nhũng vật chất làm ô nhiễm đời sống tinh thần của toàn xã hội, tạo điều kiện cho tham nhũng tinh thần phát triển.

Chúng ta hãy tưởng tượng một người không đủ năng lực nhưng vào một ngày đẹp trời nào đó, vì nhiều lý do, anh ta trở thành bộ trưởng. Chắc chắn khi đó ngài bộ trưởng bắt đầu cảm thấy mình cần được hưởng thụ nhiều hơn. Quá trình tham nhũng vật chất bắt đầu. Như vậy, xét trên quy mô toàn xã hội, tham nhũng tinh thần đã trở thành cơ cấu bảo trợ về chính trị cho những hành vi tham nhũng vật chất của anh ta. Sự bảo trợ này còn thể hiện ở khía cạnh che đậy hoặc biện minh về tính “hợp pháp” cho hành vi tham nhũng vật chất. Chẳng hạn, một người chẳng có mấy kiến thức và trên thực tế cũng không có đóng góp gì cho khoa học, nhưng khi được phong danh hiệu giáo sư, tức là sau hành vi tham nhũng tinh thần, vị giáo sư này sẽ cảm thấy yên lòng khi hưởng thụ những đãi ngộ cao của xã hội.

Ngược lại, giống như các nhà sản xuất, vì mục tiêu lợi nhuận, làm ô nhiễm môi sinh, những cá nhân tham lam, vô đạo đức làm ô nhiễm môi trường tinh thần của toàn xã hội. Tình trạng ô nhiễm nguy hiểm đến mức ngày nay dân chúng dường như cam chịu môi trường tinh thần ô nhiễm ấy. Khi biết con cái của người thân hay bạn bè được tuyển vào cơ quan nhà nước, người ta không hỏi việc thi tuyển diễn ra khó khăn như thế nào, mà thường hỏi phải chi bao nhiêu cho việc tuyển mộ. Cũng vậy, khi tổ chức một cuộc hội nghị, hội thảo, ban tổ chức phải có phong bì, còn khách tham dự thì quan tâm đến phong bì hơn là đến nội dung thảo luận. Thực tế trên cho thấy rằng trong xã hội đã hình thành những yếu tố của một “nền văn hóa tham nhũng”, nếu chúng ta có thể dùng từ “văn hóa” trong hoàn cảnh như vậy. Người ta mặc nhiên thừa nhận tham nhũng như một yếu tố bình thường của cuộc sống.

3. Nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội của tham những hiện đại.

Mặc dù là một hiện tượng muôn thuở, tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại lịch sử, chịu tác động của những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau. Để chống tham nhũng hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học những nhân tố đó. Dưới đây chúng tơi xin đưa ra những phân tích sơ bộ:

3.1 Về mặt chính trị, tham nhũng là kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát.

Một hệ thống chính trị không xây dựng được các tiêu chuẩn, không tự kiểm soát được, để cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô xã hội, dưới mọi hình thức, mọi mức độ sẽ tạo cơ hội tốt cho tham nhũng phát triển. Hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát sẽ làm xuất hiện sự nhập nhằng trong nhận thức và những cơ cấu không được pháp chế hóa. Tất cả những yếu tố này giải thích tại sao trong thời đại chúng ta, tham nhũng lại nở rộ tại những quốc gia có nền chính trị không chuyên nghiệp, hay nói một cách giản dị, tại những quốc gia trong đó nền chính trị tuột khỏi tầm kiểm soát của xã hội.

Tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kỳ ai cũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng. Để tham nhũng phải có quyền hoặc quyền lực. Ngoài ra, tham nhũng phụ thuộc vào các cơ chế xã hội có nhiệm vụ ức chế hành vi tham nhũng.

Khi một quốc gia lâm vào tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, những người thoát khỏi sự ức chế của các cơ chế xã hội sẽ lợi dụng, lạm dụng quyền lực, địa vị, uy tín xã hội để thực hiện hành vi tham nhũng. Cùng với tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, sự thiếu công khai trong đời sống chính trị cũng tạo ra không gian đen tối cho hiện tượng tham nhũng phát sinh và phát triển.

3.2 Về mặt kinh tế, tham nhũng là hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh bạch.

Môi trường kinh tế thiếu minh bạch là mảnh đất tốt cho các hành vi tham nhũng sinh sôi nảy nở. Điều này lý giải tại sao tham nhũng tại các nước đang phát triển trầm trọng hơn nhiều so với các nước phát triển, nơi có môi trường kinh tế minh bạch hơn. Tại những nước có môi trường kinh tế kém minh bạch, việc trốn thuế diễn ra tràn lan, lý do đơn giản là tại đó hành vi này dễ dàng thực hiện trót lọt hơn tại các quốc gia khác. Trong môi trường kinh tế thiếu minh bạch, sự can thiệp thái quá và nhiều khi thô bạo của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh làm méo mó các quan hệ kinh tế - xã hội. Đó là tình trạng thích hợp, là cơ hội vàng để các quan tham dễ bề trục lợi.

3.3 Về mặt nhà nước, tham nhũng là con đẻ của những thể chế tồn tại bất hợp lý và bị độc quyền lũng đoạn

Chúng ta đã thấy tham nhũng phát triển cả về hình thức lẫn quy mô cùng với sự phát triển của xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là có một sự tương quan tỷ lệ nào đó giữa tham nhũng và phát triển. Quy mô tham nhũng lệ thuộc nhiều vào tính chất của thể chế nhà nước. Chẳng hạn tại các quốc gia nghèo khổ Châu Phi, nơi tập trung nhiều thể chế lạc hậu và phi dân chủ, các quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị bị phân chia một các tùy tiện hoặc không được bảo vệ và sử dụng cẩn trọng, tức là các quyền lực này dễ bị tham nhũng để mở đường cho nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội. Các thể chế này không đủ năng lực để tự kiểm soát, nhưng lại ra sức ngăn cản việc xây dựng một thể chế mới có thể quản lý xã hội hữu hiệu hơn. Tình trạng bất hợp lý của thể chế có thể thấy rõ ở những quốc gia mà một bộ phận nhân lực quan trọng của nó được trả lương quá thấp so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Thể chế bất hợp lý đã buộc nhiều người phải tham nhũng để sống, để tồn tại.

3.4 Về mặt pháp luật, tham nhũng là kết quả của tình trạng các quyền và lợi ích cá nhân bị hạn chế hoặc chưa được hợp pháp hóa.

Tình trạng nhiều quyền lợi chính đáng của cá nhân không được hợp pháp hóa hoặc bị hạn chế có thể quan sát thấy tại nhiều quốc gia chậm phát triển. Ta có thể lấy ví dụ như tình trạng “ngăn sông cấm chợ” tại Việt Nam trước đây hay sự hạn chế các hoạt động của nữ giới tại Afghanistan mới đây, khi chỉ vì những suy nghĩ thiển cận, người ta muốn tối thiểu hóa không gian sống của mỗi cá nhân. Điều này trên thực tế đã đẩy nhiều người vào vòng xoáy tham nhũng để thỏa mãn các khát vọng thật ra là chính đáng của họ. Điều nguy hiểm là ở chỗ tình trạng này sẽ tạo ra sự nhập nhằng về nhận thức. Việc thay thế các quy định của pháp luật bằng những thỏa thuận ngầm trên quy mô xã hội hoặc đạo đức xã hội khiến các nhóm lợi ích luôn chèn ép, chen lấn lẫn nhau trên cùng một cá nhân. Nếu chúng ta tạo cho cá nhân một không gian sống tốt, nếu chúng ta hợp pháp hóa các quyền cá nhân chính đáng để mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sống, sức sáng tạo của họ trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn rất nhiều người bình thường sẽ sống và ứng xử theo những chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trong xã hội.

3.5 Về mặt văn hóa xã hội, tham nhũng bắt nguồn từ sự đạo đức giả của hệ thống chinh trị - xã hội.

Hệ thống xã hội được xây dựng trên nền tảng đạo đức giả này đã đẩy nhiều người phải sống với bộ mặt giả tạo. Chẳng hạn, việc trả công chủ yếu không theo hình thức tiền lương mà dưới hình thức các tiêu chuẩn hưởng thụ là cơ sở kinh tế của một lối sống đạo đức giả. Một ví dụ khác có thể thấy ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi, khi người ta thủ tiêu chế độ đặc quyền đặc lợi, nhưng lại không có biện pháp cân bằng các lợi ích bị đột ngột xóa đi ấy, dẫn đến kết quả là một số người tìm đến những biện pháp phi pháp để giành lại những gì đã mất. Với cách nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng đôi khi các vị quan tham vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của một hệ thống xã hội xa lạ với bản chất con người.

Tham nhũng còn được hỗ trợ bởi những yếu tố tiêu cực trong nền văn hóa, chẳng hạn tính gia trưởng vốn là một đặc điểm rất rõ nét tại nhiều nước Châu Á. Trong lịch sự đương đại Châu Á có quá nhiều ví dụ về các nhà chính trị gia trưởng, độc tài, những người trong thời kỳ cầm quyền lâu dài đã trở thành những “bố già” của đất nước. Văn hóa gia trưởng gắn liền với việc độc quyền sở hữu lẽ phải chúng tôi vừa đề cập ở trên. Kết quả là quyền lực dễ bị đánh cắp, tạo cơ sở cho cả tham nhũng vật chất và tinh thần.

3.6 Về mặt nhân văn, tham nhũng là hậu quả của quan niệm lệch lạc và thái độ thiếu tôn trọng các giá trị cá nhân.

Các giá trị cá nhân không được tôn trọng sẽ dẫn đến sự xâm hại các giá trị công cộng. Điều này có vẻ ngược đời nhưng thực ra rất hợp lô gích. Trên thực tế, việc chống chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá luôn luôn dẫn đến một tình trạng cực đoan trong đời sống tinh thần của xã hội. Tâm lý xem nhẹ, nếu không muốn nói là bài bác các giá trị cá nhân khiến người ta tìm mọi cách tối thiểu hóa không gian sống của cá nhân, làm cho con người thiếu ý thức trách nhiệm về hành vi của mình, dễ dàng bằng lòng với thực tại, dễ dàng tham nhũng, tiếp tay hoặc ít nhất là mặc nhiên thừa nhận tham nhũng.

Sự ngộ nhận về giá trị cá nhân và giá trị tập thể còn dẫn đến cả hiện tượng tham nhũng mang tính tập thể, nghĩa là có sự kết cấu, đồng tình để tiến hành hành vi tham nhũng trên quy mô lớn hơn. Đó là gì nếu không phải là mầm mống của tội phạm có tổ chức? Còn nếu cá nhân nào không chịu tham nhũng, họ sẽ không còn là người của tập thể, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Điều này giải thích tại sao tham nhũng tại những nước có sự nhìn nhận sai lạc về cá nhân và tập thể lại càng trầm trọng và khó đẩy lùi hơn nhiều nước khác


4. Những điều kiện tiên quyết để chống tham nhũng.

Những phân tích ở trên về những nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội cho thấy rằng để chống tham nhũng chúng ta phải sử dụng các biện pháp toàn diện, dựa trên những giải pháp có tính khoa học, tuyệt đối không được xem việc chống tham nhũng chỉ như một biện pháp mang tính hình sự nhằm trừng trị con người. Tuy nhiên, có hai biện pháp quan trọng hơn cả có thể coi như chìa khóa để giải quyết vấn đề nan giải này.

4.1 Dân chủ hóa như là điều kiện tiên quyết để chống tham nhũng.

Như trên đã nói, tham nhũng vật chất cũng như tinh thần ngày nay đã phát triển với quy mô rất lớn, với những dạng thức vô cùng tinh vi, phúc tạp và gây nên những tác động khủng khiếp tới đời sống xã hội. Nó khiến cho rất đông dân chúng rơi vào trạng thái thụ động hoặc cam chịu. Vì thế cuộc chiến chống tham nhũng cần bắt đầu bằng việc hâm nóng lại quyết tâm chống tham nhũng của người dân. Điều này không phải đơn giản. Sự sùng bái cá nhân ở một số quốc gia, sự nô dịch tư tưởng ở một số quốc gia khác cũng như cảnh bần cùng về vật chất tại những quốc gia kém phát triển nhất đã dập tắt những hy vọng cuối cùng về một xã hội trong sạch. Chính vì vậy, chúng ta phải chống tham nhũng chủ yếu trên phương diện chính trị, với những biện pháp chính trị và được tiến hành với tư cách của những nhà chính trị, trong đó việc đầu tiên là phải trong sạch hóa, phải gương mẫu hóa bộ máy nhà nước. Muốn vậy, lãnh đạo không thể được coi là địa vị có các quyền để tham nhũng, mà phải là sự thể hiện và biểu dương những giá trị cao quý của con người. Khi nào các thành viên của bộ máy nhà nước trở thành những mẫu mực của đời sống tinh thần, thể hiện tài năng và đạo đức, như là tấm gương để dân chúng noi theo thì lúc ấy bắt đầu một trạng thái nhà nước kiểu mẫu. Khi mỗi bộ trưởng là một danh nhân, một nhân sĩ, một huyền thoại, một mẫu mực về con người. Chỉ có nhà nước kiểu mẫu như vậy mới đủ sức kiểm soát được chính mình và khống chế được tham nhũng. Đó là nhà nước dân chủ, đúng nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong một xã hội dân chủ con người có quyền lựa chọn những chân lý mà mình nhận thức được chứ không phải bị bắt buộc phải tuân theo những “chân lý” mà người khác áp đặt. Giá trị của xã hội dân chủ chính là ở chỗ con người có quyền lựa chọn, xác định chân lý phù hợp với nhận thức của mình.

4.2 Làm trong sạch môi trường tinh thần, xây dựng môi trường văn hóa chống tham nhũng.

Việc chữa bệnh muốn hiệu quả thì không chỉ tập trung vào việc loại bỏ những tác nhân ngoại lai gây bệnh mà còn phải chú ý đúng mức đến việc đảm bảo một môi trường tốt để duy trì và nâng cao thể trạng con người, tức là tăng khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng vậy, việc chống tham nhũng đòi hỏi phải làm trong sạch môi trường tinh thần, nơi hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của con người. Xã hội có thể và cần phải tự xây dựng một nền văn hóa có khả năng đề kháng đối với những mầm mống tham nhũng. Sở dĩ ngày nay tình trạng tham nhũng tràn lan ở mọi cấp, mọi ngành, là vì đã có thời chúng ta tự ru ngủ mình về những phẩm chất ưu việt nào đó. Để giải quyết bài toán tham nhũng, mỗi quốc gia phải xây dựng được một môi trường văn hóa lành mạnh, theo nghĩa là nó không dung nạp các yếu tố thuận lợi cho tham nhũng. Một môi trường văn hóa lành mạnh giúp con người biết tự đấu tranh để không bị rơi vào vòng xoáy của tham nhũng. Trong một cộng đồng nhỏ, một công ty chẳng hạn, nhà lãnh đạo không chỉ cần có tài mà còn cần phải trong sạch mới có thể điều hành công ty tốt. Cũng vậy, trên quy mô toàn xã hội, để điều hành đất nước tốt mỗi quốc gia phải làm trong sạch hóa bộ máy nhà nước ở các cấp.

Dĩ nhiên, môi trường văn hóa lành mạnh mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để hình thành những con người trong sạch. Để có đội ngũ lãnh đạo trong sạch, phải tạo cho họ một mức sống cao hơn người thường. Mức sống cao cho những người lãnh đạo tài năng là điều kiện vật chất để đảm bảo cuộc sống trong sạch của họ. Đó chính là điều kiện đủ, thiếu nó người ta vẫn phải sống nhưng đó là sống trong cảnh đạo đức giả, và vì vậy chống tham nhũng chỉ còn là sự hô khẩu hiệu.

Tóm lại, cuộc chiến chống tham nhũng không phải là việc có thể hòan thành một sớm một chiều hay giải quyết một lần là xong. Điều chắc chắn là nếu hôm nay chúng ta hữu khuynh với các hiện tượng tiêu cực thì ngày mai chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho sự nhu nhược ấy. Ước mơ có một cuộc sống giàu có, sung túc về vật chất và phong phú về tinh thần là một ước mơ phổ biến và cao đẹp của nhân loại.

Điều đáng trách chính là sự ngộ nhận và sự cố gắng hiện thực hóa ước mơ ấy bằng mọi cách mọi giá. Đó chính là nguồn gốc tự nhiên của tham nhũng. Vì thế, chúng ta cần phải nhìn nhận hiện tượng tham nhũng một cách tỉnh táo, khách quan và biện chứng, trong đó bên cạnh tham nhũng vật chất, đã đến lúc chúng ta phải mổ xẻ, phân tích một hình thức tham nhũng tinh vi và nguy hiểm hơn, đó là tham nhũng tinh thần.

Chúng tôi cho rằng nếu tiến hành chống tham nhũng bằng những biện pháp triệt để và hợp lý trên phạm vi toàn xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế và đẩy lùi tham nhũng, ít nhất là sẽ giải thóat cho nhiều người khỏi tình trạng bị bắt buộc phải tham nhũng để tồn tại. Dân chủ hóa đời sống tinh thần, trả lại cho họ sự thanh thản của lương tâm và sự bình yên của cuộc sống, đồng thời tiến những bước đầu tiên trên con đường lành mạnh hóa xã hội. Và đó chính là điều kiện tiên quyết để hạn chế và đẩy lùi tham nhũng.

 Nguyễn Trần Bạt

Nguồn: http://www.hatnang.net


           

Làm Thế Nào Để Baì Trừ Tham Nhũng ?


Theo thống kê cuả Liên Hiệp Quốc đã điều tra cho biết trong năm 2005 thì Việt Nam là nước đứng hàng 107 trong số  159 quốc gia có mức độ tham nhũng tồi tệ trên thế giới ...!
Năm 2009 thì Việt Nam đang trên đà tiến nhanh và tiến mạnh nhất thế giới về kỷ lục tham nhũng , nó trở thành quốc nạn mà ngươì dân nào cũng nghe, thấy và oán trách nhà cầm quyền...!

Trên thực tế tham nhũng taị Việt Nam đã trở thành quốc nạn ! Đã và đang góp phần một cách tích cực vào sự sụp đỗ toàn diện cuả chế độ độc tài, độc đảng trị CSVN và mất hết khã năng bảo toàn đất tổ ...!, cán bộ các cấp từ trung ương đến điạ phương đua nhau trộm cấp của công và ăn cướp cuả dân một cách công khai chưa bao giờ xãy ra trong lịch sử dân tộc...!

Muốn bài trừ tham nhũng một cách hiệu quả là phải thực thi những chính sách như sau:

1- Tự Do Ngôn Luận:
Các cơ quan truyền thông ở các nước tân tiến được tự do ngôn luận mà các cơ quan truyền thông nầy như báo chí, đài phát thánh, đài phát hình v..v... đã mạnh vạn tố cáo và vạch mặt những ai can dự vào trọng tội nầy từ những tin tức trong dân gian. Nên đã góp phần bài trừ tham nhũng một cách có hiệu quả .

2- Dân Quyền:
Ngươì dân phải được quyền ứng cử và bầu cử một  cách tự do mà không bị ràng buộc và ngăn cấm vì bất cứ lý do nào hay tổ chức nào . Quyền đặc miễn tài phán cho những dân biểu các cấp trong tỉnh và quốc gia phải được minh định và tôn trọng một cách tuyệt đối  ...Những vị dân biểu nầy góp phần trong công tác bài trừ tham nhũng một cách có hiệu quả .

3- Nhân Quyền:
Quyền làm ngươì phải được tôn trọng một cách tuyệt đối như trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền đã minh thị ...Có vậy thì ngươì dân mới có can đảm để tố giác những công nhân viên và chính khách can dự vào trọng tội ăn cấp, ăn cướp và tống tiền ngươì dân .

4- Đa Nguyên:
Moị ngươì dân và mỗi người dân được quyền tham dự và hoạt động quốc sự một cách tự do theo sỡ nguyện cuả họ mà không bị bắt buộc tham gia một sinh hoạt độc đảng . Một thể chế Dân Chủ và Đa Nguyên là nền tảng một một xã hội lành mạnh và tiến bộ trên hai mặt tham nhũng và nhân bản. Nhà cầm quyền phải chấp nhận một lực lượng chính trị đối lập được ngươì dân tín nhiệm và là một giải pháp thay thế cho nhà cầm quyền đương thời thối nát và bất lực trước quốc nạn như tham nhũng và khã năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ.

Một thể chế Dân Chủ và Đa Nguyên là bước tiến tất thành tựu cuả dân tộc Việt Nam Văn Hiến và cuả nhân loại, nó có khã năng bài trừ tham nhũng và những quốc nạn khác một cách kiến hiệu, như bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước sự bành trướng hung hăng cuả kẻ thù truyền kiếp tứ phương bắc .

Khánh Vân sưu tầm


   Trang mạng nầy rất mong moĩ nhận được những đóng góp xây dựng cuả quý vị hầu sớm phục hồi nước Việt Nam Văn Hiến để sánh bước với nhân loại trong thế kỷ thứ 50 cuả Việt lịch .

                                    Xin vui lòng bấm vào dưới đây để gởi điện thư:


Phần Góp Ý


16/11/2009

Theo tôi thì phải nghiêm khắc vởi bọn tham nhũng...Nhẹ thì thiến, nặng thì chém đầu
Có vậy thì mới diệt trừ được tham nhũng .!
-- ------------------------
........@gmail.com

30/4/2010

Chống tham nhũng không khó nếu quyết tâm. Một đề nghị bài trừ tham nhũng một cách hiệu quả như sau:
Một Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng phải được thành lập và hoạt động như sau:
(1) Thành phần: Gồm nhiều chuyên viên về luật pháp, hình sự, kinh tế và tài chánh ...Không phải là đảng viên của đảng CSVN. Thành phần nầy phải hoàn toàn độc lập với đảng cầm quyền và không làm việc trong bất cứ cơ quan công quyền nào của chánh quyền đương thời.
(2) Quyền hạn:
       (1) Được quyền triệu hồi và thẫm vấn từ chủ tịch nhà nước, tất cả ủy viên của chính trị bộ đảng CSVN và  tới thường dân
         (2) Được quyền trừng phạt tù và tiền những ai trực tiếp hay gián tiếp vi phạm tham nhũng ( hình phạt do quốc hội quyết định)
       (3) Được quyền bãi chức, bãi nhiệm từ chủ tịch nhà nước, thủ tướng, bộ trưởng và tất cả công nhân viên trong tất cả các cơ quan công quyền.
       (4) Được quyền đặc miễn tài phán và được bảo vệ như yếu nhân quốc gia
       (5) Kết quả điều tra sẽ được thông báo trên công báo quốc gia và tất cả cơ quan truyền thông trong nước.

(3) Tổ chức:
       (1) Ủy ban vài trừ tham nhũng trung ương: Xét xử những trường hợp vi phạm cấp trung ương như hồi đồng chánh phủ vá các bộ sở và có liên quan đến cấp tỉnh, thành .
       (2) ủy ban bài trừ tham nhũng cấp tỉnh và thành: Xét xử những trường hợp vi phạm trong tỉnh và thành.

Nếu giới lãnh đạo đảng CSVN thật tâm muốn bài trừ tham nhũng thì ít nhất phải làm được như đề nghị  thô thiển nầy.

nguyenviet@yahoo.com
 
 

www.vietnamvanhien.net