
Pháp
Quốc Và Bán Tổng Thống Chế
Nguyễn Học Tập
Giáo
sư Duverger, một nhà chính trị học xuất sắc của nước
Pháp đã bình luận về Bán Tổng Thống Chế
(Semiprésidentialisme) của Pháp như sau:
"Cuộc cải cách của Tướng De Gaulle
(sau nầy trở thành Tổng Thống) năm 1958 đã cống
hiến cho Pháp những cơ chế Quốc Gia hữu hiệu nhứt,
mà nước Pháp chưa hề được biết đến, kể từ cuộc
Cách Mạng 1789" (Duverger, Bréviaire de la
Cohabitation, Paris, 122).
Những
gì sẽ được trình bày sau đây, hy vọng giúp chúng ta
xác quyết được lời quả quyết của Gs Duverger về ưu
cũng như khuyết điểm của cơ chế mà Pháp Quốc hiện
đang áp dụng, để điều hành guồng máy Quốc Gia của
mình.
Chúng
ta
cũng biết Pháp quốc là một Quốc Gia đứng nhứt nhì Âu
Châu về dân số, kinh tế, chính trị cũng như quân sự,
kể cả vũ khí nguyên tử, khả dĩ so với Cộng Hoà Liên
Bang Đức.
Trong
bài Tổng Thống Chế Hoa Kỳ và Anh Quốc và Đại Nghị
Chế, chúng ta đã đề cập đến những đặc điểm của hai
thể thức tổ chức Quốc Gia như sau:
- Nguyên tắc phân quyền cũng như
phương thức "kiểm soát và cân bằng," vị Tổng
Thống được dân bầu lên (trực tiếp hay gián tiếp)
không qua trung gian Quốc Hội. Tổng Thống vừa là vị
Nguyên Thủ, tượng trưng cho sự đoàn kết Quốc Gia,
nhưng cũng là vị lãnh đạo cơ quan Hành Pháp trong
Tổng Thống Chế.
Trong
khi đó thì ở Đại Nghị Chế (hay việc quản trị quyền
lực Quốc Gia qua trung gian Quốc Hội), Vị Nguyên Thủ
Quốc Gia, tượng trưng cho sự đoàn kết. Vị Nguyên Thủ
Quốc Gia có thể là Vua hay Nữ Hoàng (như Anh Quốc và
các nước theo Quân Chủ hay Quân Chủ Lập Hiến), hoặc
Tổng Thống do Lưỡng Viện Quốc Hội (có thể cộng thêm
với các đại diện Cộng Đồng Địa Phương) bầu ra, đại
diện cho đất nước, nhưng không có quyền Hành Pháp.Vị
Thủ Tướng, người lãnh đạo cơ quan Hành Pháp hay
Chính Phủ, được Vua, Nữ Hoàng hay Tổng Thống chỉ
định với sự đồng thuận của Quốc Hội, chịu trách
nhiệm về đường lối chính trị, cũng như cách hành xử
quyền bính Quốc Gia trước Quốc Hội. Do đó Quốc Hội
có quyền "tín nhiệm " hay "truất phế " (bằng lá
phiếu bất tín nhiệm), trong động tác "chuẩn y " hay
"bác bỏ," mà chúng ta đã có dịp đề cập đến trong bài
QU-C HộI.
Cũng
trong bài Anh Quốc và Đại Nghị Chế, chúng ta đã có
dịp nói đến việc hầu hết các Quốc Gia Âu Châu, trong
đó có cả Pháp Quốc, sau những kinh nghiệm đắc giá
phải trả trong quá khứ về các cách hành xử độc tài
của Chính Quyền, Hitler và Mussolini chẳng hạn, đều
lấy Đại Nghị Chế làm phương thức tổ chức cơ chế Quốc
Gia.
Nhưng
Đại Nghị Chế của Cộng Hoà Liên Bang Đức không hẳn
đồng nhứt với Đại Nghị Chế của Ý. Đại Nghị Chế của
các Quốc Gia Scandinavie (Đan Mạch, Na Uy, Thụy
Điển) không hẳn đồng nhứt với Đại Nghị Chế của Pháp.
Tùy
theo nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương, các Quốc
Gia Âu Châu đã biến Đại Nghị Chế của họ để đáp ứng
lại hữu hiệu hơn các đòi hỏi của đất nước.
Một
trong những biến thể đặc thù đó là hình thức Bán
Tổng Thống Chế của Pháp Quốc, mà chúng ta sẽ cùng
nhau tìm hiểu ở những trang sau đây.
I- Từ Đại Nghị Chế đến Bán Tổng Thống
Chế.
Ngày
20.06.1789, Ủy Ban Cách Mạng họp nhau, được mệnh
danh là "Quốc Gia Thứ Ba" (Le
Troisième État) trong khuôn viên điện Tuillerie ở
Paris, đã tuyên bố cáo chung thể chế quân chủ chuyên
chế của nước Pháp "Ancien Régime,"
mở đầu cho một kỷ nguyên mới với thể chế dân chủ,
qua bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân, mà
chúng ta đã có dịp đề cập đến trong các bài BÌNH
ĐẲNG, HIẾN PHÁP và QUỐC GIA.
Kể
từ năm đó (1789) cho đến năm 1879, trong suốt thời
gian 90 năm, nền dân chủ còn chập chững của Pháp đã
trải qua một khoảng thời gian bấp bênh về ý hướng
xác định cơ chế phải có để thực hiện thể chế dân
chủ.
Mặc
cho những lý tưởng cơ bản vững chắc đã được các nhà
cách mạng đặt thành cột trụ cho toà nhà dân chủ, đó
là Bình Đẳng, Tự Do và Tình Thân Hữu Liên Đới
(Egalité, Liberté, Fraternité).
Nhưng
thực hiện những tư tưởng cao đẹp trên bằng cách nào?
Đó mới là vấn đề.
Do đó, trong suốt 90 năm kể trên, nước Pháp đã phải
dò dẫm, thêm bớt, sửa đổi Hiến Pháp đến 15 lần. Từ
năm 1879-1940, sau khi đã có những ý thức rõ rệt về
những ý hướng và phương thức phải có cho cuộc sống
dân chủ, nước Pháp đã trải qua một thời gian ổn định
về cơ cấu của Hiến Pháp.
Nhưng
việc đem những điều khoản viết trong Hiến Pháp để áp
dụng vào thực tế lại là những vấn đề khác nữa.
Do
đó trong vòng 60 năm vừa kể (1879-1940), người Pháp
đã phải lật đổ Chính Phủ đến 110 lần, mỗi Chính Phủ
trung bình đứng vững không quá 7 tháng!
Người
ta có cảm tưởng việc lật đổ Chính Phủ nhanh chóng
trong thời gian trên như việc "cháy
cầu chì mạch điện, mỗi khi mạch điện bị bế tắc hay
điện thế thay đổi quá cao, để tránh đại hỏa hoạn
có thể xảy ra" (Prélot, Insitutions politiques
et droit constitutionel, Paris 1957).
Nói
cách khác, lật đổ Chính quyền "bất
lực," "vô dụng" để bảo
toàn Hiến Pháp và các cơ chế khác của Quốc Gia.
Trong
khoản thời gian thế chiến thứ II (1939-1945), quyền
lãnh đạo Hành Pháp được trao toàn quyền cho Thủ
Tướng Vichy, Tổng Thống Pétain và Laval, cũng như
sau đó, cho Chính Phủ tạm thời lưu vong được Đại
Tướng De Gaulle lãnh đạo, đặt căn cứ ở Anh Quốc, rồi
trở về Pháp, sau cuộc đổ bộ của quân đồng minh ở
Normandie.
Sau
khi thế chiến thứ II chấm dứt, năm 1946, để thích
ứng với tình thế, một Ủy Ban Soạn Thảo Hiến Pháp
được thành lập để tu chính và soạn thảo một Hiến
Pháp mới.
Dự
thảo thứ 2 của Ủy Ban được cuộc trưng cầu dân ý ngày
13.10.1946 chấp thuận và Hiến Pháp 1946 hay Hiến
Pháp nền Đệ IV Cộng Hoà Pháp Quốc được công bố ngày
27.10.1946.
Hiến
Pháp của nền Đệ IV Cộng Hoà Pháp Quốc (hay Hiến Pháp
1946) được soạn thảo với tinh thần điều hợp các nhu
cầu mới của Quốc Gia vừa thoát khỏi tàn phá của
chiến tranh, cũng như các đòi hỏi mới của các Quốc
Gia thuộc địa, trong đó có cả Việt Nam của chúng ta,
nhằm biến các Quốc Gia nầy thành một khối Liên Hiệp
Pháp (Union Francaise), cũng như nhằm hữu hiệu và tổ
chức vững chắc hơn các cơ cấu Hành Pháp ở nội địa.
Nói
cách khác, Pháp vẫn áp dụng Đại Nghị Chế cho việc tổ
chức các cơ cấu quyền lực Quốc Gia, nhưng là một Đại
Nghị Chế hợp lý (rationsalisé), để tránh tình trạng
60 năm, 110 Chính Phủ vừa kế.
Từ
ngữ Đại Nghị Chế Hợp Lý
(Parlamentarisme rationalisé) là thành ngữ mà chúng
ta có thể tìm lại được trong các văn kiện của Ủy Ban
Soạn Thảo Hiến Pháp 1946, còn thành ngữ Bán Tổng Thống Chế, chỉ là
thành ngữ mà các học giả về chính trị như Gs
Duverger, Ardant, Vedel...đã dùng để chỉ phương thức
Đại nghị Chế Hợp Lý trên, có những đặc tính của Tổng
Thống Chế Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn giữ những nét đặc
thù của Đại Nghị Chế Anh Quốc, chúng ta sẽ cùng nhau
đề cập đến trong những phần kế tiếp.
Như
đã trình bày, chúng ta thấy rằng ngay từ Hiến Pháp
của Đệ IV Cộng Hoà 1946, nước Pháp đã có khuynh
hướng biến Đại Nghị Chế thành Tổng Thống Chế để đáp
ứng lại những nhu cầu mới của đất nước. Nhưng khuynh
hướng đó sẽ còn đậm nét hơn nữa với cơ chế của nền
Đệ V Cộng Hoà, với Hiến Pháp 1958.
Mặc
cho tinh thần Hợp Lý Hoá (rationaliser) của Hiến
Pháp 1946, nền Đệ IV Cộng Hoà cũng chưa mang lại
được sự ổn định và vững mạnh của nền Hành Pháp (chỉ
trong 12 năm, 1946-1958, Nội Các đã bị đổ 20 lần),
thể thức bầu cử theo đa số tương đối đã tạo ra thiên
hình vạn trạng các đảng phái chính trị.
Do
đó mà trong Quốc Hội, khó có được một lực lượng đa
số thoả đáng khả dĩ quyết định đường lối và luật
pháp cho Quốc Gia.
Ở
nội địa đã vậy, ở hải ngoại Pháp đang bị các thuộc
địa nổi lên giành độc lập. Đông Dương
(Việt-Miên-Lào) đã thoát khỏi tầm tay của Pháp trong
thập niên 1950. Và cơn khủng hoảng trầm trọng ở
Algérie bùng nổ ngày 13.5.1958 với cuộc nổi loạn của
lực lượng đồn trú tại Quốc Gia nầy, cũng như trước
đó những cuộc xuống đường đẫm máu của dân chúng
Algérie.
Trước
tình trạng khẩn trương đó, Hạ Viện kêu gọi Đại Tướng
De Gaulle (người đã có công cùng quân đội đồng minh
giải phóng Pháp khỏi sự thống trị của quân dội
Hitler, nên được dân chúng gọi là "người hùng" của
dân tộc, đứng ra thành lập Chính Phủ và giao cho ông
trọn quyền quyết định mọi vấn đề trong vòng 6 tháng
để chấn chỉnh lại đất nước.
Cũng
trong cùng một ngày được trao quyền lập Chính Phủ
trên, ngày 30.06.1958, Hạ Viện giao cho Đại Tướng
nhiệm vụ soạn thảo ra chương trình canh tân Hiến
Pháp.
Dự
Án (Avant Projet) cho một Tân Hiến Pháp được giao
cho một Ủy Ban Chính Phủ (Comité Ministeriel) soạn
thảo, dưới quyền giám định của vị Chưởng Ấn Debré,
với sự cộng tác của Hội Đồng Tư Vấn Quốc Gia (Comité
Consultatif National), gồm Dân Biểu Quốc Hội và
những vị chuyên môn về luật pháp, cùng với sự đóng
góp ý kiến của Tham Chính Viện (Conseil d’État).
Hiến
Pháp của Đệ V Cộng Hoà, Hiến Pháp hiện hành Pháp
Quốc, đã được cuộc trưng cầu dân ý ngày 28.09.1958
chấp thuận và được công bố ngày 04.10.1958 (Cadart,
Institutions politiques et droit constitutionel, II
ed., Paris 1958, vol. I et II).
Đọc
qua Hiến Pháp hiện hành Pháp Quốc, ai cũng nhận thấy
khuynh hướng muốn tăng thêm quyền lực cho Hành Pháp,
giảm bớt thế lực của Quốc Hội và bắt buộc các chính
đảng phải hành động một cách có trách nhiệm hơn,
không như trong quá khứ, để kịp thời giải quyết
những vấn đề quan trọng của Quốc Gia, phải giảm
thiểu đi thành phần "lưng chừng," để khỏi làm tê
liệt những quyết định quan trọng đáng lý phải được
giải quyết.
Trước
khi đưa ra nhận xét và một ít lời bình luận, thiết
nghĩ chúng ta cùng nhau lượt qua một vài điều khoản
đặc biệt của Hiến Pháp, để làm nền tảng cho cuộc
luận đàm.
Hy
vọng những ưu khuyết điểm của nền Đệ V Cộng Hòa Pháp
sẽ là những vốn liếng lợi ích cho những ai còn mang
trong tâm tư một tương lai sáng sủa hơn cho quê
hương, sau những gì bất hạnh mà thể chế Cộng Sản
đang áp đặt lên đầu dân chúng Việt Nam.
A- Tổng Thống.
Ngay
ở Đề Mục I (Titre I), Hiến Pháp đã xác định tính
cách Dân Chủ Đại Diện của nền Đệ V Cộng Hoà Pháp
Quốc:
Quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc
về dân và người dân hành xử quyền tối thượng đó
qua những người đại diện của mình.
Trước
khi đề cập đến quyền hạn và nhiệm cụ của Tổng Thống,
trong Đề Mục II, Hiến Pháp đã nhắc lại tính cách dân
chủ của nước Pháp, bằng cách đề cập đến nền tảng dân
chủ của Quốc Gia có nguồn gốc của mình từ Bản Tuyên
Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân 1789, cũng như của
Hiến Pháp 1946, liên quan đến quyền kinh tế và xã
hội của người dân mà Bản Tuyên Ngôn 1789 chưa có dịp
đề cập đến.
Tiền
Đề ngắn ngủi trên của Đề Mục II, Bản Tuyên Ngôn được
một Ủy Ban soan thảo, cũng như sau đó được dân chúng
tán thành và chấp nhận trong cuộc trưng cầu dân ý,
được đặt ở vị trí nổi bậc khởi đầu của Hiến Pháp để
tuyên bố thể chế dân chủ một cách long trọng, trước
khi đề cập đến cơ chế và quyền lực Quốc Gia, có ý
nghĩa như là lời cảnh cáo cho những ai có trách
nhiệm thi hành quyền lực quốc Gia sau nầy, đừng thấy
uy quyền của Hành Pháp có tính cách nới rộng, quyền
hạn của Quốc Hội bị hạn chế mà có "mưu
đồ" độc tài, bè phái, đảng trị.
Bởi
vì những mưu tính như vừa kể sẽ đi ngược lại với "quyền dân chủ tối thượng" của
người dân (Đề Mục I) và phản lại nguồn gốc Bình
Đẳng, Tự Do và Thân Hữu Hỗ Tương của Quốc Gia, phát
xuất từ Cách Mạng đẫm máu và đắt giá mà dân chúng
Pháp đã phải trả mới đạt được.
Dân
chúng Pháp sẽ không thể chấp nhận những "toan tính bất chính" đó, tư
tưởng của Tiền Đề ở Đề Mục II.
Điều
5 nói lên tính cách trọng tài và "bảo chứng" không
thiên vị của Tổng Thống:
Tổng Thống bảo đảm cho việc tôn trọng
Hiến Pháp và qua tính cách trọng tài (không
thiên vị) bảo đảm cho các quyền lực
công cộng được hoạt động đều hòa, bảo đảm cho tính
cách liên tục của Quốc Gia.
Điều
7 nói lên tính cách mới mẻ của Hiến Pháp Đệ V Cộng
Hoà:
Tổng Thống được tuyển chọn với nhiệm
kỳ là 7 năm, do một Ủy ban Tuyển Cử Tổng Thống
(Collège) (không do Quốc Hội Lưỡng Viện nữa). Ủy Ban Tuyển Cử gồm có 80.000 cử
tri: Dân Biểu Quốc Hội, các thành viên được dân
chúng chọn của Hội Đồng Vùng (Départements)và Hội
Đồng Làng, Xã (Comunes). Tổng Thống sẽ được tái cử
vô hạn định.
Đặc
tính mới mẻ quan trọng của điều 7 là Tổng Thống được
tuyển chọn không qua trung gian Quốc Hội (như trong
Đại Nghị Chế), mà là do dân chúng bầu lên, mặc dầu
cuộc bầu cử có gián tiếp (như trong Tổng Thống Chế
của Hoa Kỳ): dân chúng bầu ra cử tri của Ủy ban
Tuyển Cử (Đại Biểu Quốc Hội và các thành viên của
Hội Đồng Vùng, Làng Xã), rồi Ủy Ban Tuyển Cử bầu ra
Tổng Thống.
Điều
đó nói lên tính cách không lệ thuộc của Tổng Thống
Pháp vào Qưốc Hội, như vị Tổng Thống trong Tổng
Thống Chế Hoa Kỳ.
Một
điều mới quan trọng nữa là Tổng Thống được bầu lên
không do Quốc Hội, nên không tùy thuộc vào Quốc Hội,
có quyền chọn vị Thủ Tướng Chính Phủ. Và theo sự đề
nghị của Thủ Tướng, Tổng Thống chọn các Bộ Trưởng
khác cho thành phần Nội Các Chính Phủ (điều 8).
Đề Mục II dành
cho Tổng Thống nhiều quyền hạn khác:
quyền tuyển chọn hay bải nhiệm Thủ Tướng
như vừa nói,
quyền Chủ Tọa
Hội Đồng Nội Các (trong khi đó, vai trò của Thủ
Tướng là để chuẩn bị và nghiêng cứu chương trình
chính trị cũng như chương trình nghị sự của Nội
Các),
quyền công bố
luật pháp (sau khi được Quốc Hội chuẩn y) cũng như
quyền yêu cầu Quốc Hội duyệt xét lại các luật lệ
đã được phê chuẩn.
quyền
giải
tán Hạ Viện (Assemblée Nationale), ngoại trừ trường
hợp Hạ Viện vừa được tuyển chọn chưa quá một năm.
quyền
ân
ký hay bác bỏ các nghị định và sắc luật (decrets et
ordonnances) của Chính Phủ.
quyền
tuyển
chọn và bãi nhiệm các nhân viên cao cấp trong guồng
máy hành chánh.
quyền
đặt các đại sứ tại các quốc gia ở hải ngoại.
Tổng
Thống
cũng là vị Tư Lệnh tối cao quân đội. Dưới thời Tổng
Thống De Gaulle, trong trường hợp bị ngoại bang tấn
công, Tổng Thống có quyền trực tiếp ra lệnh phản
công (trong khi đó thì ở Đại Nghị Chế, Quốc Hội mới
là cơ quan tuyên bố tình trạng chiến tranh và cho
phép Chính Quyền các quyền lực cần thiết để đáp ứng
với tình trạng).Với vũ khí nguyên tử mà Pháp Quốc có
trong tay, chúng ta có thể tưởng tượng được hậu quả
của quyền lực đó của Tổng Thống de Gaulle (Cohen,
Monarchie nucléaire, dynarchie conventionelle, n. 38
"L’armée," en Revue Pouvoir, 1986).
quyền
ban ân xá và chuyển đạt thông điệp đến Quốc Hội
(điều 18),
quyền
thương
thuyết và ký các thoả ước quốc tế (Chính Phủ chỉ có
quyền ký các giao ước thông thường),
trong
trường
hợp khẩn trương (điều 16), Tổng Thống cóthể dùng tất
cả mọi biện pháp cần thiết, với điều kiện là thông
báo cho Quốc Hội và không được giải tán Quốc Hội,
trong khi hành xử các quyền lực nầy, vì Quốc Hội
được coi là bảo chứng cho quyền tự do của người dân.
Quốc Hội Lưỡng Viện có quyền truất phế Tổng Thống
(đặc tính còn lại của Đại Nghị Chế) và tố giác Tổng
Thống trước Tối Cao Pháp Viện (Cour Suprême), tương
tự như thể thức tố giác (impeachment) của Tổng Thống
Chế Hoa Kỳ.
quyền
quyết
định trưng cầu dân ý đối với các luật lệ cơ bản về
tổ chức công quyền (điều 11).
quyền
chỉ định trong số 9 thành viên của Hội Đồng Bảo Hiến
(Conseil Constitutionel) (điều 56).
B- Chính Phủ.
Đề
Mục III của Hiến Pháp đề cập đến Chính Quyền. Trước
hết, Thủ Tướng có nhiệm vụ lãnh đạo các hoạt động
của Chính Phủ, điều hành quyền thi hành luật pháp và
tuyển chọn các viên chức quân sự cũng như dân sự.
Chính
Phủ
(gồm có Thủ Tướng và các Bộ Trưởng) có nhiệm vụ định
đoạt và thực thi chương trình chính trị cho Quốc Gia
với các cơ quan hành chánh, quân đội và chịu trách
nhiệm trước Hạ Viện.
Chính
Phủ
bắt đầu thi hành quyền lực hiến định của mình ngay
từ lúc danh tánh của vị Thủ Tướng được Tổng Thống
tuyên bố bằng một nghị định.
Do
đó Chính Phủ không cần phải chờ đến sự bỏ phiếu tín
nhiệm của Quốc Hội (điều 49), như trong Đại Nghị
Chế.
Nhiều
ý kiến cho rằng việc tín nhiệm của Quốc Hội đối với
Tân Chính Phủ đưọc coi là mặc nhiên (implicite), nếu
không có đa số tuyệt đối của Hạ Viện bỏ phiếu bất
tín nhiệm (Motion de Censure).
Và
cũng theo điều 49, Thủ Tương đứng ra chịu trách
nhiệm dối với bất cứ luật lệ của Chính Phủ đưa ra
(với sự hiểu ngầm là Hạ Viện mặc nhiên đồng thuận),
nếu không có bất tín nhiệm theo điều kiện vừa kể.
Giáo
sư Giovanelli của đại học Milano cho đây là "Viên đá
nền tảng của Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc" (Giovanelli,
Aspetti della V Repubblica, da De Gaulle a
Mitterand, Giuffré, Milano 1983, 119).
Điều
49 hiểu theo tinh thần vừa kể, bắt buộc Hạ Viện và
các dân biểu phải có thái độ dứt khoát và rõ rệt:
đồng thuận hay chống đối dự án luật của Chính Phủ,
tránh trường hợp các loại dân biểu "lừng
khừng" như đã nói ở trên. Chính thành phần nầy
làm cho Chính Phủ bị tê liệt trong việc hành xử của
mình.
Các
Chính Phủ dưới quyền các Thủ Tướng Rocard, Cresson
và Bérégovoy đã nhiều lần áp dụng điều khoản nầy cho
việc thi hành đường lối chính trị của họ, bởi lẽ các
nhóm dân biểu đối lập trong Hạ Viện khó mà họp nhau
đồng thuận để tạo được đa số tuyệt đối "phủ quyết " đạo luật của Chính
Phủ.
Điều
8: "Tổng Thống có quyền chỉ địnhn
vị Thủ Tướng và chấp nhận Thủ Tướng từ chức khi
được Thủ Tướng đệ trình."
Bản
văn của điều 8 được Tổng Thống De Gaulle và cả Tổng
Thống Mitterand xem như là quyền chỉ định và thu hồi
chức vị của Thủ Tướng là do ý muốn của Tổng Thống.
Nếu
giải tích bản văn của Hiến Pháp theo chiều hướng "cưỡng chế " (interpretation
forcée) như trên, thì Thủ Tướng cũng như Nội Các
Chính Phủ đều tùy thuộc vào Tổng Thống hơn là chịu
trách nhiệm trước Quốc Hội, như chúng ta đã đề cập ở
trên (Ardant, Le Premier Ministre en France, Paris
1991, 41).
Lối
giải thích điều 8 của Hiến Pháp như vừa kể, cũng như
lối giải thích một số điều khoản khác nữa theo tinh
thần trên, chúng ta sẽ có dịp cùng nhau bàn rộng hơn
trong phần nhận xét, đã làm cho một số nhà chính trị
học cho rằng Hiến Pháp Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc là
bản văn ."..mơ hồ trong văn mạch,
được đọc ra dưới nhiều hình thức và biến hóa trong
giải thích" (Mény, Le système politique
francais, Paris 1993, 14).
Một
điều khoản nữa, điều 23, cấm các thành viên của
Chính Phủ vừa là thành viên của Hành Pháp vừa đại
biểu Quốc Hội (khác với vi thế các Bộ Trưởng trong
Nội Các Chế hay Đại Nghị Chế của Anh Quốc).
Điều
đó nói lên tính cách thiên về Tổng Thống Chế nhiều
hơn là Đại Nghị Chế của Hiến Pháp Đệ V Cộng Hòa Pháp
Quốc.
C- Quốc Hội.
Đề
Mục IV đề cập đến Quốc Hội.
Quốc Hội của Pháp Quốc hiện nay có Hạ Viện và Thượng
Viện. Hạ Viện gồm có 491 dân biểu và con số được
tăng lên 577 cùng với đạo luật của Tổng Thống
Mitterand năm 1985 và Thượng Viện gồm có 295 Thượng
Nghị Sĩ.
Hạ
Viện có nhiệm kỳ 5 năm do cuộc phổ thông đầu phiếu
bầu ra và trong đơn vị đơn danh với đa số tuyệt đối
ở vòng đầu, nếu ứng cử viên vuợt quá 50% số phiếu
hoặc cuộc tranh cử "lưỡng hổ tranh hùng" (ballotage)
giữa hai ứng cử viên nhiều phiếu nhứt ở vòng đầu.
Trong
khi đó thì Thượng Viện sẽ có nhiệm kỳ 9 năm, cứ mỗi
3 năm bầu lại 1/3 thành viên. Các Thượng Nghị Sĩ sẽ
được một Ủy Ban Tuyển Cử khoảng 100.000 cửa tri chọn
lựa. Cử tri của Ủy Ban Tuyển Cử gồm các Đại Biểu
Quốc Hội, các vị đại diện Hội Đồng Vùng, Làng Xã, ở
nội địa, cũng như ở đất đai của Pháp tại hải ngoại.
Đối
với Quốc Hội, với việc tăng cường nhiều quyền cho
Tổng Thống, Hiến Pháp hiện hành đã cắt bớt đi rất
nhiều quyền hạn.
Mặc
dầu Quốc Hội Lưỡng Viện có quyền truất phế cũng như
tố giác Tổng Thống trước Tối Cao Pháp Viện, Tổng
Thống có quyền giải tán Hạ Viện và khi cần, có quyền
quyết định trưng cầu dân ý về những luật lệ cơ bản
để tổ chức công quyền (điều 11), không cần phải
thông qua ý kiến của Quốc Hội.
Đọc
qua Hiến Pháp hiện hành, chúng ta sẽ thấy những dấu
vết của Chính Quyền dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống
De Gaulle, không mấy có thiện cảm và tin cậy ở Đại
Nghị Chế (vai trò của Quốc Hội), do kinh nghiệm hơn
80 năm chập chững và không hữu dụng của Hành Pháp
(Pegoraro, Il Governo in Parlamento. L’esperienza
della V Repubblica, Cedam, Padova 1983).
Do
đó:
Điều
28: Quốc Hội chỉ có 2 phiên họp định kỳ thường niên
và mỗi phiên họp không được kéo dài quá 3 tháng.
Điều
29: trong trường hợp có những phiên họp bất thường,
mỗi phiên họp không được kéo dài quá 12 ngày.
Điều
34: Hiến Pháp nới rộng nhiều lãnh vực trong đó Hành
Pháp có quyền ra nghị định và sắc lệnh (decrets et
ordonnances), thay vì theo thông lệ Đại Nghị Chế,
Chính Phủ thảo ra dự án luật, sau đó Quốc Hội biểu
quyết "chuẩn y hay bác bỏ"
(phận vụ chính yếu của cơ chế Quốc Hội) (Cf. QUỐC
HỘI), dự án luật mới có giá trị và luật lệ mới có
hiệu lực.
Và
như
theo điều 49 nói trên, Thủ Tướng ra luật, truyền
lệnh và chịu trách nhiệm về đạo luật được đưa ra,
hiểu ngầm rằng được Quốc Hội mặc nhiên công nhận,
nếu không có lệnh phủ quyết rõ ràng của Quốc Hội với
đa số tuyệt đối của các thành viên.
Điều
37: ở những lãnh vực còn lại dành quyền cho Quốc
Hội, Quốc Hội cũng chỉ có nhiệm vụ soạn thảo các
luật lệ căn bản (lois cadre), còn những điều khoản
luật để áp dụng vào thực tế sẽ được dành cho Chính
Phủ.
Điều
48: chương trình nghị sự của Quốc Hội cũng được
Chính Phủ quyết định. Quốc Hội phải dành ưu tiên cứu
xét trước các vấn đề mà Chính Phủ cho là khẩn thiết.
Trái lại các vấn nạn mà các đại biểu bạch vấn Chính
Phủ, chỉ được Chính Phủ trả lời mỗi tuần một lần,
trong một phiên họp.
Cũng
ở điều 49, Chính Phủ phải từ chức nếu bị Quốc Hội bỏ
phiếu bất tín nhiệm. Cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
trước hết phải được ít nhứt 1/10 số dân biểu đề nghị
và cuộc bỏ phiếu sẽ được diển ra sau đó, không được
trước 48 tiếng đồng hồ.
Trong
trường hợp Thủ Tướng không yêu cầu Quốc Hội phán
quyết về chương trình tổng quát hay đường lối chính
trị của Chính Phủ, mà chỉ đối với một đạo luật cá
biệt nào đó, sự "phủ quyết " của Quốc Hội đối với
đạo luật, không nhứt thiết bắt buộc Chính Phủ phải
từ chức. Thủ Tướng có thể xin Quốc Hội xét lại toàn
đạo luật hay một phần của đạo luật (điều 44). Nếu
trong thời gian 24 tiếng đồng hồ không có sự trả lời
bác bỏ của Quốc Hội, đạo luật sẽ bắt đầu có hiệu
lực.
Ngoài
ra
Quốc Hội Lưỡng Viện, Hiến Pháp cũng đề cập đến các
Hội Đồng chuyên biệt:
Hội
Đồng kinh tế và xã hội, gồm 200 thành viên (140 từ
các tổ chức kinh tế như kỷ nghệ, thương mại, công
đoàn và 60 do Chính Phủ chỉ định),
Hội
Đồng thẩm vấn tối cao, gồm có vị Chủ Tịch là Tổng
Thống và những thành viên được quyết định bởi các
luật cơ bản về công quyền,
Tối
Cao Pháp Viện, gồm 24 thành viên do Quốc Hội Lưỡng
Viện chỉ định, mỗi Viện chỉ định 1/2 số thành viên.
Tối Cao Pháp Viện có quyền xét xử Tổng Thống cũng
như Chính Phủ về tội phản quốc, cũng như những việc
làm lạm quyền của Hành Pháp.
Hội
Đồng Bảo Hiến, gồm 9 thành viên: 3 do Tổng Thống chỉ
định, 3 do Hạ Viện và 3 do Thượng Viện. Hội Đồng Bảo
Hiến có nhiệm vụ kiểm soát các cuộc bầu cử Quốc Hội,
Tổng Thống, kết quả các cuộc trưng cầu dân ý và phán
quyết về tính cách hợp hiến của các đạo luật, nghị
định, sắc lệnh của Chính Phủ, Tổng Thống và quốc Hội
(điều 16).
II- Một vài nhận xét.
1- Những yếu tố thành công của Bán
Tổng Thống Chế Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc.
a -
Hỗ trợ cho thời kỳ phất triển kinh tế vược bực tại
Âu Châu trong thập niên 1960-1970, mà chúng ta đã có
dịp đề cập đến trong bài THẤY NGƯỜI LẠI NGHĨ ĐẾN TA,
từ kinh tế Ý đến tương lại kinh tế Việt Nam, cuộc
cải cách của Đại Tướng De Gaulle năm 1958 đã "cống hiến cho nước Pháp những cơ cấu
quốc gia hữu dụng nhứt, mà nước Pháp chưa hề biết
đến, kể từ cuộc Cách mạng 1789" (Gs Duverger).
Nói
cách khác, Đại Tướng De Gaulle và Tổng Thống De
Gaulle đã được "Thiên thời " ưu
đãi trong sự nghiệp phục vụ đất nước của ông.
Việc
tạo dựng những "cơ cấu quốc gia hữu
hiệu nhứt," nhứt là cơ cấu về hành chánh không
phải là yếu tố nhỏ nhoi cho việc phát triển kinh tế.
Thủ
Tướng và Nội Các Chính Phủ "sống
chết" tùy thuộc vào Tổng Thống (ít nhứt là
theo lối giải thích điều 8 Hiến Pháp, dưới thời De
Gaulle và Mitterand), cho nên nếu không "hữu dụng," viễn ảnh Chính Phủ
"chết yểu" sẽ hiện ra trước mắt. Hay nói như Gs
Wilson, Bán Tổng Thống Chế đã cống hiến cho nước
Pháp nền Hành Chánh "giá trị số một
" (first quality) khác với lối làm việc "gật gù gật gưỡng," việc công
không phải là việc của ai hết (như Việt Nam chúng ta
thường nói "cha chung không ai khóc"),
nên cứ kéo dài, hết tháng lãnh lương (Wilson,
Interestgroup politics in France, Cambridge 1987,
240).
b-
Yếu tố thành công khác cho "Cuộc
cải cách của Đại Tướng De Gaulle " là chính uy
tính của "vị anh hùng dân tộc" De Gaulle. - De
Gaulle đã cùng quân đồng minh giải phóng nước Pháp,
đánh bật đoàn quân Đức Quốc Xã đang chiếm đóng ra
khỏi lãnh thổ.
De
Gaulle dẹp loạn đối với đoàn quân đồn trú ở Algérie.
De
Gaulle đưa ra những dự án chấn chỉnh lại lối làm
việc không "hữu dụng" của các
Chính Phủ thời Đệ IV Cộng Hoà với Hiến Pháp 1946.
"Uy tín cao cả" (la grandeur) của
vị sáng lập Đệ V Cộng Hoà tạo được niềm tin và đồng
thuận của dân chúng. Do đó mà De Gaulle chiếm đa số
trong cuộc bầu cử chọn ông lên làm Tổng Thống và
cũng vì vậy mà ông chiếm được đa số trong Quốc Hội.
Ông
đã tạo được đa số "song đôi"
(couplage), trong cuộc bầu cử Tổng Thống và trong
Quốc Hội, nói như cách nói Pháp ngữ (Grawithz-Leca,
"Les politiques institutionelles," en Traité de
Science Politique. Les Politiques Publiques, Paris
1985, vol IV, 61-69).
Hay
nói như thành ngữ Á châu của chúng ta: De Gaulle đã
tạo được yếu tố "nhân hòa,"
ngoài ra yếu tố "Thiên thời" đã được đề cập.
c-
Những yếu tố thành công khác nữa cho "cuộc cải cách của Đại Tướng De
Gaulle" hệ tại ở chỗ bãi bỏ những cơ chế cũ,
không hiệu dụng cho bằng những cơ chế mới, với lối
cấu tạo quyền lực Quốc Gia theo kiểu mới, tạo được
niềm hứng khởi nơi dân chúng (Molino,
"Consolidamento democratico: definzione modelli," in
Riv. Italiana di Scienza Politica, 1986, n. 2,
197-238).
*Sự thay đổi vai trò của Tổng Thống.
Vị
Tổng Thống trong Đệ V Cộng Hoà, thay vì được Quốc
Hội Lưỡng Viện bầu ra (do đó tùy thuộc vào Quốc
Hội), được Ủy Ban Tuyển Cử Tổng Thống tuyển chọn
(hay nói cách khác, được dân chúng bầu cử gián tiếp)
như vị Tổng Thống trong Tổng Thống Chế, theo tinh
thần Hiến Pháp Philadelphia 1787 của Hoa Kỳ.
Và
Tổng Thống De Gaulle còn đi xa hơn.
Năm 1962, giải thích một cách thích ứng hay gượng
gạo điều 11 của Hiến Pháp về việc Tổng Thống "có quyền quyết định trưng cầu dân ý
đối với các luật cơ bản liên quan đến việc tổ chức
công quyền," ông cho rằng chức vụ Tổng Thống
cũng là một cơ chế của công quyền, nên tự ý đứng ra
quyết định trưng cầu dân ý và được dân chúng đồng
thuận bãi bỏ Ủy Ban Tuyển Cử Tổng Thống, chọn ông là
vị Tổng Thống đầu tiên của Đại Nghị Chế được cuộc
phổ thông đầu phiếu tuyển chọn, vượt hẳn vị thế của
vị Tổng Thống trong Tổng Thống Chế Hoa Kỳ.
Do
đó mà Gs Duverger gọi cơ chế của
"cuộc cải cách của Đại Tướng De Gaulle" là cơ
chế "Thượng Đẳng Tổng Thống
Chế" (Ultra-présidentialisme) (Duverger,
L’Eternel marais. Essai sur le Centrisme francais,
en Revue francaise de Science Politique, 1964, n. 1,
33).
Nhưng
cũng do việc Tổng Thống không do Quốc Hội bầu ra,
hơn nữa cũng không do dân chúng gián tiếp bầu ra
(đáng ra do Ủy Ban Bầu Cử Tổng Thống, như Hiến Pháp
xác định), mà do chính dân chúng trực tiếp chọn qua
cuộc phổ thông đầu phiếu, sau cuộc trưng cầu dân ý,
Tổng Thống De
Gaulle nhân thấy mình mới là người đại diện
chính thức và hợp lý hơn cả Quốc Hội.
Bởi
lẽ Quốc Hội cũng do phổ thông đầu phiếu lựa chọn (Hạ
Viện), còn Thượng Viện do Ủy Ban Tuyển Cử, nhưng
trong Quốc Hội có nhiều thành phần phe phái. Trái
lại Tổng Thống
được dân chúng trực tiếp lựa chọn trong con
người De Gaulle là duy nhứt, tượng trưng cho
đường hướng duy nhứt mà Quốc Gia muốn!
Do
đó Tổng Thống có vị thế chính thức và mạnh mẽ để
thực hiện đường lối lãnh đạo Quốc Gia, khác với lối
"sống qua ngày" của những vị Nguyên Thủ Quốc Gia
trước đó.
*Thay đổi thể thức bầu cử.
Trước
khi có "cuộc cải cách của Đại Tướng
De Gaulle năm 1958...," theo hình thức Đại
Nghị Chế, dân chúng Pháp chỉ có việc đi bầu ra Quốc
Hội, nhứt là Hạ Viện. Sau đó Quốc Hội bầu ra Tổng
Thống. Rồi Tổng Thống chỉ định Thủ Tướng...
Nên
sau khi bầu ra Quốc Hội, việc tham chính của người
dân được coi là xong chuyện. Có chăng là có thêm bầu
cử Hội Đồng Hành Chánh Vùng, Làng Xã...
Đường
lối chính trị cũng như "công chuyện
đất nước đang ra sao, dường như là những vấn đề xa
vời." Dân chúng đã vậy, các chính đảng cũng
không hơn gì. Với phương thức bầu cử theo đa số
tương đối, trong Quốc Hội thành phần nào cũng có
tiếng nói. Nhưng có tiếng nói cũng như không, vì hằng trăm tiếng nói lẻ tẻ, tượng
trưng cho hằng trăm khuynh hướng, không tạo được
sức mạnh để đưa đến quyết định.
Do
đó mà công việc của Quốc Hội đễ hướng dẫn đường lối
chính trị Quốc Gia trong Đại Nghị Chế dường như lúc
nào cũng bị bế tắc (khác với thể thức bầu cử vừa đơn
danh, vừa theo đa số tỷ lệ, lá phiếu được vót lại và
mức cản 5% của Cộng Hoà Liên Bang Đức, Cf. LUẬT BẦU
CỬ CỘNG HOÀ LIÊN BANG ĐỨC). Và sự bế tắc của Quốc
Hội đưa đến việc quyết định chạm chạp của Chính Phủ
đối với nhiều vấn đề thúc bách của đất nước cần giải
quyết.
"Cuộc cải cách của Đại Tướng De
Gaulle năm 1958..." một mặt đưa ra hai chu kỳ
bầu cử: bầu cử Tổng Thống và bầu cử Quốc Hội.
Thể
thức bầu cử cũng thay đổi, từ đa số tuyệt đối với
đơn vị bầu cử theo thể thức đơn danh và đầu phiếu
hai lần, nếu lần đầu không ứng viên nào đạt được hơn
50% số phiếu (lần thứ hai với thể thức "lưỡng hỗ tranh hùng").
Điều
đó bắt buộc dân chúng phải chọn lựa: ủng hộ hoặc
chống lại Tổng Thống, ủng hộ hoặc chống lại Chính
Phủ.
Thái
độ nầy, bắt đầu từ dân chúng, sẽ còn tạo ảnh hưởng
đến thể thức hành động của các đại biểu ở Quốc Hội:
"chuẩn y" hay "bác
bỏ" các đạo luật mà Chính Phủ yêu cầu Quốc Hội
cứu xét.
Thành
phần
thứ ba "đồng ý, nhưng mà..." sẽ
không còn đất dụng võ.
Đàng khác,
Hiến Pháp của "cuộc
cải cách của Đại tướng De Gaulle" cũng "làm nhẹ đỡ
gánh nặng cho Quốc Hội," bằng cách hạn chế nhiều
lãnh vực, trong đó Thủ Tướng có thể tự mình đưa ra
"nghị định" và "sắc lệnh," rồi thi hành, nếu trong
vòng 24 tiếng đồng hồ Hạ Viện không có điều gì
"trách cứ ," dĩ nhiên là phải "trách cứ với đa số
tuyệt đối" (trên 50% thành viên Quốc Hội) (điều
49).
Và
cũng để "làm nhẹ bớt" hơn nữa
gánh nặng của các dân biểu, khỏi phải bàn cãi lâu
dài, điều 43, đoạn 3 của Hiến Pháp 1958, Chính Phủ
có quyền "đình chỉ bỏ phiếu" để
loại hết các "tu chính án" của
các nghị sĩ "làm kéo dài thời
gian."
Cũng
vậy, điều 40: Quốc Hội cũng phải khỏi bận tâm lo
lắng về các vấn đề tài chính, ngân qủy chi thu, vì
đó thuộc lãnh vực "dành riêng cho
Chính Phủ" lo.
Còn
nữa, điều 34 cho Tổng Thống có quyền yêu cầu Hội
Đồng Bảo Hiến tuyên bố là đạo luật Chính Phủ đưa ra
không được đem ra bàn cãi thêm nữa (impossibilité a
procéder), mà phải đem ra áp dụng nguyên văn như
chính phủ trình bày.
Như
vậy làm dân biểu của Đệ V Cộng Hoà thật "khoẻ re."
Vai
trò của Quốc Hội trong Bán Tổng Thống Chế Pháp Quốc
đang bị khủng hoảng, cùng với mức độ song song và
ngược chiều với việc lên thang của chức vụ Tổng
Thống và nồng độ "hiệu năng"
của Chính Phủ.
Đến
nỗi nhiều vị dân biểu coi phận vụ của họ như chỉ để
làm môi giới giữa "thân hữu cử tri"
và cơ quan Chính Quyền (Redeyllet, "le commun de
mandat," en Revue de Droit Public et de la Science
Politique, 1979, n. Mai-Juin, 693-768).
Tục
ngữ Ý có câu: "Mỗi hành vi phản
kháng đều hàm chứa một tác động quá lố!" (Ogni
reazione comporta una esagerazione!).
Và
tổ tiên người Ý, những người La tinh, từ ngàn xưa đã
dạy cho chúng ta một thái độ khôn ngoan: "Đức độ đứng ở vị thế trung dung"
(Virtus in medio stat).
Nêu
lên hai câu tục ngữ trên để chúng ta suy ghĩ về "Cuộc cải cách của Đại Tướng De
Gaulle năm 1958...," đối với Đại Nghị Chế của
nước Pháp, được đâm rễ từ thời Cách Mạng 1789.
d- Tổng Thống và Thủ Tướng chung cư
hay "Lưỡng đầu chế của Hành Pháp."
Trong
suốt 11 năm lãnh đạo, cũng như đệ nhứt nhiệm kỳ của
Tổng Thống Mitterand, cả De Gaulle lẫn Mitterand đều
có thể dựa vào tình thế "đa số
trong việc đắc cử Tổng Thống cũng là đa số nghị sĩ
thân Tổng Thống trong Quốc Hội ."
Khác
với Tổng Thống Chế, thường thường Bán Tổng Thống Chế
khó mà có được đa số, nhứt là đa số nghị sĩ trong
Qưốc Hội đều là đảng viên của phe thân Tổng Thống.
Thường
thì đa số đó là đa số liên kết các chính đảng với
nhau. Tinh thần liên kết các chính đảng với nhau,
cũng như "lòng ngưỡng mộ" đối
với Tổng Thống trong Bán Tổng Thống Chế do đó có thể
thay đổi (Cole, The Presidential Party and the Fifth
Republic," in West European Politics, 1993, n.2,
49-66).
Uy
thế của vị anh hùng Tổng Thống De Gaulle và sự liên
kết của các phái tả (đảng xã hội và đảng cộng sản
trong nhiệm kỳ I của Tổng Thống Mitterand) đã làm
cho uy quyền của hai vị Tổng Thống Đệ V Cộng Hoà
trên đa số trong Quốc Hội là uy quyền không ai có
thể chối cải được.
Trong
khung cảnh "trên thuận dưới hòa"
đó, các nghị sĩ có thái độ "kính
trọng và trìu mến với Tổng Thống," cũng như
tạo được bầu khí hòa nhã và liên đới sâu đậm với
nhau trong Quốc Hội.
Đàng
khác, "một mối liên hệ tình cảm
giữa Tổng Thống và Thủ Tướng cũng làm cho mọi
người thấy được" (Duverger, Bréviaire de
cohabitation, op. cit., 42).
Trong
nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Mitterand, sự liên kết của
tả phái không còn chặt chẽ như trước, cũng như dưới
thời của Tổng Thống Pompidou, đảng thân Tổng Thống
chỉ chiếm được thiểu số trong Quốc Hội, "sự vâng phục của đa số đối với Vị
Nguyên Thủ Quốc Gia không còn có mối tình cha con
như những năm 1962-1969 nữa" (Duverger, op.
cit., id.).
Tình
nghĩa "cha con" đã thay đổi,
thì thái độ chính trị "tùy thuộc
đẳng cấp" cũng đổi thay.
Hầu
như cứ mỗi nhiệm kỳ 7 năm củaTổng Thống, luôn luôn
có 2 Thủ Tướng kề vị nhau.
Vị Thủ Tướng đầu tiên là một nhà chính trị lỗi lạc,
cùng đảng phái với Tổng Thống, được Tổng Thống tuyển
chọn để đi song đôi sát cánh với ông, ngay cả trước
khi được tuyển chọn làm Tổng Thống, với mục đích nhờ
uy thế của "đứa con cưng và lỗi
lạc," mà ông cũng sẽ được chọn chăng.
Và
sau khi đưọc tuyển chọn, nhà chính trị lỗi lạc đi
song đôi với Tổng Thống để cho quốc dân thấy được
đường lối chính trị tuyệt vời của Chính Phủ do Thủ
Tướng "cưng" lãnh đạo là cái
nhìn chính trị lỗi lạc của Tổng Thống.
Nhưng
thời gian 7 năm bắt đầu trôi qua, nhứt là vào khoản
thời gian năm thứ 4 hay thứ 5, với viễn ảnh cho cuộc
tái cử Tổng Thống cho nhiệm kỳ tới, hình ảnh của vị
Thủ Tướng có đường lối chính trị lỗi lạc là một
chướng ngại vật "cồng kềnh" cho
bước đường vinh quang sắp tới.
Chương
trình chính trị lỗi lạc của Thủ Tướng không còn "hợp" với tư tưởng của Tổng Thống
nữa.
Sự
hiện diện của vị Thủ Tướng lỗi lạc làm lu mờ hình
ảnh của vị Tổng Thống tối cao, nhứt là mãi đến lúc
nầy, chương trình chính trị của Thủ Tướng đều được
đa số trong Quốc Hội tán đồng.
Thủ
Tướng "cưng" trong quá khứ có
thể là "đối thủ nguy hiểm cho tương
lai."
Do
đó vào năm thứ 5, Tổng Thống cần giải nhiệm vị Thủ
Tướng "cưng và lỗi lạc" càng
sớm càng tốt, để thay vào đó trong 2 năm còn lại "người của Tổng Thống," thường là
vị Thủ Tướng "chuyên viên," hơn
là người có đường lối chính trị giỏi, thấy xa hiểu
rộng cho đất nước.
Tình
đời là vậy, ngay cả trong chính trị, nhứt là trong
chính trị!
Những danh tánh De Gaulle; Pompidou, Mitterand đi
liền với những vị Thủ Tướng Debré, Charban-Dalmas,
Chirac, Mouroy, Rocard và những "chuyên
viên" như Couve de Mouville, Barre, Fabius,
Bérégovoy đã chứng minh cho điều chúng ta vừa đề cập
(Giovanelli, Aspetti della V Repubblica, da De
Gaulle a Mitterand, Giuffré, Milano 1983, 222s)!
Trường
hợp mà chúng ta vừa đế cập giữa Tổng Thống và vị Thủ
Tướng "cưng" là cảnh thường
tình trong gia đình êm ấm, trên thuận dưới hòa, song
đôi "couplage," nói như người
Pháp.
Nhưng
thời thế không phải lúc nào cũng "thuận
bườm xuôi gió" như vậy. Trường hợp "giữa đường gảy gánh"
(découplage) là việc có thể xảy ra trong chính
trường.
Điển
hình nhứt là nhiệm kỳ 2 của Tồng Thống Mitterand.
Tổng Thống Mitterand (xã hội tả phái) mặc dầu được
tái cử, nhưng trong Quốc Hội phe của trung tâm thiên
hữu chiếm đa số. Do đó, mặc dầu Tổng Thống có đặc
quyền chỉ định Thủ Tướng, nhưng trong trường hợp nầy
đặc quyền đó bị giới hạn trong nhiệm kỳ 2 của Tồng
Thống Mitterand.
Bởi
lẽ Tổng Thống phải chọn một vị Thủ Tướng có khả năng
quy tựu đa số trong Quốc Hội ủng hộ, nếu không muốn
cho quyền Hành Pháp bị bế tắc. Và quyền Hành Pháp
trong Bán Tổng Thống Chế Pháp Quốc, như chúng ta
biết, gồm cả Tổng Thống, Thủ Tướng và Nội Các.
Và
như ca dao Việt Nam chúng ta: "Mũi
quại thì lái chịu đòn." Do đó, nếu được trên
thuận, dưới hoà, Tổng Thống chọn vị Thủ Tướng tài ba
để lãnh đạo Hành Pháp cho kết quả hầu "rạng mặt nở
mày với thiên hạ."
Trái
lại trong trường hợp không "thuận
bườm xuôi gíó," Tổng Thống cũng phải cố "ngậm bồ hòn" chọn vị Thủ Tướng
thuộc "phía đối lập," miễn sao
cho con thuyền Hành Pháp không bị vướng vào bãi cạn
bị "thiên hạ dèm pha chê cười."
Đó
là trường hợp quyền hạn của vị Tổng Thống tối cao
như:
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường" (Chinh
Phụ Ngâm).
(Escarras,
"Da
una presidenza assoluta, ad una presidenza
dimezzata," in Politica di diritto, 1986, n. 4,
627-672).
Và
chính trong trường hợp quyền hạn của Tổng Thống như
"vầng trăng ai xẻ làm đôi,"
người ta có khuynh hướng trở về văn bản nguyên thủy
của Hiến Pháp 1958.
Tiêu
biểu cho trưòng hợp nầy là nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống
Mitterand tả phái, bị bắt buộc "bất
đắc dĩ" phải chọn ông Chirac, trung tâm hữu
phái làm Thủ Tướng.
Từ
đó quyền Hành Pháp thành "lưỡng đầu
chế " (bicéphale), có khuynh hướng khác biệt,
nếu không muốn nói là đối nghịch.
Ý
thức được nguồn gốc chính danh và hợp pháp (légitime
et légale) của Thủ Tướng và Nội Các Chính Phủ phát
nguồn từ Quốc Hội chớ không phải từ Tổng Thống (Đề
Mục III và nhứt là điều 49), vừa khi được nghị định
của Tổng Thống công bố thành phần Nội Các Chính Phủ,
Thủ Tướng Chirac cùng toàn thể Nội Các do ông lãnh
đạo đến trình diện trước Hạ Viện, mặc dầu Hiến Pháp
không bắt buộc việc bỏ phiếu tín nhiệm Chính Phủ của
Hạ Viện, trước khi Chính Phủ chính thức nắm lấy
quyền hành điều khiển Quốc Gia, như các Hiến Pháp
Đại Nghị Chế nguyên thủy.
Hành
động trên của Chính Phủ Chirac không có ý muốnn nói
lên toan tính của Chính Phủ tái tạo lại uy thế của
Quốc Hội Đại Nghị Chế, mà là một sứ điệp gián tiếp
gởi đến Tổng Thống Mitterand, rằng:
"Chính Phủ cũng có quyền chính danh
và hợp pháp của mình để hành xử quyền lực Quốc Gia
như Tổng Thống, vì Chính Phủ cũng được chính quốc
dân ủy thác cho quyền hành xử đó, với tư cách là
đại diện của dân trong thể chế Dân Chủ Đại Diện
(Đề Mục I), một cách gián tiếp qua các vị đại diện
của dân là Quốc Hội. Do đó chỉ có Quốc Hội mới có
quyền thu hồi quyền bính, lật đổ Chính Phủ chớ
không phải Tổng Thống. Nếu không, Tổng thống có
thể bị truy tố là vi hiến, lạm quyền, trong "mưu
toan bất chính " (Cohendet, La cohabitation,
Lecon d’une expérience, Paris, 1993, 100-134).
Với
hành động trên, Thủ Tướng Chirac cũng muốn hành động
vững thế, bằng cách trở về nguồn của Hiến Pháp 1958:
- Điều 5: Hiến Pháp giao cho Tổng Thống quyền "trọng tài."
Trong
khi đó điều 20: Hiến Pháp giao cho Thủ Tướng "nhiệm vụ hướng dẫn và thi hành đưnờg
lối chính trị Quốc Gia."
Nhắc
lại cho Tổng Thống Mitterand hai điều khoản trên,
một cách gián tiếp Thủ Tướng Chirac đã thuyên chuyển
quyền Hành Pháp từ điện Elisée (dinh Tổng Thống) đến
khách sạn Hotel Martignon (dinh Thủ Tướng và là trụ
sở của Chính Phủ), nói lên ý hướng người có thực
quyền Hành Pháp là Thủ Tướng Chính Phủ, chớ không
phải Tổng Thống, mặc dầu từ lâu "uy
thế cao cả (la grandeur) của
người hùng De Gaulle" và sự liên kết của tả
phái (xã hội và cộng sản) trong nhiệm kỳ 1 của Tổng
Thống Mitterand đã tạo thời cơ cho Tổng Thống làm lu
mờ ý nghĩa rõ ràng của Hiến Pháp (Cohendet, La
cohabitation, op. cit., id.).
Về
phía Tổng Thống, như chúng ta đã bàn đến ở phần đầu
của bài viết, Hiến Pháp còn dành nhiều quyền hạn
khác, chớ không phải chỉ hạn hẹp ở điều 5, nơi nương
tựa cho các lý luận của Thủ Tướng Chirac.
Ngoài
ra việc chỉ định hay thu hồi chức vụ Thủ Tướng (điều
6), lợi thế bị mất đi phân nửa hiệu nghiệm trong
trường hợp "đa số bất song đôi "
(découplage) như chúng ta đã bàn ở trên,
Tổng
Thống
cũng có quyền đua ra trưng cầu dân ý (điều 11),
nhưng ở đây, cũng như ở điều 8, sáng kiến đưa ra
trưng cầu dân ý phải được sự đồng thuận của Quốc Hội
Lưỡng Viện và Hội Đồng Nội Các, ngoại trừ trường hợp
năm 1962, Tổng Thống De Gaulle giải thích miễn cưỡng
điều 11, bất cần đồng thuận hay phản đối của bất cứ
ai, dựa vào uy tính là "người hùng"
và "vị cha chung sáng lập" ra
Bán Tổng Thống Chế.
Hiến
Pháp
cũng dành cho Tổng Thống quyền gửi thông điệp đến
Quốc Hội (điều 16),
quyền
giải
tán Hạ Viện sau một năm hoạt động (điều 12).
Trên
thực tế, Cố Tổng Thống Mitterand là một chính trị
gia lỗi lạc và khôn khéo, nên ít khi dùng các điều
khoản trên, là những điều khoản có "kết
quả quá trắng trợn và lộ liễu," việc hạ bệ Thủ
Tướng, giải tán Quốc Hội, trưng cầu dân ý là những
hành động có kết quả rầm rộ, ai cũng thấy được.
Người
ta có thể mất thiện cảm với Tổng Thống là nhà độc
tài, như "kỳ đà cản mũi ," "thọc
gậy bánh xe" vào chuyện chính trị của đất
nước.
Trong
âm thầm Mitterand dùng quyền ấn ký hay bác bỏ những
nghị định và sắc luật của Chính Phủ, đặt mình vào vị
thế như phe đối lập với Chính Phủ, làm cho các
chương trình của Chính Phủ bị tê liệt, dân chúng mất
tin tưởng.
Ông
cũng âm thầm bác bỏ việc tuyển chọn nhũng viên chức
tên tuổi vào các lãnh vực hành chánh, nhứt là lãnh
vực kinh tế làm cho một số chương trình của Chính
Phủ trở thành "không hữu dụng,"
Chính Phủ Chirac khó tháo vác được nền kinh tế của
đất nước, sẽ khó mà được dân bỏ phiếu cho kỳ tuyền
cử sắp tới (Poulard, "The French Double Esecutive
and the Experience of Cohabitation" in Political
Science Quaterly, 1990, n.2, 234-267).
Đề
Mục II cho Tổng Thống đặc quyền về quốc phòng và
quyền thương thuyết, ký kết những thoả ước bang giao
quốc tế.
Tổng
Thống Mitterand những lần đi họp thượng đỉnh quốc tế
cũng "xách" Thủ Tướng Chirac
đi.
Nhưng
do thủ tục ngoại giao được Đề Mục II vừa đề cập xác
định, chỉ có Tổng Thống Mitterand mới có quyền
thương thuyết, còn Thủ Tướng Chirac chỉ có mặt "cho có lệ," "im lặng" như kẻ
chẳng biết gì. Điều đó làm tổn thương đến hình ảnh
và uy tín của Thủ Tướng Chirac không ít.
Cũng
vì lý do đó mà Thủ Tướng Balladur từ chối không tham
dự cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G-7 (bảy nước kỹ
nghệ nhứt thế giới) được tổ chứcc tại Tokyo năm
1993.
Cuộc
sống "chung cư" của Hành Pháp "lưỡng đầu chế " trong Bán Tổng
Thống Chế của "cuộc cải cách của
Đại Tướng De Gaulle năm 1958...," qua những
nhận xét vừa kể, có lẽ trong tương lai sẽ không còn
"cống hiến cho nước Pháp những cơ
cấu Quốc Gia hữu dụng nhứt" như thuở ban đầu,
thời gian mà "người hùng" của
Tổng Thống De Gaulle đã làm cho người Pháp kính
trọng và thương yêu ông "trong tình
cha con."
Tổng
Thống De Gaulle đã ra đi, "người
hùng" của ông đã từ từ đi vào lịch sử, để lại
thừa kế cho nước Pháp vấn đề "chung
cư" của hai nhân vật chính trong nền Hành
Pháp.
Cả
hai đều "chính danh và hợp pháp"
để xử dụng quyền lực Quốc Gia.
Cuộc
sống "chung cư" luôn luôn ở
trong tình trạng căng thẳng, bất động, chạm trán hay
khủng hoảng. Nói rõ hơn, từ ngày Tổng Thống De
Gaulle mất đi, thể thức Bán Tổng Thống Chế của Đệ V
Cộng Hoà bắt đầu đi vào khủng hoảng.
Nhiều đề nghị được đưa ra để canh tân,
trong đó có cả đề nghị liên quan đến nhiệm kỳ của
Tổng Thống, mỗi nhiệm kỳ chỉ có 5 năm thay vì 7
năm và chỉ được tái cử một lần như trong Tổng
Thống Chế của Hoa Kỳ, thay vì quyền được tái cử vô
hạn định như Tổng Thống De Gaulle cho ghi vào Hiến
Pháp 1958 (Decaumont, "Le Quinquenat, l’échéc
d’hier, solution demain?," en Duhamel Parodi, La
Constitution de la Cinquième République, Paris
1988, 486-503).
Dù
sao đi nữa, nước Pháp cũng có nhiều khối óc lỗi lạc.
Chúng ta tin chắc rằng còn có "nhiều
cuộc cải cách của Đại tướng De Gaulle..." khác
trong tương lai sẽ được cống hiến cho nền chính trị
học thế giới và cho những ai trong tâm tư còn mang
hoài bảo thăng tiến đất nước của mình với những bài
học qúy giá khác
. Chúng ta chờ xem.
III - Một vài suy nghĩ thay lời kết.
A-
Đọc lại Hiến Pháp 1958 của Tổng Thống De Gaulle,
Hiến Pháp hiện hành của nước Pháp, không biết bạn
đọc nghĩ sao? Riêng cá nhân người viết phải rùng
mình.
Và sau đây là những lý do:
Tổng
Thống
có quyền giải tán Hạ Viện,
Tổng
Thống
có quyền chỉ định Thủ Tướng và nếu hiểu theo kiểu "giải thích cưỡng chế"
(interprétation forcée), cũng có quyền truất phế Thủ
Tướng, như vậy, nếu cần lật đổ luôn cả Chính Phủ.
Tổng
Thống
có quyền công bố luật đưọc Quốc Hội chuẩn y hay yêu
cầu Quốc Hội cứu xét lại (nói cách khác, Tổng Thống có
quyền chấp nhận hay bác bỏ đạo luật đã được Quốc Hội
biểu quyết đồng thuận.
Tổng
Thống
có quyền ấn ký hay bác bỏ các nghị định cũng như sắc
luật của Chính Phủ, chấp nhận hay bác bỏ việc tuyển
chọn các nhân viên giữ chức vụ cao cấp trong guồng máy
hành chánh.
Tổng
Thống
có quyền quyết định đưa ra trưng cầu dân ý, dù cho
Quốc Hội có hay không chấp thuận, Tổng Thống vẫn thực
hiện, trường hợp năm 1962.
Tổng
Thống
có quyền yêu cầu Hội Đồng Bảo Hiến (gồm 9 thành
viên, 3 là người do Tổng Thống chỉ định) tuyên bố về
đạo luật không được bàn cải thêm nữa, phải đem ra áp
dụng như nguyên bản đã viết (irrecevabilité ou
impossibilité à procéder).
Trong
trường
hợp khẩn trương, Tổng Thống được trọn quyền quyết
định các biện pháp cần thiết, không cần thông qua ý
kiến của ai, miễn là không giải tán Quốc Hội.
Vế
phía Tổng Thống đã vậy, còn về phía Chính Phủ:
Vị
Thủ Tướnglãnh đạo Hành Pháp có thể là "người " của Tổng Thống.
Chính
Phủ
có
nhiều
quyền
hành
rộng
rãi
hơn
trong
nhiều
lãnh
vực.
Những
lãnh
vực
dành
riêng
cho Quốc Hội, Quốc Hội cũng chỉ có quyền đưa ra
những luật lệ căn bản, còn việc thực hiện những điều
của "các lãnh vực riêng" đó, do Chính Phủ ra luật.
Nói tóm lại, trong các lãnh vực quyền hành Quốc Gia,
để hành xử quyền hành trong thực tế, mọi luật pháp
đều do Hành Pháp đưa ra và quyết định thi hành.
Mọi
luật lệ được Chính Phủ đưa ra, nếu trong thời gian
24 tiếng đồng hồ, Quốc Hội không tìm ra được đa số
tuyết đối để phản kháng, luật lệ sẽ đương nhiên có
hiệu lực phải tuân hành.
Người
đọc càng cảm thấy rùng mình hơn nữa, khi nghĩ đến
trường hợp "đa số song đôi," đa
số tuyển chọn Tổng Thống và đa số nghị sĩ trong Quốc
Hội, Tổng Thống có Thủ Tướng và đa số trong Quốc Hội
là "người nhà," với một Hiến
Pháp giao quyền cho Tổng Thống cũng như "Chính Phủ có quyền" như vừa kể,
thì Tổng Thống hay chính đảng của Tổng Thống sẽ
không có gì khó khăn thâu tóm mọi quyền hành đất
nước trong tay. Tình trạng "độc tài
hiến định" có thể dễ dàng xảy ra.
Không
phải
cỉ có nước Pháp với Đệ V Cộng Hoà mới tổ chức Quốc
Gia theo Bán tổng Thống Chế, thời gian trưóc đây Đức
Quốc dưới thời Hiến Pháp Weimar 1919 cũng áp dụng.
Kế đến các nước như Phần Lan (1919), Áo (1929), Ái
Nhĩ Lan (1937), Islande (1945), Bồ Đào Nha
(1976-1982) cũng theo Bán Tổng Thống Chế.
Và
gần đây, sau khi sau khi chế độ Cộng Sản ở Đông Âu
sụp đổ, Ba Lan va Romania cũng theo Bán Tổng Thống
Chế.
Nhưng
chưa có nước nào "chơi bảnh" và
"xả láng" dám giao cho bao nhiêu
quyền hành như vậy vào tay một người hay một nhóm
người, mà không sợ độc tài.
Người
Pháp có thể "nổi nóng" chống
lại tình trạng bất lực, "không hiệu
dụng" của Đại Nghị Chế nên "đạp
đổ" không cần biết đến hậu quả. Dù cho Đại
Nghị Chế đã bảo đảm cho họ dân chủ, "Tự
do, Bình Đẳng và Thân Hữu Hỗ Tương" (Liberté,
Égalité, Solidariété) từ thời Cách Mạng 1789 đến nay
chăng?
Có
lẽ câu hỏi hàm chứa một phần lý lẽ của nó, như câu
tục ngữ Ý mà chúng ta đã có dịp kể ra ở trên: "Mọi hành vi phản kháng đều hàm chứa
một tác động quá lố."
Nhưng
chúng tôi nghĩ rằng "hành động phản
kháng" của người Pháp trong trường hợp nầy là
"hành động phản kháng có cân nhắc"
(rationalisé).
Và
sự cân nhắc đó cho thấy người Pháp có lý.
Trường hợp "đa số song đôi " không phải chỉ xảy ra
dưới thời Tổng Thống De Gaulle, mà còn xảy ra cả ở
nhiệm kỳ 1 của Tổng Thống Mitterand, cũng như nhiệm
kỳ của Tổng Thống Valéry Giscard d’Estaing.
Vậy
mà cả Tổng Thống De Gaulle, lẫn Mitterand và Giscard
d’Estaing, không vị Tổng Thống nào trở thành chuyên
chế độc tài,
Tại
sao?
Chúng tôi nghĩ rằng mấu chốt của vấn đề nằm trong
câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi.
Có lẽ câu trả lời của chúng tôi không được một số
độc giả tán đồng.
Thật
ra chúng tôi cũng không có tham vọng là quyền "Bách Khoa Tự Điển," có in sẳn
câu trả lời chắc chắn cho độc giả. Chúng tôi chỉ có
ước ao là khiêm tốn đưa ra một ý kiến, một giả
thuyết và mong được đón nhận những chỉ giáo thêm của
mọi người, nhứt là của các bậc đàn anh. Con đường
muôn mặt và đa nguyên của chính trị là vậy.
Câu
trả lời của chúng tôi rất đơn sơ: "France, c’est la
France!": nước Pháp là nước Pháp!
Lời nói đó không phải là một câu định nghĩa trùng ý
(tautologie), mà là mọt lời quả quyết nói lên đặc
tính của nước Pháp và tính chất của người Pháp.
Nói
rõ hơn, nếu người Hoa Kỳ tin tưởng vào "phân chia quyền lực" dựa vào
phương thức "kiểm soát và cân bằng"
của họ trong Tổng Thống Chế, thì người Pháp qua cuộc
trưng cầu dân ý năm 1958 trao nhiều quyền hành rộng
rãi cho Tổng Thống, Thủ Tướng và Chính Phủ mà không
sợ độc tài, vì tinh thần dân chủ, "Tự do, Bình Đẳng và
Thân Hữu Hỗ Tương " dã được viết
vào tim óc họ, ít nhứt là từ năm 1789 đến nay: họ,
người lãnh đạo Chính Quyền cũng như dân chúng.
Bản
Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân 1789 là một
trong những Bản Tuyên Ngôn đầu tiên của nhân loại
nói lên quyền dân chủ và bình đẳng của con người.
"Liberté,
Egalité,
Fraternité"
được
biểu
tượng
bằng
lá
quốc
kỳ
ba
màu
sắc
của
nước
Pháp,
được
in
trên tiền tệ mà hằng ngày người dân Pháp cầm lấy
trong tay để giao tiếp và chung sống với nhau, nói
lên tâm thức của họ.
Và
cũng trong tinh thần đó, Tổng Thống De Gaulle,
Pompidou, Mitterand, Giscard d’Estaing, Chirac đã
được sinh ra và lớn lên cùng với mấy cục triệu người
dân khác.
Nhiều lần trong một số bài có chủ đề về
kinh tế, chúng tôi đã trình bày về tài nguyên và
vật chất (nguyên liệu, đất đai, cơ sở, máy móc,
tiền bạc) mà Karl marx gọi là "tư
bản"
(capital), chưa phải là yếu tố quyết định cho phát
triển kinh tế, mà là "số vốn nhân thức" (capital humain).
Cũng
vậy trong cách tổ chức Quốc Gia, những kỷ thuật tổ
chức (Tổng Thống Chế, Bán tổng Thống Chế hay Đại
nghị Chế), tự chúng chưa có thể đem lại cho đất nước
cuộc sống dân chủ, tự do, bình đẳng và văn minh cho
người dân.
Nước
Pháp hiện là cường quốc. Cường quốc Pháp được đặt
trên "số vốn nhân thức," đào
tạo trong tinh thần dân chủ, tự do và bình đẳng nói
trên.
Trong
cái nhìn đó, chúng ta không lạ gì mà Paris của
Victor Hugo, J.J. Rousseau, Montesquieu, Descates,
Pascal...được khắp thế giới ngưỡng mộ và tặng cho
danh hiệu là "Kinh Thành Ánh Sáng" (Ville de
Lumière) hay Kinh Thành của những bộ óc, kiến thức
lỗi lạc.
Đọc
lại lịch sữ Đệ V Cộng Hòa Pháp Quốc, chúng ta thường
bị chóa mắt trước
"uy thế cao cả" (la grandeur) của
Tổng Thống De Gaulle,
tài
ba
lỗi
lạc
Đại
Tướng
De
Gaulle
của
quân
lực
Pháp
đã
cùng
vời
đồng
minh
giải
phóng nước Pháp
những
lối cải cách đường lối chính trị và hành pháp đã
cống hiến cho nước Pháp "những cơ
chế hữu dụng nhứt, mà nước Pháp chưa hề biết đến
kể từ cuộc Cách Mạng 1789,"
đã
biến
nước Pháp từ một nước thua trận trước du kích chiến
của một nước nhược tiểu như Việt Nam ở Điện Biên
Phủ, thành một cường quốc với nguyên tử năng và ở vị
thế hàng đầu của 7 nước kỷ nghệ nhút thế giới, G-7.
Nhưng
có
lẽ không mấy ai còn nhớ ngày 27.4.1969 với
12.007.102 phiếu chống và 10.901.753 phiếu thuận,
trong một cuộc trưng cầu dân ý để cải cách thêm một
số vấn đề khác, Tổng Thống De Gaulle đã không được
dân chúng đồng thuận.
"Người
hùng" của dân tộc Pháp sau đó đã lặng lẽ ra đi, như
câu tục ngữ của người Pháp: "Il faut
savoir partir " (Cần phải biết giã từ ra đi),
khi đến lúc phải ra đi.
Tổng
thống sáng chói De Gaulle của nước Pháp đã âm thầm
trở vào bóng tối, sau khi đã thốt ra được câu: "La Patrie est servie" (Tôi đã
phục vụ quê hương).
Đức
tính cao cả (la grandeur) của bậc vĩ nhân là ở chỗ
đó, biết đứng ra nhận lãnh trách nhiệm phục vụ quê
hương, mặc cho những khó khăn và hy sinh, nhưng rồi
biết âm thầm ra đi, khi biết nhiệm vụ mình đã hết.
Bao
nhiêu quyền lực mà mình đã nắm lấy trong tay là để
phục vụ dân tộc và quê hương, không phải để cũng cố
quyền lực, bám lấy quyền lực và địa vị cho bằng
được, bằng mọi giá.
Tổng Thống De Gaulle đã biết "khiêm
nhường"
và "can đảm" chuyển giao địa vị và quyền hành
của Tổng Thống để lặng lẽ ra đi, khi thời điểm của
mình không còn nữa, là bài học cho chúng ta, qúy
giá hơn cả những điều mới mẻ mà ông đem ra
cải cách cho Đệ V Cộng Hoà Pháp Quốc, và Hiến Pháp
1958 còn ghi lại.
Nguồn:
http://www.taphoplenduong.net

Đa
Đảng và Chính Đảng Đối Lập
Trong Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức
(I)
Nguyễn Học Tập
I- Phần lý
thuyết
Có lẽ đọc thoáng qua Hiến Pháp 1949
Cộng Hoà Liên Bang Đức, người đọc, nhứt là những
người ngoại cuộc như chúng ta, khó tìm được những
điều khoản rõ rệt liên quan đến việc bảo đảm tính
cách đa nguyên, đa đảng và thành phần đối lập.
Nhưng trong tâm khảm người Đức,
nhứt là những nhà soạn thảo Hiến Pháp 1949, vừa
thoát khỏi cơn ác mông độc tài kinh hoàng của Rudolf
Hitler, không thể nào bỏ sót yếu tố quan trọng trong
việc thiết lập lại "dân chủ bảo đảm" mà
họ nhằm đạt tới và chính Hiến Pháp là văn bản bảo
chứng tiên khởi cho nền dân chủ nhân bản Quốc Gia.
Hiểu được tâm trạng đó, chúng ta
thử tìm những tư tưởng xác định để bảo đảm cho Quốc
Gia một cuộc sống dân chủ đa nguyên, đa đảng và bảo
đảm cho thành phần đối lập với Chính Quyền đương
nhiệm, mà chúng tôi nghĩ là yếu tố không thể thiếu
để bảo vệ dân chủ nhân bản.
Đọc qua văn bản, các định nghĩa,
cách phân chia chương mục và tiểu đoạn, chúng ta
thấy được bốn định hướng cột trụ là nền tảng cho toà
nhà Hiến Pháp 1949:
1- nguyên tắc dân
chủ tự do.
2- nguyên tắc Quốc Gia Pháp Trị.
3- nguyên tắc cơ chế Liên Bang.
4- nguyên tắc bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm
của con người (Schneider-Zeh, Parlamentsrecht
und Parlamentspraxis in der Bundesrepublik
Deutschland, Berlin-New York 1989).
A- Nguyên tắc
dân chủ tự do
Nguyên tắc dân chủ tự do được hai
điều 20 và 28 của Hiến Pháp 1949 tuyên bố:
"Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc
gia Liên Bang, Dân chủ và Xã hội".
Mọi quyền lực Quốc gia đều phát xuất từ dân chúng.
Dân chúng hành xử quyền lực của mình trong các
cuộc đầu phiếu, trưng cầu dân ý và qua các cơ quan
đặc trách của quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp" (Điều 20, đoạn 1 và 2, Hiến Pháp 1949
CHLBD).
"Thể
chế hiến định của các Tiểu Bang (Laender) phải hợp
với nguyên tắc Quốc Gia Pháp Trị, Cộng Hoà, Dân
Chủ và Xã Hội, theo tinh thần của Hiến Pháp nầy. Ở
các Tiểu Bang, Vùng (Kreise) và Xã Ấp (Gemeinde),
dân chúng phải có được thành phần đại diện do các
cuộc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, tự do, bình
đẳng và kín" (Điều 28, id.).
Qua tinh thần của hai điều khoản
vừa kể, chúng ta có thể rút ra những hệ luận liên
quan đến các chính đảng và thành phần đối lập:
các
chính
đảng
và
thành
phần
đối
lập
được
thể
chế
dân
chủ
bảo
đảm,
các
chính
đảng
và
thành
phần
đối
lập
là
yếu
tố
bảo
đảm
dân
chủ,
đối
với
Chính
Phủ đương nhiệm, bắt buộc Chính Phủ phải hành quyền
với trách nhiệm của mình.
chính
đảng
và
thành
phần
đối
lập
hiện
tại
là
yếu
tố
quyết
định
tổ
chức
hành
chánh
luân phiên trong tương lai.
1- Trước hết địa vị và vai trò các
chính đảng và thành phần đối lập được thể chế dân
chủ bảo đảm.
Các chính đảng đương quyền hay
chính đảng đối lập là một phần dân chúng trong cộng
đồng Quốc Gia, được tổ chức theo thể chế "Dân chủ, Liên Bang và Xã Hội"
(điều 20, đoạn 2, id.). Trong một Quốc Gia dân chủ,
một trong những nguyên tắc căn bản không thể thiếu
là quyền bình đẳng:
"Mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật".
"Người nam và người nữ đều có quyền như nhau".
"Không ai có thể bị thiệt hai hoặc được ưu đãi do
phái tính, sinh trưởng, chủng tộc, gia đình, ngôn
ngữ, quốc tịch, xuất xứ, tín ngưỡng, ý kiến tôn
giáo và chính trị" (Điều 3, đoạn 1, 2 và 3,
id.).
Trong tinh thần dân chủ và bình
đẳng vừa kể, tư tưởng thành phần các chính đảng đối
lập được Hiến Pháp bảo đảm, đã được Viện Bảo Hiến
(Bundesverfasssungsgericht) long trọng xác nhận:
"Quyền
thành lập chính đảng và hoạt động đối lập nằm
trong các nguyên tắc căn bản của nền tảng tự do và
dân chủ, chiếu theo điều 21, đoạn 2 của Hiến Pháp,
bên cạnh các nguyên tắc về trách nhiệm của Chính
Phủ, nguyên tắc đa nguyên và nguyên tắc liên quan
đến việc các chính đảng đều có cơ hội như nhau"
(BverfGE 2, 1; 5, 85).
Và sau đây là điều 21, đoạn 2 mà
Viện Bảo Hiến đề cập:
"Các chính đảng có chủ đích hoặc cách
hành xử của các đảng viên thuộc hệ có ý phá hoại,
loại trừ thể chế căn bản tự do, hoặc hăm dọa sự
tồn vong của Cộng Hòa Liên Bang Đức, là những
chính đảng bất hợp hiến...".
Dĩ nhiên "các
chính đảng bất hợp hiến" mà các nhà soạn thảo
Hiến Pháp 1949 CHLBD nhắm trước tiên chắc chắn là
những tổ chức phía bên kia (Đông Đức), bởi lẽ Hiến
Pháp đang được viết lúc đất nước còn bị chia đôi.
Nhưng tư tưởng của các vị không chỉ
hạn hẹp vào những tổ chức "phía bên
kia" thôi, khi các vị viết lên nguyên tắc
trên.
Mục đích của Hiến Pháp mà qúy vị
đang viết là để bảo đảm nền dân chủ cho dân tộc, sau
những đại hoạ chết chóc và đổ nát của thế chiến thứ
II mà Hitler đã tạo nên cho đất nước với đường lối
độc tài, độc đảng, coi con người như súc vật của ông
ta.
Các vị muốn bảo đảm cho nền dân chủ
tự do mà dân tộc Đức mong thấy được thực hiện và tồn
tại.
Do đó Hiến Pháp phải là "hàng rào bảo đảm chống lạm quyền"
(Garantismus) bất cứ từ đâu đến, từ "phía
bên kia", hay phía "bồ nhà"
cũng vậy, phía "đa số đương quyền"
hay phía "chính đảng đối lập"
cũng vậy.
"... Quốc Gia Dân
Chủ, Liên Bang và Xã Hội" (Điều 20, đoạn 1,
Hiến Pháp 1949 CHLBD) sẽ coi là "bất
hợp hiến", có nghĩa là đặt ra ngoài vòng pháp
luật bất cứ thành phần phe phái nào, "phía bên kia" (Cộng Sản Đông
Đức) hay "phía bồ nhà" (các
chính đảng trong lãnh thổ Tây Đức lúc đó), các chính
đảng đương quyền (Chính Phủ) hay các chính đảng đối
lập cũng vậy.
Không ai có thể vi phạm thể chế "Dân Chủ, Liên Bang và Xã Hội"
của Quốc Gia!
Điều đó cho thấy các chính đảng đối lập được bảo vệ
chống lại mọi cách hành xử quyền lực Quốc Gia thiên
vị, phe phái, áp bức tùy hỷ của giới đương quyền.
Nguyên tắc bảo đảm cho quyền tự do
thành lập chính đảng và hoạt động đối lập trong thể
chế dân chủ của "... Quốc Gia Dân
Chủ, Liên Bang và Xã Hội" phát xuất từ đó.
Còn nữa, đi sâu hơn vào việc áp
dụng nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong các hoạt
động Quốc Gia, chúng ta càng thấy rõ hơn việc bảo
đảm cho các chính đảng đối lập phát xuất từ nguyên
tắc dân chủ:
"Hạ
Viện Liên Bang (Bundestag) biểu quyết với đa số
phiếu đồng thuận, trừ các trường hợp Hiến Pháp nầy
quyết định cách khác. Đối với những cuộc bầu cử
nội bộ Hạ Viện, điều lệ nội bộ có thể dự liệu các
trường hợp ngoại lệ" (Điều 42, đoạn 2, id.).
"Đa số thành viên Hạ Viện Liên Bang
(Bundestag) và Thượng Viện Liên Bang (Bundesrat),
theo tinh thần của Hiến Pháp nầy là đa số của tổng
số các thành viên được luật pháp quy định"
(Điều 121, id.).
Với nguyên tắc dân chủ "thiểu số phục tùng đa số" vừa
được nêu lên trong hai điều 42, đọan 2 và điều 121
của Hiến Pháp 1949 CHLBD, mặc nhiên Hiến Pháp cũng
thừa nhận cho các chính đảng thiểu số đối lập, không
thuộc thành phần đa số đương quyền trong Chính Phủ
và Quốc Hội, cũng có cơ hội và điều kiện tự do ảnh
hưởng đến việc tạo ảnh hưởng của đa số: có tiếng nói
để phát biểu ý kiến và đặt điều kiện với thành phần
đa số trong Quốc Hội và trong Chính Quyền, cũng như
cho dân chúng thấy đâu là quan niệm đúng đắn, chương
trình khả thi và hiệu năng, không thiên vị, phe phái
đảng trị, không phung phí tài nguyên Quốc Gia mà vẫn
đạt được lợi ích cho mỗi người và cho cuộc sống Cộng
Đồng Quốc Gia.
Điều vừa kể, các chính đảng
đối lập có cơ hội và điều kiện nói lên ý kiến của
mình và đặt điều kiện với giới đương quyền, được
điều 21 Hiến Pháp đứng ra bảo đảm:
"Các chính đảng cộng tác vào việc
tạo nên đường hướng chính trị của dân chúng"
(Điều 21, đoạn 1, id.).
Ý nghĩa vừa kể của điều khoản
Hiến Pháp cho thấy đường lối chính trị lãnh đạo
Quốc Gia không phải chỉ là đường lối độc tôn như
giáo điều của
"Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiền
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu
trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân lao
động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lenin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng lãnh đạo Nhà
Nước và Xã Hội" (Điều 4, Hiến Pháp
CHXHCNVN), mà kết quả của lập trường các chính
đảng đa số đương quyền, cùng với ý kiến và điều
kiện của các chính đảng đối lập, có khả năng "ảnh hưởng, đặt điều kiện, điều
hoà, cắt tỉa, hảm thắng bớt" chính hướng của
đa số, với mục đích sao hành động có lợi cho đất
nước.
Như vậy, thể chế dân chủ tự do
bảo đảm cho các chính đảng đối lập có khả năng "ảnh hưởng, đặt điều kiện, điều
hòa, cắt tỉa, hảm thắng bớt" chính hướng của
đa số, mặc nhiên nói lên tính cách chính danh
(légittime) các quyết định của đa số đương quyền
và hành động của Chính quyền là hành động theo thể
thức dân chủ.
Bởi lẽ các quyết định và hành
động của Chính Quyền đều được "lọc
qua" chính kiến của các chính đảng đối lập
(Gherig, Parlament - Regierung - Opposition:
Dualismus als Voraussetzung fuer eine
parlamentarissche Kontrolle der Regierung,
Muenchen 1969, 189s).
2 + 3: Các chính đảng thiểu số
đối lập là tiếng nói bảo chứng của phương thức dân
chủ đối với hành động có trách nhiệm của Chính
Quyền và là yếu tố quyết định cho tổ chức hành
quyền luân phiên trong tương lai.
Sự hiện diện của các chính
đảng đối lập trong thể chế dân chủ là tiếng nói
bảo chứng luôn luôn gióng lên bên tai giới đương
quyền rằng quyền hành của họ là quyền hành có giới
hạn trong lằn mức hiến định và pháp định, và trong
khoảng thời gian cố định được Hiến Pháp tiền liệu.
Chính Quyền không được "tác oai, tác quái" hành xử
quyền lực đất nước tùy hỷ và "kéo
dài thời gian tác quyền vô hạn định", coi
đồng bào như là thần dân phải phục dịch cho và đất
nước như tư hữu của ông bà họ để lại, như những ai
tự cho mình là "... đội ngũ tiền
phong của giai cấp công nhân,... đại biểu trung
thành quyền lợi giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc", tự cho mình có
quyền "... theo chủ nghĩa
Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng
lãnh đạo Nhà Nước và Xã Hội" để áp lên đầu
lên cổ dân Việt Nam.
Trong thể chế dân chủ tự do,
tất cả những đặc tính và tước hiệu ngoạn mục vừa
kể, "đội ngũ tiền phong,... đại
biểu trung thành quyền lợi giai cấp công
nhân,... lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội",
phải do "công nhân, nhân dân lao
động và cả dân tộc" phong cho bằng cách đứng
ra "biểu quyết với đa số phiếu
đồng thuận" trong các cuộc "phổ
thông đầu phiếu, trực tiếp, tự do, bình đẳng và
kín" (Điều 28, đoạn 1, Hiến Pháp 1949
CHLBD).
Nếu không, những tước hiệu và
chức vụ ngoạn mục vừa kể chỉ là những đặc tính và
tước hiệu, chức vụ vô giá trị của những kẻ tiếm
quyền, chuyên chế, tự tôn (autocrate) và tự phong
cho, dẫu cho đất nước có được gọi là "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Nhân
Dân" cũng vậy.
Ngoài ra, các tước hiệu và
chức vụ phải được Hiến Pháp xác định không những
bằng cách hành xử theo luật pháp, mà còn trong
thời gian giới hạn, nếu không "công
nhân..., nhân dân lao động và cả dân tộc..."
có thể lầm tưởng rằng "Đảng
và...đội ngũ tiên phong..., đại biểu trung
thành..., lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội"
là bè đảng của nhóm "Độc Tài Toàn
Trị" (Dictatorialisme Totalitarisme) hay
nhóm "Quân Chủ Độc Tôn"
(Monarchie Absolue) mà các máy chém của của thời
Cách Mạng Pháp 1789 chưa thanh toán hết.
Tước hiệu và thời gian của
quyền lực Quốc Gia trong thể chế dân chủ tự do
phải được dân chúng phong tước cho và được Hiến
Pháp ghi nhận làm bảo chứng.
Đó là những gì Hiến Pháp 1949
CHLBD ghi lại:
"Các dân biểu Hạ Viện Liên Bang
được tuyển chọn qua các cuộc phổ thông đầu phiếu
trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín" (Điều
38, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD),
"Hạ Viện Liên Bang được tuyển chọn
có thẩm quyền bốn năm. Chu kỳ quyền hạn của Hạ
Viện chấm dứt đồng thời với phiên họp đầu tiên
của Hạ Viện mới" (Điều 39, đoạn 1, id., tu
chính 23.08.1976).
"Tổng Thống Liên Bang được Hội Đồng
Quốc Gia (Bundesversammlung) tuyển chọn, không
cần tranh luận" (Điều 54, đoạn 1, id.).
"Nhiệm kỳ của Tổng Thống kéo dài 5
năm. Việc tái cử liền sau nhiệm kỳ vừa chấm dứt
chỉ được chấp nhận thêm một lần" (Điều 54,
đoạn 2, id.).
"Hạ Viện Liên Bang có thể bất tín
nhiệm Thủ Tướng Liên Bang, nếu đa số dân biểu
đồng thuận chọn vị Thủ Tướng kế vị (konstruktive
Misstrauensvotum: bất tín nhiệm xây dựng), và
yêu cầu Tổng Thống triệu hồi quyền hạn của Thủ
Tướng" (Điều 67, đoạn 1, id.).
"Nhiệm vụ của Thủ Tướng và các Bộ
Trưởng Liên Bang chấm dứt, khi Hạ Viện Liên Bang
mới bắt đầu nhóm họp. Nhiệm vụ của Bộ Trưởng
Liên Bang (và của cả Nội Các) chấm dứt, mỗi khi
Thủ Tướng hết quyền hạn" (Điều 69, đoạn 2,
id.).
Qua những suy tư và trích dẫn
trên, chúng ta thấy rằng trong thể chế dân chủ,
quyền hành của giới đương nhiệm được Hiến Pháp
giới hạn bằng thể thức được giao phó, lãnh vực xác
định và thời gian có giới hạn.
Đó là ý nghĩa và nhiệm vụ
chính của các Hiến Pháp Tây Âu nói chung và CHLBD
nói riêng.
Nhiệm vụ chính của Hiến Pháp không phải là để nêu
lên phương thức tổ chức Quốc Gia nói chung và
Chính Quyền nói riêng.
Hiến Pháp có mục đích khởi
thủy và ưu tiên là bảo vệ con người và người công
dân với địa vị và các quyền liên hệ, bằng cách
đứng ra chỉ định thể thức tổ chức và giới hạn
quyền hành của cơ chế Quốc Gia.
Nói cách khác Hiến Pháp nêu
lên các phương thức tổ chức Quốc Gia, thiết định
đường lối phải theo và các lằn mức hành xử quyền
lực Quốc Gia không thể vượt qua là để bảo vệ và
phát huy con người và người công dân.
Từ Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ
1776 và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân
Cách Mạng Pháp 1789 trở đi, nói đến Hiến Pháp là
trước tiên người ta nói đến văn bản "giới hạn quyền hành của Chính
Quyền để bảo đảm cho con người và người công
dân", trước khi là những văn bản trình bày
đường lối tổ chức Quốc Gia và thể thức tổ chức
Chính Quyền:
"Hiến
Pháp được người dân Tây Âu luôn luôn hiểu đồng
nghĩa là một văn bản bảo chứng (Garantismo).
Ở Tây Âu người dân đòi buộc phải có Hiến Pháp,
nếu muốn thiết lập Quốc Gia. Hiến Pháp đối với
họ là một văn bản nền tảng, hay một loạt các
nguyên tắc cơ bản thể hiện thể thức tổ chức Quốc
Gia, nhằm giới hạn mọi cách hành xử quyền hành
tự tung tự tác tùy hỷ và bảo đảm một Chính Quyền
có giới hạn" (Giovanni Sartori, Elementi di
teoria politica, III ed., Il Mulino, Bologna 1995,
18).
Hiểu như vậy, chúng ta thấy
rằng nguyên tắc thứ nhứt xác định quyền hành Quốc
Gia không ai có thể vượt qua đã được Hiến Pháp
1949 CHLBD xác định:
"Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc
Gia Cộng Hoà, Dân Chủ, Liên Bang và Xã Hội"
(Điều 20, đoạn 1 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
"Con người và người công dân Đức"
sống trong lằn mức đó, không một lực lượng nào,
ngoại nhập từ "phía bên kia"
hay nội tại "phía bồ nhà" có
thể áp bức, khống chế, vi phạm nhân phẩm và các
quyền bất khả xâm phạm của mình, bao giờ Hiến Pháp
còn hiện hữu
"Phẩm giá con người bất khả xâm
phạm. Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là tôn
trọng và bảo đảm nhân phẩm đó. Các quyền căn bản
sẽ được kể sau đây là những quyền có giá trị bắt
buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, như
là quyền bắt buộc trực tiếp" (Điều 1, đọan 1
và 3, id.)
Thể chế dân chủ tự do như vừa
kể còn được tăng cường bảo vệ bởi tính cách hợp
hiến của quyền tự do lập đảng và hoạt động đối lập
với Chính Quyền đương nhiệm:
"Quyền thành lập và hoạt động đối
lập nằm trong nguyên tắc căn bản của thể chế dân
chủ tự do" (BverfGe 2, 1; 5, 85).
"Chỉ nội việc thành phần các chính
đảng đối lập hiện hữu và hoạt động hữu hiệu, phe
đối lập là tiếng chuông cảnh tỉnh gióng bên tai
giới cầm quyền đương nhiệm rằng thời gian tồn
tại của Chính Quyền tại chức được tính từng ngày
một. Trong tương lai sẽ có đường lối lãnh đạo
Quốc Gia hiệu năng hơn và hấp dẫn hơn"
(Schneider-Zeh, Parlamentsrecht und
Parlamentspraxis in der Bundesrepublik
Deutschland, Berlin-New York 1989, 1063-1064).
Hiểu như vậy sự hiện hữu của
các chính đảng đối lập là viễn ảnh cho một nền "Dân Chủ Luân Phiên"
(Alternanzdemokratie). Đó là một hình thức bảo vệ
Dân Chủ và làm cho "Dân Chủ cầu
tiến", "Dân Chủ hiệu năng", "Dân Chủ hoàn hảo
hóa", thay vì "Dân Chủ độc
tài, phe nhóm, thiên vị" hay "Dân Chủ ngủ gà ngủ gật".
B- Cột trụ thứ
hai của Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Đức, dựa
vào đó nguyên tắc đa đảng và các chính đảng đối
lập được bảo đảm, đó là nguyên tắc "Quốc Gia Pháp Trị " .
Sau đây là những điều khoản được
Hiến Pháp tuyên bố về nguyên tắc "Quốc
Gia Pháp Trị":
"Mọi quyền lực Quốc Gia đều phát xuất
từ dân chúng. Dân chúng hành xử các quyền mình
trong các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý và qua các
cơ quan chuyên biệt của ngành Lập Pháp, Hành Pháp
và Tư Pháp" (Điều 20, đoạn 2 Hiến Pháp 1949
CHLBD).
"Quyền Lập Pháp bị giới hạn bởi các
điều khoản của Hiến Pháp, quyền Hành Pháp và Tư
Pháp, bởi luật pháp và các quyền (của con người và
người công dân)" (Điều 20, đoạn 3, id.).
"Thể chế hiến định các Tiểu Bang
(Laender) phải phù hợp với các nguyên tắc Quốc Gia
Pháp Trị Cộng Hoà, Dân Chủ và Xã Hội, theo tinh
thần của Hiến Pháp nầy. Ở các Tiểu Bang, Vùng
(Kreise) và Xã Ấp (Gemeinde) dân chúng phải có
được thành phần đại diện do các cuộc bầu cử phổ
quát, trực tiếp, tự do, bình đẳng và kín"
(Điều 28, đoạn 1, id.).
Tinh thần "Quốc
Gia Pháp Trị" trong Tổng Thống Chế được áp
dụng hơi khác, so với Đại Nghị Chế hay "Quốc Hội Chế " (Parlamentarism).
Trong Tổng Thống Chế, quyền hạn của
mỗi cơ quan quyền lực Quốc Gia được phân định rõ rệt
(Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp), theo nguyên tắc
phân quyền "Kiểm soát và Cân bằng"
(Checks anh Balances) của Tổng Thống Chế Hoa Kỳ.
Trong Đại Nghị Chế, thể chế của hầu
hết các Quốc Gia Âu Châu, kể cả các Quốc Gia còn
theo thể chế Quân Chủ (Quân Chủ Lập Hiến), Chính
Quyền và thành phần đa số trong Quốc Hội mang một ý
nghĩa khác hơn.
Vị Thủ Tướng Chính Phủ do thành
phần đa số trong Quốc Hội (đa số tuyệt đối, 50%+1
phiếu) đề cử và Tổng Thống bổ nhiệm (Điều 63, đoạn
2, id.).
Thủ Tướng Chính Phủ và thành phần
Nội Các (các Bộ Trưởng) tuyên thệ trước Quốc Hội để
được Quốc Hội biểu quyết tín nhiệm, trước khi hành
xử quyền lực Quốc Gia (Điều 64, đoạn 2, id.).
Hạ Viện Liên Bang có thể bất tín
nhiệm Chính Phủ, nếu đa số dân biểu đồng thuận chọn
một Thủ Tướng khác thay thế (Điều 67, đoạn 1, id.).
Và dĩ nhiên các dự án luật thường
do Chính Phủ đề xướng, đưa qua Quốc Hội sẽ được đa
số nghị sĩ "bồ nhà" của các
chính đảng đa số thành viên trong Quốc Hội chấp
thuận, trở thành luật.
Điều đó cho thấy trong Đại Nghị
Chế, giữa Chính Phủ và thành phần đa số trong Hạ
Viện luôn luôn có sự "cấu kết, đồng
thanh cộng hưởng" trong đường lối lãnh đạo,
cũng như trong các hoạt động Quốc Gia.
Nói cách khác, nguyên tắc phân
quyền giữa Chính Phủ và thành phần đa số trong Hạ
Viện không được áp dụng triệt để trong Đại Nghị Chế.
Trong Đại Nghị Chế, Lập Pháp và
Hành Pháp có khuynh hướng sát nhập nhau thành một
khối, cộng tác hơn là phân chia quyền lực.
Điều đó có thể là có nguy cơ Quốc
Hội (nhứt là Hạ Viện) và Hành Pháp toa rập nhau để
khuynh đảo thể chế tự do dân chủ của Quốc Gia.
Bởi đó trong Đại Nghị Chế, cần có
những thể thức khác để giới hạn quyền hành, toa rập
tự tung tự tác bất chính, cần có những chủ thể khác
để giao phó quyền kiểm soát và cân bằng "Checks anh Balances" của Tổng
Thống Chế, kiểm soát và đối kháng lại khối Hành Pháp
và khối đa số trong Hạ Viện toa rập bất chính.
Đó là sự kiểm soát và đối kháng lại
của các chính đảng đối lập, ngay cả trong lòng Hạ
Viện, để bù trừ lại cho những gì thua thiệt của việc
kiểm soát và cân bằng của Tổng Thống Chế. Các chính
đảng đối lập hành xử quyền hiến định của mình không
những bằng cách chỉ trích, kiểm soát, mà còn thắng
bớt, cân bằng, điều chỉnh chính hướng lãnh đạo Quốc
Gia, sao cho đường lối và hoạt động của Chính Quyền
"thích hợp và hiệu năng" đối với
lý tưởng và lợi ích của xứ sở.
Ngay chính việc các chính đảng đối
lập đồng thuận hay phản đối, cắt giảm ngân sách công
qũy hàng năm cũng là tiếng nói cảnh tỉnh cho "thích hợp và hiệu năng" đối với
đường lối, cách tổ chức và hoạt động của Chính Phủ.
Đó là chưa nói đến những ý kiến đồng thuận, sửa đổi
hay phản đối trên những lãnh vực khác, đối nội cũng
như đối ngoại.
Với khả năng dung hoà, hạn chế hay
đồng thuận khuyến khích thể thức điều hành quyền lực
Quốc Gia, bằng các hoạt động của mình, các chính
đảng đối lập cộng tác tăng cường thêm
"hiệu năng" cho nguyên tắc Dân Chủ và Quốc Gia
Pháp Trị, để bảo toàn và nới rộng thêm khuôn thước
cho tự do cá nhân (Gherig, Gewalenteilung zwissen
Regierung und parlamentarische Opposition, in DVBL,
1971, 633s).
Khả năng dung hoà, kiểm soát, cắt
xén hạn chế chính hướng và phương thức hành xử quyền
lực Quốc Gia vừa kể của các chính đảng đối lập, được
Hiến Pháp nêu lên ở điều 93:
"Viện Bảo Hiến Liên Bang
(Bundesverfassungsgericht) sẽ quyết định trong
trường hợp bất đồng ý kiến hay nghi vấn về các vấn
đề thích hợp hay không giữa luật pháp Liên Bang
hay luật pháp của Tiểu bang với Hiến Pháp hiện
tại, hoặc giữa luật pháp của Tiểu Bang với các đạo
luật của Liên Bang, nếu được Chính Phủ Liên Bang,
Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ Hạ
Viện Liên Bang yêu cầu" (Điều 93, Hiến Pháp
1949 CHLBD).
Đoạn văn "...
Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ của Hạ
Viện Liên Bang yêu cầu" cho thấy Hiến Pháp
nâng cao "khả năng đối lập" của
các chính đảng lên "lằn mức khả
thi" thiệt thực.
Trong một Quốc Gia Liên Bang như
Đức Quốc hay Hoa Kỳ, các chính đảng đa số đang chiếm
đa số ghế trong Hạ Viện và đang lãnh đạo Quốc Gia
trong Chính Phủ.
Nhưng các chính đảng đối lập có thể
đang lãnh đạo Chính Phủ ở một hay nhiều Tiểu Bang
nào đó, cũng như đang chiếm 1/3 số ghế hay hơn nữa
trong Hạ Viện Liên Bang. Đó là điều hiển nhiên dễ
xảy ra. Hay là tình trạng tự nhiên ở một Quốc Gia
dân chủ tự do.
Trên thế giới, khó có Quốc Gia nào
mà trong cuộc bỏ phiếu dân chúng đồng thuận đến 99%
ủng hộ các quyết định của "Đảng và
Nhà Nước mình", như ở nước CHXHCNVN, theo Xã
Hội Chủ Nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chỉ con số tỷ lệ 99% cũng nói lên
trình độ dân chủ của chế độ lãnh đạo Xã Hội Chủ
Nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là con số
càng nêu lên, càng làm trò cười cho thiên hạ!
Trở lại Hiến Pháp 1949 CHLBD, các
chính đảng đối lập có thừa khả năng để chiếm được
Chính Phủ ở một hay nhiều Tiểu Bang, hoặc đang chiếm
1/3 hay hơn nữa số ghế ở Hạ Viện Liên Bang. Và Hiến
Pháp xác định là mỗi khi chỉ cần có một Chính Phủ
của một Tiểu Bang hay 1/3 số dân biểu Hạ Viện Liên
bang yêu cầu là Viện Bảo Hiến sẽ duyệt xét lại tính
cách hợp hiến hay vi hiến các đạo luật đã được thành
phần đa số Chính Phủ đương quyền soạn ra và được đa
số Hạ Viện chuẩn y.
Quyết định như vậy là Hiến Pháp
trao cho các chính đảng đối lập khả năng thực hữu
kiểm soát tính cách hợp hiến hay vi hiến việc làm
của Chính Quyền và Hạ Viện.
Sau khi nhận được lời yêu cầu của
các chính đảng đối lập, chỉ cần một Chính Phủ của
một Tiểu Bang hay 1/3 dân biểu Hạ Viện, là Viện Bảo
Hiến, một cơ quan trung hòa và độc lập, sẽ phán
quyết.
"Đảng và Nhà Nước
mình" cũng như thành phần đa số Hạ Nghị Sĩ
được đắc cử với 99% số phiếu sẽ khó lòng mà "cậy quyền, ỷ thế ", dựa vào số
đông, "cả vú lấp miệng em" để
lừa lọc và coi luật pháp như rơm rác.
"Quốc Gia Pháp Trị"
là vậy!
Nói cách khác, các chính đảng đối
lập trong Hiến Pháp 1949 CHLBD có thực quyền đối
lập, để "thừa hành" "quyền và bổn
phận" đối lập của mình được Hiến Pháp giao
phó, bênh vực quyền lợi của xứ sở, bênh vực dân chủ
tự do và bênh vực phẩm giá và các quyền căn bản bất
khả xâm phạm của con người.
Các chính đảng đối lập trong Hiến
Pháp 1949 CHLBD không phải chỉ là "nghị
gù, nghị gật", làm "nô bộc,
vâng dạ" cho
"Đảng Cộng Sản là bậc thầy không thể
sai lầm về phương diện ý thức hệ; về phương diện
áp dụng thực hành, Đảng là sự Chính Xác Tuyệt
Đỉnh; về phương diện trí thức, Đảng là Thần Thánh"
(R.G., Lenin’s Legacy: The Story of CPSU, in The
Breznev Party, Standford Univ., Standford,
California 1978, p. 255).
Các chính đảng đối lập được Hiến
Pháp 1949 CHLBD mặc nhiên giao cho nhiệm vụ "điều chỉnh, thắng bớt, cắt tỉa, phản
đối và loại trừ" đường lối và hoạt động quá
lố, sai lầm, không hiệu năng của đa số đương quyền
trong Chính Phủ và Hạ Viện.
Điều đó nằm trong tinh thần khôn
ngoan của câu nói ngàn đời của người La Tinh:
"Sai lầm là bản tính của con người!"
(Errare humanum est!), khác với thái độ kiêu ngạo và
đầu óc tối tăm được thể hiện qua câu nói trên của
Leonid Breznev, chúng tôi vừa trích dẫn ở trên.
Khả năng thực hữu của các chính
đảng đối lập luôn giữ cho giới cầm quyền thi hành
quyền lực quốc Gia trong khuôn khổ hiến định và luật
định, "Quốc Gia Pháp Trị" để
bảo đảm cho dân chủ tự do và con người có cuộc sống
"người cho ra người".
C- Thể chế
Liên Bang mặc nhiên công nhận và bảo vệ phương
thức đa đảng và chính đảng đối lập.
Ở trên chúng ta vừa đề cập thể thức
cấu tạo Quốc Gia theo cơ chế Liên Bang tạo ra cơ hội
cho các chính đảng đối lập có thể lãnh đạo Chính Phủ
ở một hay nhiều Tiểu Bang, mặc cho Chính Quyền cũng
như Hạ Viện Liên Bang do thành phần đa số lãnh đạo.
Lãnh đạo Chính Quyền, điều khiển và
quản trị một hay nhiều Tiểu Bang, các chính đảng đối
lập có cơ hội cho dân chúng thấy, không những ở một
hay nhiều Tiểu Bang nơi họ đương nhiệm, mà cả dân
chúng toàn quốc, thấy được đường lối đúng đắn, tài
năng và phương thức lãnh đạo hiệu năng, ích lợi cho
địa phương nói riêng và cho xứ sở nói chung.
Đó là món tiền cọc đặt trước cho kỳ
tuyển cử tới, để chính đảng hay các chính đảng đối
lập hiện tại sẽ là giới lãnh đạo Chính Quyền và Hạ
Viện Liên Bang ở trung ương (Friedrich F.,
Landparlament in der Bundesrepublik, Berlin 1975,
215).
Không những vậy, nhìn vào cấu trúc
Thượng Viện Liên Bang, chúng ta cũng thấy được Hiến
Pháp 1949 CHLBD tiền liệu cho quyền đối lập của các
chính đảng được tăng cường, chống lại tập đoàn, phe
phái và đảng trị của phe đa số:
"Thượng Viện Liên Bang (Bundesrat)
được cấu tạo bằng các thành viên của các Chính Phủ
các Tiểu Bang. Các thành viên đó được các Chính
Phủ liên hệ tuyển chọn và thu hồi. Các Chính Phủ
các Tiểu Bang có thể đặc phái những thành viên
khác đại diện cho mình" (Điều 51, đoạn 1 Hiến
Pháp 1949 CHLBD).
Qua ý nghĩa của điều 51, đoạn 1 vừa
trích dẫn, trường hợp các chính đảng đối lập chiếm
được đa số đáng kể Chính Quyền các Tiểu Bang, các
thành viên mà họ gởi đến Thượng Viện sẽ chiếm đa số
ở Thượng Viện Liên Bang.
Và ở đó, với tư cách là thành viên
Quốc Hội (Thượng Viện là một Viện Quốc Hội), họ có
quyền "sửa đổi, cắt xén, giảm bớt,
chuẩn y hay bác bỏ" những dự án luật hoặc sắc
lệnh được Chính Phủ Liên Bang đưa ra và Hạ Viện Liên
Bang chuẩn y đồng thuận.
"Qua
Thượng Viện Liên Bang, các Tiểu Bang cộng tác
trong việc lập pháp, quản trị và những vấn đề liên
quan đến Cộng Đồng Âu Châu" (Điều 50, id., Tu
chính án cho Thỏa Ước Maastricht 21.12.92).
"Các dự án luật được Chính Quyền Liên
Bang, các thành viên Hạ Viện trình lên Hạ Viện và
Thượng Viện Liên Bang" (Điều 76, đoạn 1, id.).
"Luật pháp Liên Bang được Hạ Viện
Liên Bang chuẩn y. Và sau khi được Hạ Viện Liên
Bang chấp thuận, các điều khoản luật đó phải được
Chủ Tịch Hạ Viện Liên Bang lập tức chuyển đến
Thượng Viện" (Điều 77, id.).
Và như chúng ta đã đề cập, các
thành viên của Thượng Viện là người của Chính Quyền
các Tiểu Bang phái đến (điều 51, đoạn 1, id.), bởi
đó khi một dự án luật được chuyển đến Thượng Viện,
các thành viên của Thượng Viện sẽ tiếp tục chuyển về
Chính Quyền các Tiểu Bang mình để hỏi ý kiến.
Nếu Chính Quyền các Tiểu Bang đa số
tỏ ý bất đồng, Thượng Viện không có cách gì tự mình
"chuẩn y" dự án luật đang bàn,
nhứt là những dự án luật áp đặt, bất lợi cho quyền
lợi các Tiểu Bang, cho Chính Quyền cũng như cho dân
chúng sở tại.
Thượng Viện Liên Bang là Viện Quốc
Hội, gồm các thành viên là thành viên của các Chính
Quyền địa phương.
Tiếng nói của Thượng Viện Liên Bang
là tiếng nói của Chính Quyền và dân chúng địa
phương, có thể là tiếng nói của các đảng phái đối
lập, nhằm "cắt tỉa, hãm thắng"
tư tưởng và cách hành xử quá lố, tùy hỷ của Chính
Quyền và hạ Viện Liên Bang có thể cấu kết nhau.
Tiếng nói của Thượng Viện, của các
Tiểu Bang hay của Cộng Đồng Địa Phương, của các
chính đảng đối lập, không phải chỉ là tiếng nói liên
quan đến các vấn đề địa phương, mà cũng có thể là
tiếng nói địa phương liên quan đến nhu cầu và ước
vọng, lý tưởng của cả đất nước.
Do đó, không có cách gì Hiến Pháp
1949 CHLBD cho phép Hạ Viện và Chính Phủ Liên Bang
soạn thảo, "chuẩn y bay bác bỏ",
và hành xử luật pháp mà không đếm xỉa gì đến tiếng
nói của Thượng Viện, của Chính Phủ và dân chúng ở
các Tiểu Bang (Gherig,
Parlament-Regierung-Opposition: Dualismus als
Voraussetzung fuer eine parlamentarissche Kontrolle
der Regierung, Muenchen 1969, 189s).
Những gì vừa nói trong Hiến Pháp
1949 CHLBD cho thấy các chính đảng đối lập, thi hành
"quyền và nhiệm vụ đối lập" hiến
định của mình, không phải là cách hành xử "phản động, chống Đảng và Nhà Nước,
là thế lực của phe thù địch" cho bằng là dụng
cụ thiết yếu để bảo vệ "Dân Chủ,
Liên Bang và Xã Hội". Có chăng thả lỏng cho "Đảng và Nhà Nước" độc đảng, lộng
hành tùy hỷ, "Đảng và Nhà Nước
mình" mới là "bọn phản động,
chống Dân Chủ, Liên Bang và Xã Hội", coi Hiến
Pháp như giấy lộn vô giá trị.
D- Nguyên tắc
cột trụ thứ tư của Hiến Pháp 1949 CHLBD, bảo vệ nhân phẩm và các quyền bất
khả xâm phạm của con người , mặc nhiên bảo
vệ quyền đối lập các chính đảng.
Điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp
1949 CHLBD đề cập đến "phẩm giá bất
khả xâm phạm của con người và các quyền liên hệ"
cũng như quy trách cho tổ chức Quốc Gia trực tiếp
chịu trách nhiệm bảo đảm để các quyền vừa kể không
những khỏi bị xúc phạm mà còn được phát triển hoàn
hảo:
"Phẩm giá con người bất khả xâm phạm.
Mọi quyền lực Quốc Gia có bổn phận kính trọng và
bảo đảm cho phẩm giá đó... "Các quyền căn bản sẽ
được kể sau đây là những quyền có hiệu lực bắt
buộc đối với Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, là
những quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp"
(Điều 1, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1949 CHLBD).
Trong các quyền bất khả xâm phạm và
bất khả nhượng vừa kể, quyền tự do báo chí (điều 5,
đoạn 1), tự do giáo dục (điều 5, đoạn 3), tự do hội
họp (điều 9), tự do bảo mật thư tín, bưu điện và
viễn thông (điều 10)..., là những quyền không ai
được vi phạm, lạm dụng để chống lại thể chế căn bản
dân chủ tự do (điều 18).
Qua các điều khoản vừa được liệt
kê, chúng ta thấy rằng trong các quyền tự do "tương giao xã hội", quyền thành
lập chính đảng và hoạt động đối lập thuộc khối "nhân cội bất khả xâm phạm và bất khả
nhượng", một trong những nền tảng then chốt
của Hiến Pháp 1949 CHLBD:
"Không thể chấp nhận bất cứ một sự
sửa đổi nào liên hệ đến Hiến Pháp nầy, có liên
quan đến các đề mục tương quan giữa Liên Bang và
các Tiểu Bang, đến việc tham dự các Tiểu Bang vào
việc ban hành luật pháp hoặc đến các nguyên tắc đã
được tuyên bố ở điều 1 và điều 20" (Điều 79,
đoạn 3, id.).
Và như chúng ta biết, điều 1 liên
quan đến "nhân phẩm và các quyền
bất khả xâm phạm của con người" và điều 20
định nghĩa thể chế "Quốc Gia Liên
Bang, Dân Chủ và Xã Hội".
Như vậy quyền thành lập chính đảng
và hoạt động đối lập nằm trong khối nhân cội các
quyền "bất khả xâm phạm và bất khả
nhượng" trên.
Kế đến Hiến Pháp cũng cảnh cáo
những vi phạm các quyền trên, quyền thành lập chính
đảng và hoạt động đối lập, nằm trong tinh thần "mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật", người công dân, cá nhân hay nhóm công
dân trong chính đảng, thuộc giới đương quyền hay
thành phần chính đảng đối lập cũng vậy:
"Không ai có thể bị thiệt hại hay
được ưu đãi do phái tính, chủng tộc, gia đình,
ngôn ngữ, quốc tịch, nguồn gốc xuất xứ, tín
ngưỡng, ý kiến tôn giáo hay chính trị" (Điều
3, đoạn 3, id.).
Tuyên bố "dưới
hình thức tiêu cực", Hiến Pháp 1949 CHLBD liệt
kê nguyên tắc và các quyền "bất khả
xâm phạm và bất khả nhượng của con người" và "thể chế Cộng Hoà, Liên Bang, Dân Chủ
và Xã Hội", là những lằn mức không thể vượt
qua, đồng thời cảnh tỉnh những hành vi ám muội bằng
cách coi là "bất hợp hiến", cá
nhân hay đoàn thể có mưu đồ đen tối vi phạm các lằn
mức trên (điều 21, đoạn 2, id.), hoặc chính tổ chức
Quốc Gia phải đứng ra bảo vệ cho người dân không bị
ai xâm phạm nhân phẩm của họ và các quyền vừa kể
(điều 1, đoạn 3).
Nhìn dưới khía cạnh tích cực, các
tự do mà chúng ta đang bàn, tự do thành lập chính
đảng và tự do hoạt động đối lập, cũng như khi có các
điều kiện thuận lợi đứng ra lãnh đạo Quốc Gia, Hiến
Pháp khuyến khích người dân hãy xử dụng tự do được
Hiến Pháp bảo vệ, để kiến tạo cho mình và cho đồng
bào mình một xã hội xứng đáng với "nhân
phẩm con người", mà Hiến Pháp long trọng tuyên
bố "bất khả xâm phạm" ngay ở
điều khoản đầu tiên (điều 1, đoạn 1, id.).
Nói cách khác, người dân Đức, thành
phần đa số đương quyền hay thành viên các chính đảng
đối lập, hãy xử dụng quyền tự do lập hội, tự do ngôn
luận, tự do hội họp để bảo vệ và phát triển thể chế
"Cộng Hoà, Liên Bang, Dân Chủ và Xã
Hội", trong đó "Phẩm giá con
người bất khả xâm phạm": - "Các chính đảng cộng
tác vào việc thành hình ý hướng chính trị của toàn
dân..." (Điều 21, đoạn 1, id.).
Hiến Pháp 1949 CHLBD không dành một
đề mục nào rõ rệt bảo vệ thể chế đa đảng và chính
đảng đối lập, nhưng lần mò theo các nguyên tắc nền
tảng cột trụ của Hiến Pháp, chúng ta khám phá được
những điều khoản Luật Hiến Pháp "mặc
nhiên" bảo chứng cho các chính đảng đối lập
được hiện hữu và có khả năng thực hữu để hoạt động,
đáp ứng lại nhu cầu và ước vọng của dân chúng.
Nguồn: http://www.lenduong.net
|