Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889

www.vietnamvanhien.net







Phong Thái An Vi

(tiếp theo)


Kim Định (1915-1997)

VII.BẢN TÓM  TRIẾT LÝ AN VI

  1. Xét về nguồn gốc thì gọi là Việt Nho, tức nền triết này múc nguyên lý và dữ kiện tự tinh hoa Văn hóa Việt Nam, cũng như tự nguyên nho. Xét về cứu cánh thì kêu là an vi tức là mức độ lý tưởng mà tác động con người  có thể tới được. Xưa rầy các triết học cũng như thuyết lý vận hành hầu trọn vẹn trên hai đợt cưỡng hành hoặc lợi hành. Ở đây lại tự xưng là an hành hay là an vi. Chính vì thế nên rất phong phú cũng như rắc rối. Tuy nhiên nếu muốn tóm lại thì chỉ cần một chữ nhân là đủ, hay để cho rộng đường trình diễn thì thêm hai tiếng nữa là Hòa và Linh; thành ra triết lý an vi nằm gọn trong ba chữ Hòa Nhân Linh.
        Hỏi ba chữ đó là chi?
    Thưa Hòa là hòa hợp, hòa hài; hai mà một một mà hai.
    Còn Nhân là đề cao nhân phẩm con người trên vạn sự vạn vật.
    Đến như Linh thì là quan niệm then chốt về thần về linh rất đặc biệt để đạt hai mục tiêu trên. Tất cả triết lý Việt Nho chỉ có thế.
   
    2. Ủa ! Chỉ có thế thôi sao ? Nếu vậy cần chi phải thiết lập ra một nền triết lý mới cho thêm bề bộn. Trong thế giới cổ kim ai mà không nghĩ thế, nói thế và còn cố gắng hiện thực như thế. Nhất là ngày nay những điều ấy đã được nói lên rất nhiều, nghe đã nhàm cả con ráy; chỉ có làm mới hiếm chứ nói thì dễ ợt, ai mà chẳng nói được, có cần chi phải chờ đến triết lý an vi.
    Thưa vậy mà vẫn cần triết, hơn thế nữa cần đến triết lý an vi là vì có một giai tầng mà sự thể đi ngược lại là "nói khó làm dễ". Khó đến nỗi cho tới tận nay trong hàng ngàn vạn triết gia vị tất đã có được một cùng hai người nói lên được, tức vượt qua giai tầng lương tri. Và khi vượt rồi mới thấy ba tiếng trên Hòa Nhân Linh trở nên xa lạ như được phác giác ra lần đầu tiên, chưa từng được nền triết nào đả động tới cách thấu triệt, nên chữ thì có nói tới mà nghĩa thì chưa. Sự thể xảy ra như thế là vì có một ranh giới phân chia lương tri (tiếng Anh kêu là common sense tưởng cũng dịch được là công cảm) và triết lý. Lương tri thuộc giai đoạn thông thường ngoại diện vòng ngoài nên nói xuôi, còn triết lý thấu vào tận căn để vòng trong nên nói ngược. Vì không rõ biên giới nên triết cũng nói xuôi như lương tri, vì vậy chưa đạt gốc rễ của minh triết là Hòa Nhân Linh.
   
    3. Lương tri khác triết hai điểm, trước hết nó vận hành trong cõi sống thường nhật, với những vấn đề thông thường ngắn hạn cần giải quyết ngay với công hiệu hiện hình ra lập tức nên dễ dàng kiểm soát. Nhưng nó lại không đi tới được những vấn đề lớn lao như vũ trụ quan, nhân sinh quan, cứu cánh con người v.v..
    Thứ đến lương tri chỉ nhìn sự việc cách chung chung và lờ mờ, chứ không đi vào xác định cách thấu đáo và rõ rệt, và chính vì thế sự hiện thực trở nên khó. Vậy cái khó ở đợt này là hậu quả cái biết lờ mờ chung chung, vì thế mà có truyện ngược đời là "nói khó làm dễ"
    Hãy lấy một ví dụ về máy bay: Đã bao đời con người vẫn mơ ước bay, đó là nói dễ. Nhưng làm thế nào để bay đó là làm khó. Cho tới đời khoa học phải dầy công nghiên cứu mới biết được cách bay. Đó là nói khó (tức khoa học làm ra máy bay khó) nhưng một khi biết kỹ thuật làm ra máy bay rồi thì không còn khó, ít ra theo nghĩa từ đây trong thế giới có muôn vàn máy bay đủ loại.
   
    4. Bây giờ xin hỏi trong lãnh vực nhân sinh có sự vụ như thế chăng? Thưa có. Cũng có giai tầng lương tri nói dễ làm khó rồi cũng có giai tầng "nói" khó làm dễ. Tôi đặt nghiêng chữ nói để chỉ sự hiểu biết tận nơi về cõi nhân sinh mà muốn thành công thì cần "cách vật" nghĩa là hiểu tận nơi, nó gồm mấy điểm sau:
    - Phải nhìn rất rộng bao trùm trời đất gọi là vũ trụ quan.
    - Phải nhìn về con người không những như tư nhân với các nhu yếu thâm sâu của nó, mà còn phải nhìn nó như thành viên sống trong xã hội; đó gọi là nhân sinh quan.
    - Phải đưa ra được những nguyên lý đáp ứng cho hai cái nhìn trên (tức vũ trụ quan và nhân sinh quan) sao cho làm đi theo nói.
    - Phải đề ra được những cơ chế cho các nguyên lý trên có thể hiện thực dễ dàng v.v..
   
    5. Nếu ta lấy hạnh phúc con người làm mục tiêu thì phải điều chỉnh sao cho những điều kiện trên đây dẫn tới hạnh phúc con người, hết mọi con người. Vậy đó là những việc rất khó, nên biết đúng để nói đúng trở thành khó vô cùng. Xưa rầy những người thiện chí muốn tạo hạnh phúc cho nhân loại nhiều vô kể. Hơn thế nữa có những thuyết lý cũng như những nhóm người đã gặp thời cơ nắm được trọn quyền bính trong tay, muốn làm mưa làm gió sao cũng được, thiện chí cũng đầy hông. Vậy mà không thành công, hầu hết còn gây đau thương khổ lụy cho con người. Ay chỉ vì nói khó nghĩa là không biết đúng nên làm hóa ra tai hại.
    Đến đây đã có thể hé nhìn ra cách tiên thiên thế nào là nói khó rồi.
6. Bây giờ xin hãy đánh một vòng chân trời hậu thiên để soát qua lịch sử triết lý xem sự nói lên những điều trên kia khó hay dễ. Để tiện việc trình bày ta hãy đi theo ba chữ ban đầu Hòa Nhân Linh mà chúng tôi cho là nét đặc trưng của triết lý Việt Nho.
    - Hòa được biểu thị bằng hai gạch đi song đôi để diễn tả một vũ trụ quan hòa hài năng động: tức gồm cả hai cực, hai đàng sóng đôi không cái nọ đẩy cái kia. Tôi gọi đó là nét song trùng. Đem nét đó áp dụng vào vũ trụ thì trời không đẩy đất, đất không đẩy trời. Nói vào tâm lý thì lý không đẩy tình, tình không đẩy lý. Nói vào xã hội thì là hòa hài với tinh thần công thể, không có duy cá nhân để rồi có giai cấp đấu tranh để được bên nọ, mất bên kia; được pháp luật mất tự do v.v...
    Được cho chính quyền thống trị thì dân mất tự do, dân chu.
    Tóm lại chỉ đạt một bên, một chiều kích quen gọi là duy như duy lý, duy vật, duy tâm. Vậy mà đời sống con người làm nên toàn bởi những cái đi đôi như tay phải tay trái, như đêm với ngày. Vì thế cái nhìn một chiêu không thể hiện thực: làm khó là vậy.
    - Nhân là đặt con người lên làm chủ riêng một cõi, tuy có liên hệ với trời cùng đất nhưng không lệ thuộc trời hay đất kiểu nô lệ mà dấu hiệu bên ngoài thì nô lệ trời như thuyết tất mệnh kiểu Hi Lạp; còn nô lệ đất thì kiểu duy lợi: hạ tầng kinh tế chỉ huy trọn vẹn. Vậy là không đạt Nhân, nếu đạt nhân thực thì con người vẫn giữ được chủ quyền làm người với các quyền bất khả sang nhượng như tự do, nhân phẩm. Và do đó gọi được là nhân chủ.
   
    7. Linh cũng gọi là thần, cả hai là một, được Việt Nho định nghĩa là "Thần Vô Phương" = thần không có phương, tức không bị lệ thuộc vào hình thái hay nơi nào. Đây là quan niệm rất khó. Việt Nho quan niệm linh hay thần là trống rỗng hay nói rộng ra là vô hình, vô tượng, vô thanh, vô xú. Vì có vô như thế mới đúng là linh hiệu tức thấu nhập cùng khắp, và mới có thể nối kết hai thái cực để thiết lập cuộc thái hòa là hòa trời hòa đất nghĩa là hòa cùng cực. Vậy mà hầu hết các nơi đều quan niệm thần linh cách hữu hình kiểu vật thể. Nói cụ thể là mới đi hết có đợt vô hình thì đã tưởng là xong, mà không nghĩ tới ba đợt sau là vô tượng, vô thanh, vô xú. Thành thử quan niệm về thần về linh vẫn nằm trong đợt có tượng, có thanh, có xú tức là kiểu Nhân hình. Đó là quan niệm về thần minh giống ảnh tượng con người nên cũng có thanh nghĩa là có nói, rồi có xú tức thần linh cũng có tính khí riêng biệt nên cũng nhỏ nhen hẹp hòi như thiên vị, bốc đồng, y hệt con người, đến nỗi thần minh cũng phải có một thế giới riêng để ở xa biệt khỏi cõi nhân gian như kiểu các thần Hy Lạp trên núi Olympus. Vậy đó là căn để của nhị nguyên theo nghĩa hai bên không hòa hợp vào nhau được. Đó là quan niệm thông thường theo lương tri, cho đại chúng.
   
    8. Không may triết học đã không vượt qua nổi quan niệm thần minh hữu hình nên cũng đi theo y hệt. Thí dụ điển hình là trong triết học Plato các ý niệm cũng đứng riêng ra một thế giới, kêu là lý giới tách biệt khỏi trần giới. Thành thử triết không đi vào được cuộc sống tức không có triết lý nhân sinh. Với hậu quả là đời thiếu linh và trở nên duy vật. Đó là thí dụ chỉ rõ triết đã không vượt khỏi đợt lương tri nên nói theo lương tri ở một giai tầng lẽ ra phải nói ngược thì mới công hiệu y như máy sinh điện phải có hai vòng xoay ngược nhau mới sinh điện lực vậy. Vậy mà triết đã nói xuôi theo kiểu lương tri, nên không đúng. Nói trở nên khó là vì vậy. Chính vì khó nên nói sai; tức chỉ kiến tạo được có những nền triết hay đức lý trừu tượng xa cuộc sống, đã không lèo lái được cuộc đời, còn làm cho người đâm ác cảm tẩy chay triết là khác.
   
    8. Thế là ta đã thấy triết học cũng không sao "nói đúng" thì công hiệu tất nhiên là "làm khó". Ta hãy xét về cái làm quan trọng hơn hết mọi cái làm đó là "làm người". Để làm được "người" trước hết phải có một quan niệm đúng về con người. Ta hãy xem triết học đã quan niệm về con người ra sao.
    Hầu hết triết học cổ điển không thoát vòng ảnh hưởng của Aristotle với quan niệm người là con vật biết suy tư. Xin nói ngay đó là quan niệm què một bên: xét con người như con vật thì được rồi, đó là phần ăn với đất. Nhưng còn phần ăn với trời thì sao ? Biết suy tư đã đủ chưa. Thưa chưa vì suy tư lý luận chỉ vận hành trong thế giới ý niệm, mà ý niệm là cái tượng ý của sự vật – sự vật thì hữu hạn bé nhỏ. Vậy mà dám giản lược con người vào có chiều kích biết suy tư, thì tức là cột con người vào sự bé nhỏ hữu hạn y như con vật, còn đâu là "thần vô phương". Thế là vong thân tự nên tảng, vì đặt con người cùng hàng với con vật. Nên dù miệng có nói "nhân linh ư vạn vật" thì cũng là câu nói theo lương tri, chứ chữ linh đã hữu hình rồi, nên cũng hữu hạn. Thế là con người bị cắt hoạn hết chiều kích vô biên để trở nên duy vật ngay từ trong tư tưởng triết lý. Như vậy làm sao mà trông mong có tinh thần: đã duy vật thì làm người linh với thiêng sao cho được. Đó quả là cái làm "khó" theo sau cái nói khó, cái khó nền tảng.
   
    9. Bây giờ ta lại duyệt qua hậu quả về chữ Hòa và đến đây là chỗ tồi tệ nổi lên rõ hơn cả, vì dọc dài hơn hai mươi thế kỷ triết đã đi mòn con đường một chiều trọn vẹn, tức là duy tĩnh bỏ bên năng động như triết học Plato xây trên ý niệm bất động. Chính nền triết học duy tĩnh này đã kéo theo biết bao cái duy khác. Như duy không gian bỏ thời gian, duy lý bỏ tình. Duy tư sản bỏ vô sản. Duy chủ bỏ nô (theo nghĩa nô không có nhân vị cũng như không tài sản). Tóm lại đó là triết học một chiều. Trong sử triết quen gọi triết một chiều đó là nhị nguyên theo nghĩa là hai đầu đứng riêng ra không sao hòa lại được nên phải chọn một bỏ một, thành ra nhị nguyên lại là một chiều. Chính nền triết học một chiều này đã ngự trị lâu dài trên văn hóa đến độ trải qua hơn 20 thế kỷ không một nền triết nào thoát nạn kể cả triết đời mới khi đã nhận thức ra tính chất một chiều tĩnh nên đã cố đưa phạm trù tiến hóa vào, nhưng kết quả chỉ là xáo động (agitation) mà không là biến động.
    Trên đây là tóm lược những lầm lỡ trầm trọng thường xuyên của triết học, chúng đã tẩm nhuộm suốt dòng lịch sử triết học cổ điển, biến nó thành một búi bòng bong vĩ đại, khiến cho hầu không mấy người đi vào làng triết mà thoát ra nổi.
10. Riêng chúng tôi nhớ lại đã phải vật lộn trên ba mươi năm, cuối cùng mới nhìn ra nét đặc trưng của ba chữ Hòa Nhân Linh trong triết lý Việt Nho. Và sau đó khi đọc lại các triết học cũng như các thuyết lý khác mới thấy hầu hết đã vô tình nhúng tay vào việc phá hoại hạnh phúc con người. Vì đã không biết nói đúng trên ba căn bản trên. Nếu đem câu này nói vào tai các triết học gia thì hầu hết sẽ cho là vu vạ nói càn. Sở dĩ có thể nghĩ như vậy vì trong các sách triết không thiếu những ý đẹp, lời hay, những nhận xét tinh vi, những phân tích tỉ mỉ cũng y như trong xã hội có đầy những giá trị nhân bản  như tự do, dân chủ v.v.. Nhưng nếu nhận ra rằng những giá trị đó chỉ là do lương tri, do kinh tế phồn thịnh, nên cũng mới xuất hiện tự lúc có kinh tế phồn thịnh và do sức đấu tranh ép buộc, chứ không do cơ cấu triết, vì nếu do triết thì phải có tự lâu đời. Còn những câu khôn ngoan, ý tưởng cao đẹp cũng chỉ toàn là cầu âu do lương tri và linh hứng của cá nhân tài giỏi, mà không do cơ cấu triết. Triết vẫn chỉ là một triết học trừu tượng thiếu minh triết, nên cuối cùng chỉ là một sự hiểu lầm (misdeutung) và một sự dùng lầm (misbrauch) như Heidegger đã phê bình.
   
    11. Đó là đại để nền tảng triết học cổ điển, và các thuyết lý khác cũng đi theo cùng một chiều. Tuy không thiếu những trường hợp ngoại lệ, nhưng hầu hết là cầu âu do lương tri. Không đạt nền móng 2 + 3 = 5 hay là tròn bao vuông nên thiếu quán xuyến toàn triệt, không bao giờ đưa ra được một tổng hợp đích thực bao gồm cả tâm lẫn vật, nên đời sống đầy tràn các mâu thuẫn, chỉ được giải quyết theo bản năng (lương tri) chứ không theo lý trí tức theo cơ cấu. Do đó tâm lý tràn ngập cái nạn phân tản tâm hồn (split personality)
    Trên đây chỉ là tóm lược đến cùng tột nội dung triết lý an vi, nếu chỉ đọc qua thì một là dễ dàng để trượt qua không thấy chi lạ, hoặc nữa là sẽ có rất nhiều thắc mắc và dấu hỏi. Điều sau này không có chi lạ vì đây chỉ là tóm lược một nền triết đã được trình bày trên hai mươi cuốn với hàng trăm luận đề đầy tính cách thách đố. Vậy muốn tìm được trả lời thỏa đáng cho mọi thắc mắc có thể gợi ra thì tốt nhất là đọc trọn bộ, nếu không thì ít ra ba quyển cuối cùng là Kinh Hùng, Sứ Điệp Trống Đồng và Trùng Phùng Đạo Nội.

VIII.TỔNG LUẬN AN VI

    1. An Vi là nền triết lý mới nhất được đề nghị với thế giới hiện đại coi như xứng hợp để dẫn đến cảnh phong lưu, một cảnh sẽ trái ngược với mối đe dọa loài người hiện nay là nạn cơ tâm: tâm hồn trở nên khô cạn như cơ khí. Trang Tử có lần nói: "cơ tâm là do  hữu cơ khí". Làm thế nào để "hữu cơ khí mà không bị cơ tâm". Có làm được như thế mới đạt lý tưởng là mưu hạnh phúc cho toàn cầu: đưa nhân loại đến thời phong lưu nhàn tản, để phát triển những khả thể cao siêu nơi con người. Đó là vấn đề mà triết học nhân loại đã cố giải quyết nhưng chưa thành tựu. Ta hãy phân tích tình hình để rút kinh nghiệm.
  
     2. Trước hết hãy xét các thuyết lý lấy hạnh phúc đời này làm cứu cánh cuộc sống có chấp nhận được chăng. Thưa rằng có, đó là con đường mọi người đều theo cách bền bỉ, mặc dù những người đi lối thanh giáo khắc khổ coi như chống lại. Kỳ thực chỉ chống trong phương thức do sự đặt hạnh phúc ở đời này hay đời sau, chứ kỳ thực cũng là theo đuổi hạnh phúc, chỉ khác là họ không đặt ở thế giới hiện tại, nên dùng phương pháp coi như chống lại hạnh phúc thí dụ cách sống khổ hạnh, cực nhọc... Kỳ thực đó chỉ la phương tiện để tìm hạnh phúc cao hơn theo niềm tin càng khổ cực bao nhiêu lại càng tỏ ra say xưa thành khẩn đi tìm hạnh phúc bấy nhiêu, chịu cực là để chắc đạt hạnh phúc hơn, và để đạt hạnh phúc một cách lâu bền toàn triệt. Như vậy ta có thể coi hạnh phúc là cứu cánh cuộc đời này; đối với những người muốn đạt hạnh phúc ở đời sau cũng không cần thay đổi lập trường vì có thể cho rằng tìm hạnh phúc ở đời này chính là điều kiện cho được hạnh phúc đời sau. Đời này có hạnh đời sau mới phúc.
   3. Nên ta có thể dùng hạnh phúc đời này làm tiêu chuẩn vững chắc hơn cả: vì gồm cả chân, thiện, mỹ. Ngược với tiêu chuẩn y cứ vào một mặt thí dụ chân hoặc mỹ: những tiêu chuẩn này tỏ ra không đủ tầm bao quát vì chân lý là gì? Các triết gia đã tranh luận hằng bao thế kỷ chưa ngã ngũ. Ngạn ngữ nói cái bên này núi cho là thật thì bên kia lại cho là giả. Vì con người bị trói vào một quan điểm: chỉ thấy được một chiều của sự vật làm sao có được sự thật toàn triệt để đem ra làm tiêu chuẩn phổ biến. Chỉ như hạnh phúc thì mọi người trực cảm nghiệm được: nó hiện hình ngay ra trước mắt ai cũng có thể thấy phần nào. Vậy phải lấy hạnh phúc làm cứu cánh cuộc đời này, lấy trọn vẹn đến nỗi hạnh phúc trở nên tiêu chuẩn đo lường mọi giá trị. Nó không có tính cách phổ biến vì hạnh phúc mỗi người một khác, nhưng nó trung trực thiết cận ngay vào thân tâm con người ở đây và bây giờ nên rất cụ thể. Con người trong cõi hiện tượng không thể cầu hơn được nữa.
   
    4. Bàn luận xong về cứu cánh và tiêu chuẩn, bây giờ phải quyết định phương thức hành động sao cho đạt tới. Hành động cao nhất Việt Nho gọi là đốc hành. Phân tích đến cùng cực cách hành xử của con người ta thấy nó qui ra ba hạng tùy với sự đối đãi của chủ thể và đối tượng.
    Khi đối tượng đoạt chủ thể ta hãy gọi là hữu vi  
    Chủ thể đoạt đối tượng là vô vi
    Chủ thể và đối tượng hòa hài là an vi.
    Đối tượng đoạt chủ thể xảy ra như câu nói trên của Trang Tử: "Hữu cơ khí tất hữu cơ tâm" = có cơ khí tất có cơ tâm hay là khi con người dùng nhiều máy móc thì tâm hồn tất bị cơ khí hóa, bị máy móc hóa tróc hết tình người. Tâm hồn không giữ được tính thể riêng của nó nữa mà bị sát nhập vào đối tượng, gọi là đối-tượng-hóa (objectivation) hay vật thể hóa (thingification). Duy vật là một hình thái của sự vật thể hóa này, người ta không nhận ra được vì trong trạng thái đó con người vẫn giữ được phần tiểu ngã như ai, không ngờ rằng thú vật nào cũng có bấy nhiêu: cũng ăn uống cũng làm tình... nhưng phần Đại Ngã là phần riêng biệt của con người thì không còn, như tâm tình cao thượng, lòng yêu thương khắp hết, sự quí chuộng chân, thiện, mỹ; không còn nữa những cố gắng vươn lên miền cao cả. Tất cả không còn, từ sự vật, thú vật đến con người chỉ khác nhau về hơn kém chứ không còn cái đặc trưng gọi là linh thiêng nữa. Tai họa như thế kể là toàn triệt: con người bị vong thân giữa đám sự vật.
   
    5. Tai họa này nói chung Âu Tây đã đi vào tự đầu kể từ Thales chủ trương bản thể cuối cùng của vạn vật là nước hay Democrites với thuyết nguyên tử...trải dài qua Plato, Kant, Hegel; đều kinh doanh trên sự vật, học về tượng ý của sự vật. Tuy có nhiều lần phản đối, cựa quạy nhưng không thoát được, vẫn sấp một chiều dưới sức nặng của ý hệ. Ficht đã đưa ra một duy tâm luận giống lạ lùng với thuyết của Shankara, Schopenhauer thì hầu như hội nhập toàn bộ thuyết lý của Phật, của các kinh áo nghĩa thư giống như tổng hợp Vedanta, còn Nietzsche cuối đời đã bị ám ảnh bởi ý niệm "sự trở lại vĩnh cửu" (eternel recurence). Đó chẳng qua là một dị-bản của thuyết luân hồi. Tất cả những cố gắng này thực ra chỉ là những bắt tay với hàng xóm theo định lý hai thái cực (hữu, vô) ở liền ngõ nhau nên đôi khi bắt tay nhau , và nhờ sự mới lạ nên đã gây được ít nhiều chú ý nhưng cuối cùng cũng chỉ vang bóng một thời vì sự mới lạ của nó, nhưng rồi cũng xẹp xuống như tại nơi xuất xứ. Ta hãy xét tận gốc của chúng là Ấn Độ quê hương của thuyết vô vi.
   
    6. Để phản pháo lại hữu vi thì vô vi nhận  thái độ quay lưng lại đời. Họ chủ trương rằng muốn tâm không bị cơ khí thì đừng thâu dụng cơ khí, cho chắc ăn nên li lìa thế giới đối tượng gọi là "tị thế" như Lão Trang chủ trương.
    Nhưng Lão Trang chỉ là hai cánh nhạn lẻ loi ở cõi trời Đông, còn chính ổ của vô vi là Ấn Độ. Ấn Độ không còn thèm trốn sự vật nữa mà chối tuột là không có. Vạn vật đang phơi mình quanh ta chỉ là ảo ảnh, là maya "tuồng ảo hóa đã bầy ra đó" khỏi cần để tâm, khỏi cần trốn, có gì đâu để mà phải trốn, trốn đi đâu, vì đâu cũng là ảo hóa. Cả tấm thân này nữa trốn cái chi. Thế là hết: không còn chủ thể lẫn đối tượng, khỏi lo gì về tai họa bị đối tượng hóa.
   
    7. Thành công chăng? Thưa đó chỉ là những suy tưởng chủ quan không xóa bỏ nổi đối tượng, nên vẫn bị như thường, kiểu đà điểu vùi đầu vào cát để khỏi thấy người săn, nhưng thợ săn càng dễ bắt. Chứng cớ là các Tăng Lữ Brahmana đã trở nên những người làm giàu mạnh nhất: không từ chối cả những phương tiện phi nhân: thí dụ tục bắt các bà góa phải lên giàn hỏa chết theo chồng được Tăng Lữ cổ võ duy trì thành khẩn, vì sau khi các bà chết, của cải đương nhiên thuộc về các Brahman (tên gọi Tăng Lữ của thần Brahma).
8. Do thế mà tài sản bị thu dồn vào đẳng cấp Tăng Lữ quá nhiều gây nên sự chênh lệch lớn lao, đưa đại chúng vào cảnh khổ cực. Đến nỗi các cuộc chống đối Brahman cũng mang hơi hướng kinh tế, chẳng hạn kinh Upanishad Chandogya ví các cuộc kiệu của Tăng Lữ đương thời với đoàn chó cắn đuôi nhau sủa om om (om là tiếng thánh của đạo Bà La Môn). "Om chúng ta hãy ăn! Om chúng ta hãy uống!" Luật phép đã được Balamon đặt ra nên rất có lợi cho các Tăng Lữ: thí dụ nếu giết Tăng Lữ thì phải chết vì đó mới chính là tội giết người, còn giết các đảng cấp dưới chỉ phải đền bằng bò: giết Sudra đền 10 bò, giết Vaysia 100 bò, Kshatriya 1000 bò, nhưng không phải đền cho nạn nhân mà dâng cho Brahman. Trách gì Tăng Lữ không giàu sụ và bị chống đối. Người chống đối Balamon hơn hết là Phật Thích Ca đã được tiếng là đập tan hai triệu thần  của Bà La Môn. Trong thực tế Phật cực kỳ khinh thị các sãi Bà La Môn và đã làm cho đạo Bà La Môn lu mờ hẳn. Mãi đến thời Shankara mới phục hồi lại được bằng cách hội nhập Phật vào Bà La Môn giáo, tuyên dương Phật là một hiện thân (avatar) của thần Brahma, cũng như chấp nhận nhiều giá trị mới của Phật tức là rút tỉa hết giá trị của Phật; kết quả là Phật giáo trở nên lu mờ hẳn trên đất Ấn Độ. Ngày nay chỉ còn không đáng kể. Xem bao quát lịch sử Ấn ta thấy Bà La Môn đàn áp con người đã vậy, mà cả đến những người cố gắng vươn lên như Shankara cũng không để ý giải thoát người dân Ấn Độ. Đủ thấy rằng vô vi cũng thất bại như hữu vi, có phần hơn là khác. Vì hữu vi đã đi vào cơ khí tuy có hữu cơ tâm, nhưng cơ khí giải thoát con người được bước sinh. Chỉ còn tìm ra triết nào giúp cho dẫu hữu cơ khí mà không hữu cơ tâm. Có chăng? Thưa đó phải là An Vi.
   
    9. An Vi hòa giải chủ thể với đối tượng cách ổn hơn hết. Vì thế nói đến An Vi ai mà chẳng ưng. Thế nhưng nói dễ làm khó. Khó đến nỗi không nói lên được "lời ràng buộc". Vì thế ở đợt triệt cùng này thì cần xoay ngược câu "nói dễ làm khó" thành "nói khó làm dễ". Sau đây là những lời nói cần thiết để làm nên triết lý An Vi, có xét qua ta mới thấy khó vô cùng đến độ biết bao đời triết mà chưa nói lên nổi.  
   
    10. Lời nói khó thứ nhất: người là gì? Hầu hết câu thưa đã đánh mất tính thể con người, chỉ còn lại có "con vật biết suy lý", "con vật kinh tế", "con vật hợp quần". Tất cả đều đánh mất chiều kích vô biên làm nền tảng tinh cốt của con người Đại Ngã, nên bị sự vật đàn áp dễ dàng. Vì thế An Vi chính hiệu đưa ra một con người cực kỳ to lớn, to đến nỗi đặt ngang hàng cùng trời đất, hàm ý rằng trời đất có vô biên đi nữa cũng khộng đàn áp được ta vì:
    "Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh,
    Trời Đất Ta đây đủ hóa công."
    Ta cũng "đội Trời đạp Đất ở đời
    Làm nên động Địa kinh Thiên đùng đùng"
    Như vậy về to lớn địa vị vững rồi, khỏi lo vong thân, có đáng lo là bị trách phạm thượng, hay ngông, hoặc không tưởng. Nhưng trách mà chi: đó chẳng qua là thuật tâm lý chiến, nói già dặn để tránh khỏi bị nuốt trôi mà.
   
    11. Bây giờ ta hãy xem đến yếu tính của con người Đại Ngã, có mạnh chăng hay yếu xèo. Nếu yếu thì có to như Trời Đất cũng bằng nằm phơi xác ra đó cho Trời Đất giày. Phải vậy chăng? Thưa không phải chút nào hết. Trái lại yếu tính con người là động tác, là hành, là ngũ hành; con người bị dị chứng với thụ động tính (man is allergic to passivity) nghĩa là con người sống được là do "có làm" là do "không thể không làm được", y như thời gian không thể ngừng nghỉ. Con người cũng vậy, vì con người làm nên bởi chữ thời, cũng cùng một yếu tính như thời gian. Thời gian không hề ngưng chạy, con người cũng vậy, không thể ngừng nghỉ, luôn luôn phải là tác hành, tác hành cùng cực. Thời là Trời, là thiên "hành kiện" quân tử  cũng phải hành kiện theo đó: "thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức"
   
    12. Nhân sinh muốn tác hành cùng cực tất nhiên vũ trụ phải năng động. Vũ trụ quan ví như cái đồ đựng con người: nó in dạng thức nó lên con người trọn vẹn đến nỗi tục ngữ nói được là "ở bầu thì tròn ở ống thì dài" tức vũ trụ quan in bản chất nó lên con người: vũ trụ tĩnh con người cũng tĩnh, cũng thụ động. Đó là trường hợp của con người theo quan niệm hữu vi, vì vũ trụ quan của nó tĩnh chỉ nên con người cũng tĩnh chỉ ù lì, thụ động trước định mệnh, như con người Âu Châu đã bị thế, xuyên qua dòng sử mệnh của họ: luôn luôn nằm dưới ách định mệnh moira. Cho đến nay tuy vẫy vùng tưởng là thoát, kỳ thực lại bị ông Địa đè cổ, nhưng nói kiểu văn hoa để che đậy rằng "hạ tầng kinh tế chỉ huy thượng tầng văn hóa". Hèn chi mà văn hóa đó "thù nghịch với sự động" để nói theo Nietzsche: người sao chiêm bao làm vậy: người mà yếu xìu thì văn hóa, sản phẩm của người cũng yếu xìu, như quả thật quan niệm con người trong triết cổ điển. Ấy cũng vì thụ động tính mà con người bị sự vật nó cơ khí hóa (đây là nói theo triết, chứ còn người Âu Tây rất hoạt động, nhưng hoạt động theo lương tri chứ không theo triết, ít ra triết học ở nhà trường)

13. Vậy muốn có và duy trì được hoạt động tính, con người tất phải được "đựng" ở trong vũ trụ quan động; động giữa âm dương, sáng tối, cứng mềm, nam nữ, lớn nhỏ, có không để dệt lên tấm vải tương quan đặng làm môi trường hoạt động cho con người. Đó là bí quyết thành công của An vi: nó ở tại đặt trên tương quan mà không trên sự vật. Như cơ cấu luận nay đã hé thấy điều đó và đang cố gắng đi tới việc đặt nặng trên tương quan mà không trên hai hạn từ là năng hay sở, tâm hay vật. Chưa biết có thành công hay chăng. Vì tuy đó là cơ cấu nhưng quá nhiều chất lý trí, chưa phải là cơ cấu thực thụ, ít ra cơ cấu chính tông. Vậy ta hãy đi về với cơ cấu tổ của An Vi để xem cái chất chính tông của nó.
       
    14. Đến đây mới thấy hiện lên bí mật của ngũ hành mà xưa rầy người ta quen dùng theo nghĩa ma thuật không phải theo nghĩa cơ cấu. Theo nghĩa cơ cấu thì "ngũ hành" chính là hành hướng về với ngũ tức là về chỗ "không có gì" (có thể dịch là "to be") nên hành ngũ gọi là "hành vô địa, hành vô hành". Hành vô địa là không có phương, hành vô hành la không có mùa mà là hành vô biên  bên ngoài phạm trù thời gian và không gian bé nhỏ : nó vô biên trong không gian, vô cùng trong thời gian. Đấy mới là trường hoạt động của triết lý an Vi cũng là của Con Người viết hoa tức chính là yếu tính Con Người. Con người cần được nuôi dưỡng bằng cái trống không vì đó mới thực là nền tảng của Tinh Thần, được Kinh Dịch định nghĩa cách tuyệt vời là "thần vô phương". Xem vào cơ cấu ngũ hành sẽ thấy rõ.
                                               

             Thủy Kim - Thổ - Mộc Hỏa
   Thủy Hỏa ở hai cực trên dưới đối đãi nhau thì tương quan là Thổ.
    Kim Mộc ở hai cực phải trái đối đáp nhau: tương quan cũng là Thổ.
   
    15. Vậy mà Thổ là chính Con Người ngự giữa Thủy Hỏa (trời đất) cũng như ở giữa Kim Mộc (vạn vật) nên nói Người là đầu ngũ hành (là nõn là tinh túy ngũ hành) hoặc nói theo cơ cấu thì Con Người là hành Thổ. Kinh Dịch nói "an Thổ đôn hồ nhân" là nói lên tác động căn bản của Con Người: Con Người phải hướng vào mối Tương Quan to lớn nhất giữa Trời với Đất là Người. Đó là kiểu nói của cơ cấu, nói thường là "tồn tâm dưỡng tính", nói theo cơ cấu là "An Thổ". Điều đó kéo theo hai hệ luận, một: yếu tính con người nằm trong chỗ vô hình. Cho nên đường lên cá tính phải đi theo lối rời "to have" tới "to be" nói đơn sơ là từ to tới nhỏ. Khi đi đến chỗ cùng cực thì chạm vào cõi vô biên. Vậy nên làm những cái nhỏ, những cái "vô dụng" cũng chính là đường lên tinh thần.
   
    16. Do đó đường lên cá tính đi ngược kim đồng hồ. Việt Nho gọi là đường trời hay hình nhi thượng với ý nghĩa tìm về với cái bé nhỏ, cái phẩm, đó là đường ngược với lối đi xuôi gọi là hữu nhậm là hình nhi hạ hay đường đất cụ thể là tìm về cái to lớn, cái gì có khối lượng, như nghệ thuật đồ sộ, những đền điện khổng lồ vượt tầm mức con người gây cho người xem cảm tưởng bị đè bẹp. Tai nạn đó xảy ra do cái đói khối lượng (gọi là tham). Đó là tại đi theo hữu nhậm là đường về địa hay vật chất. Đó là lý do giải nghĩa tại sao Đông phương coi trọng nghệ thuật vi tế, chuyên về những nghệ thuật bé nhỏ như ngọc thạch, cái dù, bộ chén, đồ chơi, cái quạt, những tranh sơn mài chạm trổ công phu. Càng nhỏ và càng lẫn vào cuộc sống càng hay. Đó không là những sự chơi suông vô ích, mà chính là con đường dẫn đi xa khỏi vật chất để đưa gần đến tinh thần. Vì thế ở miền Việt Nho hầu như không ai lưu danh hậu thế vì tài kiến trúc chạm trổ, nhưng lại có cả hàng trăm hàng ngàn người  lưu danh trong hội họa, thi ca ... tức cố đi đến lý tưởng là "sống ở đời như thi sĩ" (Molderlin) tức sống gần tinh thần theo nghĩa sẵn sàng bỏ miền "to have" để đi sang miền "to be", mà cụ thể là trọng nghĩa khinh tài. Tinh thần biểu lộ cách cụ thể là vậy: đi tự to tới nhỏ. Sự vật càng nhỏ, càng vô dụng, con người càng dễ dàng buông thoát, không bám sát vào của cải, lòng sẽ sẵn sàng chịu phân chia tài sản. Mà đó là điểm then chốt để con người tiến vào giai đoạn phong lưu, giai đoạn coi người trọng hơn của, lấy những đức tính cao cả, những tình người nồng hậu làm quí nhất ở đời.
   
    17. Bởi vậy để tâm vào những việc vô vị lợi chính là con đường dẫn đến chỗ làm chủ đối tượng. Làm chủ mà không chối bỏ _n_e__n_ _c_o_n_ _n_g_ư_ơ__i_ _c_h_i_e__m_ _b_a_,_ _v_a__t_ _c_h_i_e__m_ _h_a_i_,_ _n_o__i_ _b_o__n_g_ _l_a__ _b_a__n_h_ _g_i_a__y_ _b_a__n_h_ _c_h_ư_n_g_,_ _t_h_i_e__n_ _v_i_e__n_ _đ_ị_a_ _p_h_ư_ơ_n_g_._ _N_e__u_ _t_a_ _v_e__ _t_h_e__ _b_a__n_g_ _v_o__n_g_ _t_r_o__n_ _mð,_ _t_ư_ơ__n_g_ _b_a__n_g_ _h_ì_n_h_ _v_u_o__n_g_ _oð _t_h_ì_ _t_h_e__ _t_ư_ơ__n_g_ _g_i_a__n_ _h_o__a_ _s_e__ _đ_ư_ơ__c_ _v_e__ _l_a__ _t_r_o__n_ _b_a_o_ _v_u_o__n_g_ _mð,_ _n_o__i_ _k_h_a__c_ _l_a__ _v_uông mà tròn, tròn mà vuông. Đó là điều triết học lý niệm không thể tưởng tượng, đã tròn thôi vuông, đã vuông thôi tròn, không sao vẽ được cái vòng vuông. Căn do sự bất lực nọ phải tìm trong câu định nghĩa con người bé nhỏ, trong vụ tôn thờ lượng chất lớn lao, trong vũ trụ quan tĩnh. Đấy là căn do gây nên sự đổ vỡ của văn hóa một chiều hoặc tròn hoặc vuông. Trái với tròn ôm vuông cân đối, nó lâu bền như trời cùng đất vậy.
18. Như vậy sự giữ được cả tròn lẫn vuông, tức pha độ sao cho đúng quả là một nghệ thuật tối cao. Huyền sử nói là Lạc Long Quân (tổ Việt) "đóng đô ở Nghệ An xứ" là có ý nói người là NGHỆ TỔ viết hoa tức đã đạt được nghệ thuật thượng thừa ở tại nối trời với đất, trời cao đất thấp mà nối lại được quả là trác việt. Chữ nghệ cổ xưa thành bởi hai nét ngược chiều: một nét phảy, một nét mác
    Nét phảy tiến theo kim đồng hồ   có thể chỉ triết hữu vi mà tượng trưng là chử vạn Đức Quốc Xã    chỉ "extraverti" hướng ngoại.
    Nét mác    tiến ngược kim đồng hồ có thể chỉ triết vô vi mà tượng trưng là chữ vãn    "intraverti" hướng nội. Triết Việt lồng cả hai thành chữ nghệ     với hai nét ngược chiều giao nhau.
   
    19. Còn thực tế là khi đọc triết hữu vi ta thấy nó bàn về các cái thực tế như lửa, nước, nguyên tử, hoặc về kinh tế, chính trị, khoa học, máy móc, hoặc về ý niệm sự hữu "ontology". Ta có cảm tưởng sự kiện được kết cấu chồng lên cao ngất như tháp Eiffel hết sức đồ sộ nguy nga, bụng bảo dạ rằng thế mới là triết, triết phải hệ thống hóa như vậy mới ra hồn. Nhưng chỉ ít lâu sau ta thấy như có cái gì bất an: trước thấy như giá lạnh và ngộp thở, rồi sau cảm tưởng như bị tù túng không có lối thoát. Thực tế là cảm tưởng tù túng biến ra một thứ xiềng xích để xích hồn vào sự phục vụ cho chuyên chế. Nói kiểu trừu tượng là con người bị nô lệ cho sự vật, cho vũ trụ... lúc ấy ta mới hiểu tại sao bao điều hay trong Plato, Kant, Hegel không được áp dụng mà chỉ có những điều tai hại được họ tung hô như thần thánh hóa chính quyền là được thực thi.
   
    20. Đến khi đọc sang triết Ấn Độ thoạt tiên ta cảm thấy cái gì như thanh thoát cao xa, quả như học giả Âu Mỹ xưa đã gọi là cảnh tiên siêu hình. Lúc ấy ta coi thường triết Tây vì quá hữu vi, còn triết Việt Nho không đáng nhắc đến nữa vì không hiện ra hình hài như hệ thống hay những suy luận cao vút tận ngọn Meru, mà chỉ là những câu cụt ngủn bò lè tè trên mặt đất. Nhưng qua một hai năm  trên triết Ấn ta thấy như mình mất chân đứng trên đất, cảm thấy đúng là bị dẫn ra khỏi vũ trụ con người. Không còn gì về vũ trụ, ta cảm thấy mình rơi vào chốn trầm không u tịch (acosmic unsconciousness) không còn biết trời đâu đất đâu nữa. Cái gì cũng bị chối, để rồi có lúc lại quyết. Quyết rồi lại chối khiến ta phải quay cuồng chóng mặt trong các rừng kinh sách muôn trùng giằng co giữa có với không. Ít nhất có thể nói nó khó hợp với văn hóa của Việt, nếu không được biến đổi sâu rộng.
   
    21. Lúc ấy ta thấy bó buộc trở về với "ao nhà". Thoạt đầu thấy quả là ao đục, nông sờ, toàn nói những truyện quá thông thường tề gia, trị quốc, tu thân .. rồi cũng kinh tế, chính trị, xã hội như Tây Âu nhưng kém hơn ở chỗ nó lộn xộn rời rạc, không hệ thống gì cả, toàn là bã mía, là hủ học. Nhưng đột nhiên trong mớ hủ học đó có lẫn vài lời chỉ dẫn lên đường tố nguyên, nó thúc ta phải gạt sang bên tất cả để lần về cội gốc. Lúc ấy và chỉ lúc ấy thôi ta mới cảm thấy triết Việt có cái chi khác hai bên Âu Ấn, đồng thời cũng giống hai bên: nếu áp dụng bộ số "vài ba tham lưỡng" là ba trời hai đất ta liền nắm được chỗ dị biệt của Việt Nho. Nó có giống mà cũng có khác: giống hữu vi vì cùng ở trên đất, cũng làm việc, nhưng thay vì để lòng vào đó tới 4 thì Việt để vào có 2, còn 3 thì để lên siêu tượng gọi là tâm linh, nên lại giống với Ấn. Ấn để lên siêu hình cả 5, chẳng còn chi cho thực tại, thành ra coi tất cả là maya, là huyền ảo. Theo ba chữ thông dụng ở Việt Nho thì:
    Nhập thế cho hữu vi
    Xuất thế cho vô vi
    Xử thế cho An Vi.
   
    22. Hữu vi đặt nặng trên vật thể, đúng hơn trên ý niệm của vật thể. Vô vi đặt nặng trên chủ thể (tâm) trên thái hư, nên tị thế, không làm. An Vi đặt nặng trên chữ tác thành. Cũng tác hành như Tây Âu nhưng không đi đến lao tác, lao động, bó sát đối tượng, làm đến không còn được ngẩng mặt lên, đánh mất chữ tiết trong việc làm, nó ở tại một nhịp vào một nhịp ra: một làm một chơi. Hầu hết các triết lý lao động hiện nay đều bệnh hoạn vì thiếu tiết nhịp, chúng xuất hiện do phản đối sự không làm của triết học xưa xây trên ý, dừng lại ở từ, không xuống đến dụng, đến việc, coi việc là hèn. Vì vậy ngày nay mới hô làm, làm trối chết. Vô vi là không làm. Đã quan niệm tất cả là hư vô, là ảo hóa thì còn chi để mà làm. Thế nhưng không làm sống được chăng? Thế là phải có nô lệ để nó "làm". Chung cuộc cũng như hữu vi chỉ có nô lệ gánh chịu hậu quả quá đáng của triết: dẫn đến kết luận là không có chi, nên không có làm, hoặc coi việc là hèn hạ dành cho tôi tớ. Cả hai không đặt nền tảng cho triết lý tác hành. Không đề cao lao động. Cả hai đều có chế độ nô lệ để chúng làm.
23. An Vi đứng giữa coi việc làm như thành tố cấu tạo nên con người: con người được định nghĩa là tác năng, như vậy làm việc không còn là cái gì tùy phụ, mà chính là thuộc bản tính con người, vì thế mà có làm. Có làm mới hợp bản tính con người nhưng con người gồm hai đợt (lưỡng thê = amphibious) nên làm cũng phải có hai nhịp một làm một nghỉ (chơi). Làm cho tiểu ngã chiếm 2, chơi cho Đại Ngã chiếm 3. Tác hành cũng có hai đợt như vậy (2+3) gọi là ngũ hành, hoặc gọi là An Vi. Vi chiếm 2 An chiếm 3. Cụ thể là có làm mà cũng có chơi. Chơi cũng là làm theo ý niệm làm được mở rộng có cả chơi. Như vậy chơi được hiểu theo nghĩa tích cực là để phát triển khả năng vô biên của con người. Hiểu theo đó thì chơi mới chính là phần cốt trong việc làm người. Vì Người là linh, linh là thần. Vậy chơi là hiện thực chiều kích thần linh nơi con người mà diễn tiến có thể tóm tắt như sau: "Chơi là ngơi ra khỏi  những việc ích dụng  gắn liền với sự sống còn, để đưa xa dần khỏi sự vật (ích dụng gắn liền với vật chất, với địa ta nói địa lợi) để bay lên Tinh Thần." Tinh Thần hiểu như vậy nó không có xa đâu : nó gắn liền ngay trong đời sống, nó tô điểm, nó làm đẹp đời sống, làm cho đời sống lên hương. Đời lên hương chính là Tinh Thần : Tất cả những thứ đó từ nghệ thuật, văn hóa, khoa học đều gọi được là chơi: "Chơi nhiều là lãi đấy" không thèm lãi tiền lãi bạc mà lãi được thần linh. Cuộc đời thiếu chơi là cuộc đời lỗ vốn. Một nước no ăn đủ mặc, nhưng không ai có được chút giờ nhàn rỗi để sống cho mình thì văn minh đó còn lỗ vốn.
   
     24. Người lãi tối đa là Đấng Tạo Hóa bởi Tạo Hóa chơi nhiều hơn ai hết. Kinh Thánh Ki-Tô Giáo nói : "Bay hãy nên trọn lành như cha bay ở trên trời". Triết Đông quan niệm "cha trên trời" như "hóa nhi đa hí lộng". Bản tính hóa công là đa hí đa lộng, là chơi giỡn nô đùa, đời đời kiếp kiếp cũng chỉ có chơi giỡn. Cả vũ trụ càn khôn cũng chỉ là một trò hí lộng của hóa công. Con người là những hóa công nhỏ cũng phải bắt chước Đại Hóa Công mà hí lộng mà chơi nhiều để được lãi nhiều. Ở đời chẳng có gì đáng trịnh trọng quá đáng, hãy để sự trịnh trọng vào hết cuộc chơi, sống đến độ như chơi, chơi mạnh là sống mạnh. Đừng thờ một lý tưởng nào. Thờ là tuyệt đối hóa. Chính những lý tưởng được tuyệt đối hóa đã giết người nhiều nhất, giết tận tình, giết tàn nhẫn, vì nghĩ là giết cho lý tưởng nên vô tội. Chính những lý tưởng nọ biến đời thành u buồn, thành bể khổ. Đừng tin chúng mà lỗ vốn. Hãy ca lên, hãy mắc cánh chim hồng hộc vào để bay cao, cao vút đặng cùng với muôn loài trong đất trời đồng múa bản "nghê thường vũ y khúc"
   
    25. Đấy là hậu quả của sự xếp đặt giữa xuất nhập, giữa có không, giữa vạn vãn, nó giúp con người sống được cuộc sống như chơi: thanh thoát nhẹ nhàng không bám vào cái chi cả; có mà như không, không mà lại có. Cái đó không phải muốn mà được. Muốn được trước hết phải nắm vững những nguyên lý đặc biệt về vũ trụ và nhân sinh (như đã bàn về âm dương Tam tài, Ngũ hành). Muốn cho những nguyên lý đó thấu nhập vào tâm can con cháu, các hiền triết đã đưa ra vô số định chế, thói tục, phương ngôn. Nói khác trong sách có bàn dài về những điều đó, thí dụ bài "Quốc túy với ngày Tết" nói lên việc xử dụng thời gian. Bài "Đường cong duyên dáng": không tròn không vuông có thể coi là biểu tượng cho muôn vàn những động ứng tế vi khác. Chúng làm nên lối ở riêng biệt gọi là lối ở đời: không xuất thế, cũng không nhập thế, mà là xử thế. Đó chỉ là mấy bài mẫu, còn nhiều vô số như có thể đọc trong toàn bộ Việt Nho. 
   
    26. Tất cả đều hợp nhau để trình bày nền triết lý An Vi, thứ triết đã sản xuất ra bao người thanh thoát, tuy chưa hoàn bị nhưng trong nguyên lý đã vượt cả hữu vi lẫn vô vi. Vượt hữu vi đã đành rồi vì lấy tư sản làm thiêng liêng nên phân chia ra không đồng đều, giam phần lớn con người lại cảnh nô lệ, chuyên chế. Mặc dầu tài sản dồi dào vượt xa những xã hội Việt Nho xưa nhưng chưa đi đến được đợt phong lưu. Đến như vô vi của cải vẫn dồn vào mấy nơi to tiếng giảng khuyên, đến nỗi khi một tâm hồn nào muốn vươn lên chỗ cao cả đều phải bắt đầu bằng một cuộc khởi loạn với nền văn hóa đã được thiết định, như đã nói về Upanishad, Phật Thích Ca hay cả những người mới đây như Tagore, Gandhi, Ramakrishna. Tất cả đều chống chế độ đảng cấp, thiêu sống đàn bà, chối bỏ thần Brahma, một thứ thần minh được "sáng tạo" hợp với óc thâu đoạt của người thống trị, khác hẳn cách mạng bên Việt Nho: chỉ chống lạm dụng, gọi là vô đạo, còn chính đạo không hề dám nghĩ đến chối bỏ, trái lại là tuyên dương 'thế thiên hành đạo"
27. Đó là đại để về triết lý An Vi, một nền triết lý rất lâu bền vững mạnh đã làm nảy sinh những hậu quả ơn ích có thể kiểm chứng được cách rất rõ ràng khách quan. Vậy đó phải là nền triết cho thế giới hiện nay, một thế giới đang ngất ngư con tàu vì thiếu bàn la kinh chỉ dẫn. Đó là điều lương tri đã hé thấy trong hội nghị quốc tế về triết lý tại Honolulu khi mà đại biểu của hơn năm mươi nước đã bầu Khổng Tử làm nhạc trưởng cho cuộc hòa tấu Đông Tây mai hậu. Nhưng sau cuộc hội đó không còn nghe thấy bao nhiêu âm hưởng, tuy vô số sách đã được viết ra nhưng xem lại cũng chỉ nói đi nói lại bấy nhiêu kiểu bác học, sử ký, ghi nhận, dữ kiện, tài liệu.. cùng lắm thì trình bầy theo kiểu suy tưởng có hệ thống chứ không thấy kiểu cơ cấu. Kiểu cơ cấu khác với lối đọc ăn sẵn ở chỗ phải sáng tạo, phải khám phá nghĩa là mình phải là tác nhân, phải tạo dựng. Phải từ dăm ba định đề, một vài bộ số, ít huyền thoại, một lô phương ngôn tục ngữ chứa trong kinh điển... đi đến việc xây lên được một triết thuyết hợp cảm quan thời đại. Đó là  điều chưa được làm và đó là điều chúng tôi muốn thúc đẩy để người Âu Mỹ khởi đầu làm vì cờ đã đến tay rồi đó.
   
    28. Tôi rất tiếc cho Trung Hoa đã không duy trì nổi vai trò lãnh đạo của mình đã từ ngàn xưa trong một nền văn hóa vững mạnh lâu bền nhất thế giới, để đến nỗi trụt xuống địa vị học trò bằng đi rước về một triết thuyết ngoại trái với văn hóa mình, hơn thế còn trái với bản tính con người khắp nơi. Tuy nhiên nhìn lại khắp hết nhân loại thì thấy sự nhỡ nhàng ngu ngốc không là của riêng Trung Hoa, nhưng là của chung loài người, kể cả những người được xưng tụng là triết gia. Đọc lich sử nhân loại Đông Tây kim cổ toàn thấy sự ngu dốt bao trùm như đêm tối, trong đó sự khôn sáng chỉ nhấp nháy thưa thớt như đom đóm lập lòe. Tuy nhiên vẫn thấy được sự yên ủi vì những đom đóm đó tuy chỉ là một hai ánh le lói đối với hàng triệu triệu âm u nhưng vẫn đẩy được cuộc tiến con người. Nghĩa là con người trải qua hàng ngàn vạn lầm lẫn lờ mờ nhưng vẫn tiến lên cao dần cả trong việc sinh sống lẫn tinh thần.
   
    29. Thứ đến cũng tìm ra được sự an ủi ở chỗ loài người có ngu dốt lầm lẫn như thế mới có đủ việc làm cho mọi người, mọi nơi, mọi đời, giả như thế giới tốt đẹp ngay từ đầu, tất con người cũng chỉ như con vật: cái gì cũng ban ra cho rồi không phải trả lệ phí, con người sẽ không còn là tác năng, không là tiểu hóa công, hết linh hơn vạn vật.
    Điều yên ủi nữa là thế giới luôn biến dịch, sự đi trước của Trung Quốc trong triết nay đã hết, sứ mạng đi đầu nhân loại đã chấm hết. Cờ lãnh đạo đã trao sang tay Âu Mỹ rồi, và Âu Mỹ đã đi được  một bước sinh rất cao. Bây giờ chỉ còn thiếu bước tâm, liệu Tây âu có đủ sức làm chăng? Muốn vậy cần kiến tạo lấy một nền triết lý mới xứng hợp cho giai đoạn mới. Triết lý là sự thâu góp những kinh nghiệm sống tốt đẹp vào một hệ thống gọi là đạo lý. Kinh nghiệm mới này đã chồng chất lên muôn vàn nhất là những khám phá mới, vậy chỉ còn cần tổ chức theo mẫu mực nào. Không thể có mẫu khác ngoài ba mẫu đã sẵn có: hữu vi, vô vi, an vi; chọn mẫu nào đây? Trong việc này hãy lợi dụng bài học lịch sử, hơn hai mươi thế kỷ qua đã chứng minh đủ cho thấy sự vô hiệu của hai đường lối cả hữu vi lẫn vô vi, và hiện cả hai còn đang phơi bày sự phá sản của mình bằng bị chối bỏ do những triết gia và các nhà tư tưởng của hai nơi đó. Vì chúng chỉ có một chiều không đủ chỗ sẵn để hội nhập các kinh nghiệm và hiểu biết mới rất phong phú.
  
     30. Nói cho cùng các điều hiểu biết về triết trình bày ở trên đều đã có rồi, còn nhiều và cặn kẽ hơn nữa ở các triết học Âu Mỹ, nhưng hầu hết là thiên lệch thiếu cơ cấu, chỉ bàn nhiều về bản thể mà không về tương quan tác hành. Vì vậy làm cho triết học trở nên quá khó khăn cũng như quá xa thực tại, đại chúng không thể cảm nhận. Vậy chỉ còn mẫu mực cổ đại An Vi tỏ ra hữu hiệu bền bỉ hơn cả, vì nó đơn sơ, nó xây trên cơ cấu, nói về những mối tương quan tác hành nên quần chúng dễ cảm nhận, lại rất quân bình nên có đủ chỗ chứa đựng những kinh nghiệm mới cả khoa học lẫn nhân văn. Trong dĩ vãng nó đã chứng tỏ khả năng kiến tạo và duy trì cuộc an lạc cho nhiều thế hệ Việt Nho nên tỏ ra xứng đáng được dùng làm mẫu mực trong việc xây đắp mới để đưa nhân loại vào giai đoạn sống an vui đặng hành hương về chốn chân không diệu hữu. 

Phụ Trương: NGỘ KHÔNG CÔNG TRẠNG

TỰA

Tây Du là một tiểu thuyết luận đề, nhưng cho tới nay hầu như chưa ai nhận ra chủ đề đó nên bao lời bàn luận đều trật lất. Vậy chủ đề đó là thế này: bất cứ cái gì hễ lên thì cao, hễ xuống thì thấp. Xuống biểu lộ bằng HỮU VI hình thể, cao biểu lộ bằng VÔ VI siêu giác. Một luận đề như vậy đòi người đọc phải phá chấp mới nhìn ra được. Đừng chấp vào xác thân "xấu xí" của khỉ mới thấy giá trị Ngộ Không, đừng chấp vào chức Thầy, chức Thượng Tọa mới thấy Tam Tạng không đáng làm học trò Đại Thánh. Phải phá chấp mới thấy cả đến Tiên, Phật, Thánh cũng có những bê bối mỗi khi sà chân xuống cõi hình thể hữu vi. Chính Ngộ Không còn bị sa lầy khi chọn học 72 phép địa sát nên bị đè dưới núi Ngũ Hành. Tuy nhiên, Ngộ Không còn giữ được nhiều hành trạng Vô Vi, nên đáng gọi là đạt minh triết. Không minh triết sao thỉnh được kinh vô tự, vì kinh vô tự là cái đỉnh cao chót vót của văn hóa loài người.
Xét theo đó thì Tây Du quả là một tiểu thuyết có máu An Vi, xứng đáng được triết lý An Vi bàn tới để tuyên dương Tôn Ngộ Không như người ngộ được đạo vô vi chân thực, hay như mẫu mực thượng thặng của một cuộc sống như chơi.


I. ĐI TÌM ẨN NGHĨA TÂY DU:

1. Tây Du là một bộ truyện lớn của Tàu được kể vào số "tứ đại kỳ thư". Nó khác các quyển kia ở chỗ trào phúng và nhất là đầy tính chất triết lý. Chính điểm cuối cùng này đem lại cho nó giá trị trội hơn ba bộ kia rất xa. Thế nhưng điều này cho tới nay chưa được "khám phá". Vì cho được khám phá phải có một vài ý niệm sơ sài giúp qui tụ được cái nhìn, nếu không thì chỉ lan man ngoài mặt không sao thấu được vào vòng trong. Đấy là điều đáng tiếc, vì trong dĩ vãng nhiều học giả Tây phương chê quyển Tây Du cho rằng tại sao lại có người phung phí tài năng vào việc viết một quyển sách tầm phào hạ cấp như vậy (như chúng tôi đã có lần đọc một tác giả ngoại quốc nào đó mà nay quên mất tên), cũng có người chê là sách chứa đầy mâu thuẫn ... Nhưng chính sự mâu thuẫn ấy chỉ trỏ một triết lý ẩn tàng như chúng tôi sẽ nói tới sau. Ở đây chỉ cần ghi rằng chính sự mâu thuẫn đó, giữa cao đẹp và phi lý, giữa vô nghĩa và thâm sâu .. làm nên nét đặc trưng của quyển truyện. Bài này sẽ trình bày ít nét của nền triết lý kia mà tôi cho là ẩn nghĩa tầng nhì sau trào phúng là ẩn nghĩa tầng nhất với hy vọng sẽ giúp vào việc làm phục hoạt lại nền triết lý của tiên tổ Việt tộc.

2. Tây Du là một câu chuyện thần thoại kể về một con khỉ phi thường họ TÔN tên NGỘ KHÔNG đã giúp Tam Tạng trong cuộc hành hương sang Thiên Trúc thỉnh kinh Phật. Trên đường đi gặp biết bao tai nạn do yêu ma bày ra để hại thày trò, nhưng nhờ tài phép của ngộ Không nên mọi trở ngại đã vượt qua để thầy trò tới nơi xin được kinh như ý nguyện. Đó là cái lược đồ lớn để chứa đựng các truyện yêu, ma, Tiên, Phật đã có đầy từ lâu trước trong dân gian mà ở đây được kể lại dưới khía cạnh mới với tài văn chương của một tiểu thuyết gia cỡ lớn: các truyện đều khác nhau với lối thắt vào rất gây cấn rồi được cởi ra rất tài, khiến người đọc luôn luôn hồi hộp theo dõi cuộc hành hương của các nhân vật, cho nên ngay về phương diện kể truyện sách đã được nhìn nhận và được hoan nghênh truyền tụng cách xứng đáng. Thế mà đó mới là cái hay ngoài mặt. Cái hay chính cốt nằm trong hai tầng ẩn ý mà tầng đầu là trào phúng. Phần này dễ thấy và đã được bàn nhiều tuy nhiên có ít điểm tế vi cần được bàn thêm ở đây.

3. Điều nhận xét trước hết về vụ trào phúng đả kích chính quyền là điều thông thường thuộc hàng ngang. Điều đặc biệt của Tây Du là đả kích cả hàng dọc tức trời đất hay tôn giáo nữa. Do đấy sự đả kích mang một sắc thái nhân chủ đặm đà hơn nhiều.
Mũi giùi trào phúng nhằm vào triều đình quan lại được biểu thị bằng thượng giới: vua là Ngọc Hoàng, các yêu quái là quan lại: vì thế ta thấy Thượng Đế trong Tây Du rất mu mơ, Ngộ Không sinh ra đã không hay biết, đến lúc không đánh dẹp được phải chiêu hồi lại cũng không biết người biết của nên dùng Ngộ Không vào có việc coi ngựa tỏ ra không "tri nhân thiện nhậm". Tri nhân là đức đầu của nhà cai trị thế mà Ngọc Hoàng thiếu thì dễ bất lực. Khi Ngộ Không đưa quân lên đánh nhà trời thì thì Ngọc Hoàng lo xanh mắt, phải cậy đến Phật Tổ mới trị nổi Ngộ Không tức là quyền đời phải lợi dụng quyền đạo. Ngoài bất lực lại còn bất nhân như vụ phạt quận Phụng Thiên đại hạn chết bao người chỉ vì quận hầu nóng giận người nhà đem đồ cúng đã tế trời vất cho loài muông ăn, thế mà nỡ dùng đến hình phạt gọi là kim tỏa: tức treo giây xiềng bằng vàng dài một thước tư, lớn cả bằng ngón tay, bên dưới thắp một ngọn đèn leo lét. Bao giờ lửa đốt đứt được giây xiềng thì mới cho mưa (hồi 87). Đọc lên ai cũng thấy ngay Ngọc Hoàng tàn ác: vì tội một người mà phạt cả quận cách nặng nề không cân xứng chút nào. Thế rồi triều đình của Thượng Đế cũng thối nát để cho tay chân đi làm bậy: rất nhiều yêu quái là người thiên cung như Thái Bạch Kim Cương bị Ngộ Không mắng trách: "Ta xem ngươi đã già sao mà nói láo quá vậy". Yêu Huỳnh Bào cướp công chúa nước Bửu Trượng chính là sao Khuê Lan trong Nhị Thập Bát Tú tức cũng do trời cả chứ có đâu xa.

4. Hoạn quan bị đả kích trong truyện yêu Toàn Trân giết vua nước Ô Kê để đoạt cả ngôi báu lẫn vợ con khiến Ngộ Không phải trải qua bao gian truân mới thắng được, bắt nó hiện nguyên hình mới té ra là con sư tử lông xanh của Văn Thù Bồ Tát, vì vua Ô Kê có lỗi với Bồ Tát nên sai xuống để phạt tội. Ngộ Không nói: "Nơi phàm tục có câu "quân tử năng dung" sao Phật Tổ lại trả thù tư như vậy, khiến Sư Tử Xanh phạm đến Hoàng Hậu có phải là mất phép lịch sự không?" Văn Thù Bồ Tát trả lời: "Người nói cũng phải, nhưng Thanh Sư không đụng tới cung nga có đâu xâm phạm đến Hoàng Hậu, bởi nó là Sư Tử thiến đã lâu mà." Bát Giái không tin lại rờ bụng Thanh Sư rồi cười ngất nói: "Thiến thật: Chú mày có tiếng mà không có miếng, không uống nước cũng chịu tiếng mang bầu..."(hồi 39)
5. Đại để đó là vài thí dụ trào phúng triều đình vua quan, nhưng đấy mới là vòng ngoài cùng; trong Tây Du mũi giùi trào phúng còn đi sâu hơn tức không kiêng nể tôn giáo mà có thể nói tôn giáo còn bị nhiều hơn vua quan. Đây là chỗ coi như mâu thuẫn vì truyện được tin là có ý nhằm mục đích phổ biến đạo Phật mà tựu trung lại sửa lưng đạo Phật rất nhiều. Nhưng xem kỹ lại sẽ nhận ra có sự phân biệt TĂNG với PHẬT như được nhắc lại nhiều lần rằng: "không tưởng Tăng cũng nên tưởng Phật", tức Phật giáo xét như đạo lý vô vi thì được hoan nghênh, nhưng xét như giáo hội hữu vi thì bị đả kích. Về Phật ta thấy được đề cao hơn cả Ngọc Hoàng đúng theo quan niệm sai lạc của Phật giáo đã sa đọa. Ngọc Hoàng phải cầu cứu Phật mới trị nổi Ngộ Không. Ngộ Không chịu là không qua mặt được quyền phép Phật (nhảy không qua bàn tay) và bị Phật đè dưới núi Ngũ Hành năm trăm năm ... Nhưng xét về giáo hội thì Phật giáo cũng mắc đầy tệ đoan bê bối vì đã để cho tay chân làm bậy còn quá Ngọc Hoàng. Số yêu ma do Phật tính ra còn trội vượt hơn của Thượng Đế. Con yêu Huỳnh Bào làm hại biết bao người, đến lúc truy nguyên ra mới hay là Đồng Tử giữ khánh tại đền Đức Di Lạc. Tôn Hành Giả nghe rõ đầu đuôi trợn mắt nói với Phật: "Thật là báo hại tôi! Thả gia đồng ra làm yêu quái, lại giả Phật giả chùa. Tội thất thoát ấy Phật Tổ tránh đâu cho thoát".
Lại như vụ ba con yêu ở núi Sư Đà rất lợi hại . Thầy trò Tam Tạng bị bắt lên bắt xuống, cuối cùng phải cầu cứu tới Phật mới trị nổi. Đến lúc tra xét mới trật ra đó là Phật Mẫu hóa thân làm yêu Đại vương cùng với hai yêu khác là đồ đệ của Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát. Như Lai thú nhận rằng: "Ba con yêu đó ta đã biết rồi, hai con yêu có chủ, còn một con là thân thích với ta." Tôn Hành Giả ngẩng mặt lên thở khì một cái nói: "Ôi chao! Té ra Phật Tổ để bà con thân thích hóa thân làm yêu quái hại chúng sinh ư? (hồi 77). Lại như yêu Huỳnh Phong là con chuột của Linh Khiết Bồ tát, yêu Linh Cảm đại vương là của Quan Âm nghĩa là rất nhiều bê bối xuất phát từ Phật.
Nhất là vụ phát kinh mới ê chề, thầy trò gặp biết bao cái bất ngờ đáng ngã ngửa. Trước hết là hai đệ tử cao cấp nhất của Phật là Ác Năng và Ca Diếp đòi lễ vật mới chịu phát kinh. Hai ông nói: "Hay quá! Đi thỉnh kinh mà tay không thì về truyền lại sao cho siêu nổi!" Té ra kinh không linh bằng đồ lỡi đi kèm! Khiến thầy trò ngạc nhiên vô kể. Ngộ Không nhất định kêu lên Phật Tổ, hai môn đệ đe dọa cản ngăn, Bát Giái Sa Tăng phải hết lời khuyên nhủ Ngộ Không mới chịu trở lại, nài nẵng hai ông mới chịu phát kinh, nhưng lại phát toàn sách giấy trắng không có dấu vết lấy nửa chư. Thầy trò quá bỡ ngỡ, lần này không nhịn được nữa, Ngộ Không quyết kêu đến Phật để phạt kẻ tham tài: "Thầy trò tôi trăm cay ngàn đắng nhiều tháng lâu năm mới đến được đây, nhờ Như Lai phát kinh mà Ananda và Kasyapa đòi hối lộ, chúng tôi không có thì hai người phát kinh giấy trắng." Ai ngờ chính Phật Tổ cũng không hơn gì. Ngài cười nói: "Chuyện ấy ta đã hay rồi, hai người phát kinh không lỗi, bởi kinh ấy quí lẽ nào thỉnh không mà đặng phước. Trước đây các sãi nơi này có đem kinh xuống nước Xá Vệ mà tụng cầu siêu cho Triệu trưởng giả. Nhà họ Triệu hoàn công có ba đấu gạo với vàng bạc chút ít, ta còn nói Triệu trưởng giả bủn xỉn, sau con cháu không được giàu sang. Nay thầy trò ngươi đến tay không mà thỉnh được bao nhiêu kinh còn than thở gì nữa" ...
Thật không ngờ chút nào, chính nơi trung ương, ngay từ miệng Phật Tổ mà còn có những lời như vậy thì còn biết trông vào đâu. Tam Tạng đành dâng bình bát để lĩnh kinh hữu tự.
7. Đấy là Phật Giáo, chứ Đạo Giáo còn bị đả kích tàn tệ hơn nhiều, như vụ con nai bạch của Nam Cực tiên ông hóa yêu giả làm quốc trưởng nước Tì Khưu bắt hơn ngàn trẻ để lấy tim làm thang thuốc trường sinh cho vua (hồi 79)
Trong vụ nước Sa Trì các yêu giả làm đạo sĩ còn hành hạ cả Tăng Đồ bên Phật bắt làm nô lệ để xây đắp cung điện cho mình (hồi 45, 46). Chỗ này Đạo Lão bị đả nặng nhất, sách viết rằng tại miếu Tam Thanh các đạo sĩ làm chay tế Thái Thượng Lão Quân, trên bàn bày hoa trái bánh quà đủ thứ. Ngộ Không làm gió ầm ầm thổi tắt đèn, đổ tượng, mọi người sợ hãi ra về. Ngộ Không liền dắt Bát Giái và Sa Tăng vào ăn hết rồi đái đầy vào những lu vò để đựng nước kim đan. Đến khi mấy đạo sĩ đến uống lấy làm lạ hỏi kim đơn là thuốc tiên uống ngon lắm cớ sao lại thấy khai khai thế này (hồi 45)
Vụ con trâu của Lão Quân biến ra yêu độc giác tỉ đầy quyền phép, Tôn Hành Giả không thể thắng được phải lên cầu cứu Như Lai. Như Lai đưa mắt nhìn về phía núi Kim Dâu biết rõ ngọn ngành nhưng không dám nói rõ với Tôn Hành Giả... Cuối cùng khi tìm ra manh mối Ngộ Không trách Lão Quân: "Như vậy là Tôn ông đã thả trâu ra phá đời, hại người, cướp của không thể tránh tội được..."

8. Lược sơ qua như vậy đủ thấy rằng mục đích Tây Du không hẳn là truyền bá đạo Phật như người đời thường hiểu nhưng là đả phá những cái suy vi trái khoáy trong cả quyền đạo quyền đời. Còn ý sâu hơn là trình bày một nền triết lý chân chính một nền đạo lý uyên nguyên. Xin hỏi đó là Đạo lý nào? Triết lý nào? Rồi đây ta thấy rõ cả đạo lý lẫn triết lý đều đặt nền trên chữ không nên ở đây chỉ nói triết lý cho tiện.
Vậy đó là triết lý nào? – Triết lý chánh tà chăng? Không phải. Vì ai là chánh đây? Phật Tiên chăng? Thì chính các ngài đã chẳng ra gì, tay chân còn tồi tệ hơn nữa..
Đó cũng không phải Tâm Lý nơi mà Tam Tạng đại biểu lý trí , còn Ngộ Không biểu thị sức mạnh như một số người chủ trương. Nói vậy là thiếu quan sát, tỏ ra đã đọc truyện xuyên qua các thiên kiến, chứ nếu đọc đàng hoàng sẽ thấy liền Tam Tạng là vai tầm thường không thể nói là đại diện lý trí, còn thua Ngộ Không quá xa vì Ngộ Không thông minh lanh lợi tuyệt vời.
Có người nói đó là triết lý về con người, đường đi Tây phương đầy gian nguy là hình ảnh cuộc đời dưới thế. Thưa như vậy có được ít nhiều sự thực nhưng mới là cái nhìn thoáng qua ở tầm mức lý trí chưa đạt đợt nhận thức thâm sâu để qui tụ được mọi cái nhìn, mọi cử chỉ hành vi của các nhân vật vào một mối hầu làm hiện hình ra cái chủ đạo, nên cũng không phải là triết lý, ít ra triết lý đời mới cần phân tích và hệ thống.

9. Nói về nền triết lý tiềm ẩn trong Tây Du thì đến nay đã rất nhiều người bàn giải nhưng chưa thấy ai tìm ra được. Sở dĩ như vậy vì chính Ngô Thừa Ân cũng không ý thức hẳn được cái triết lý ẩn trong sách ông. Nói vậy không phải là chê mà chính là đề cao Ngô Thừa Ân, quả là một nghệ sĩ lớn nên đã viết dưới sự dẫn đưa của tiềm thức cộng thông, bên ngoài cả ý thức. Vì thế Tây Du là một biểu hiệu (symbol) mà không là một ẩn dụ (allegory): ẩn dụ thì không sâu bằng biểu hiệu vì biểu hiệu là cái gì nội khởi còn bên ngoài cả ý thức tác giả. Chỉ như ẩn dụ là cái tác giả ngầm hiểu, thí dụ việc đả kích triều đình là ẩn dụ, còn phần đả kích Lão Thích để đưa đến một triết lý khác thì phần lớn là biểu hiệu. Muốn nhìn ra nội dung biểu hiệu cần phải nhìn bao quát về không gian và dài lâu về thời gian mới mong qui định nổi nền triết ẩn trong. Đó là điều chúng ta thử làm trong các triệt tới.

II. TRIẾT LÝ TÂY DU

10. Muốn biết đó là nền triết nào thì câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là vai nào là chủ động: Tam Tạng hay Ngộ Không? Sau khi đã tìm ra rồi thì bước sau sẽ phải là phân tích danh tính của vai chủ động đó vì danh nói lên tính. Đường đi của tính là triết lý sâu xa.
Thông thường hầu hết người đọc cho vai chủ động là Tam Tạng. Tuy không nói hẳn ra như thế vì vấn đề xưa nay chưa được đặt ra cách minh nhiên, nhưng cách mặc nhiên đều cho là thế, đến nỗi nhiều nhà bình luận trách Ngô Thừa Ân đã đưa Ngộ Không lên quá cao át Tam Tạng làm lu mờ ý định của mình! Sở dĩ thông thường nghĩ thế vì bề ngoài chính Tam Tạng đứng đầu cuộc thỉnh kinh, toàn truyện hướng về đó. Chính Tam Tạng mới là đại biểu cho thầy Huyền Trang một nhân vật có thực trong lịch sử chứ có phải truyện tưởng tượng như ba vai khác đâu.
11. Tuy nhiên đấy là mặt ngoài không nên đem cái "thiên kiến" đó chụp lên Tam Tạng, một vai của tiểu thuyết , không phải là thầy Huyền Trang có thực Tam Tạng chỉ là một nhân vật tưởng tượng như ba vai khác do Ngô Thừa Ân dựng nên ứng hợp cho mục tiêu của mình và xa hơn cả mục tiêu của ông vì nó không còn nằm trong ý thức Ngô Thừa Ân, nhưng lan sâu vào cõi tiềm thức cộng thông của đại gia đình văn hóa Việt. Nói khác Tam Tạng không là nhà sư Huyền Trang, Phật Như Lai trong truyện không là Phật Thích Ca. Việc thỉnh kinh cũng chỉ là "cái đinh' để tác giả treo "cái áo" của mình tức những điều ông muốn bày tỏ gián tiếp qua câu truyện.
Theo phương pháp phê bình nội tại thì phải căn cứ vào chính tác phẩm mà quyết định xem đâu là mục tiêu chứ không được theo thiên kiến gán mục tiêu cho tác giả, rồi khi thấy sách không theo mục tiêu tự mình gán ghép lại quay ra trách tác giả đi quá xa gán kiểu đó là thiếu khoa học.
Vậy khi cứ khách quan mà đọc ta thấy gì. Trước hết ta thấy sách mở bằng bảy chương giới thiệu Tôn Ngộ Khong một cách lớn lao đến độ làm rung động cả trời đất. Đang khi Tam Tạng thì ỉu xìu trong hơn một chương. Xem thế đủ biết đâu là vai chính. Có học giả phải đọc mãi tới chương 50, 60 mới nhận ra là Ngộ Không lấn át Tam Tạng và trách tác giả thì đủ biết đọc truyện như vậy xa tinh thần khoa học biết bao.

12. Đến khi bước vào hành động thì Tam Tạng chẳng có chi phi thường ngoại trừ chức tước của Phật ban cho như gỡ bùa để cứu Ngộ Không, hay đặt cái vòng cẩn cô lên đầu Hành Giả để cưỡng ép sai khiến... Toàn là những cái bên ngoài do chính quyền ban cho chứ về nhân cách thì Tam Tạng chỉ có được một vài giá trị giả tạo làm bằng các giới răn tiêu cực như tránh đàn bà, kiêng ăn mặn, còn tích cực như trí, nhân, dũng là ba đức căn bản làm nên con người thì hầu như không được nết nào. Xuyên qua toàn truyện ta thấy Tam Tạng chỉ là một con người thường, quá thường đến độ tầm thường: chỉ đại biểu cho thầy Huyền Trang được có một điểm là lòng sùng đạo và một phần chí cương quyết đi thỉnh kinh, ngoài ra các đức khác hầu như zéro, ngay đến ý chí đi tìm kinh cũng nhiều lần tỏ ra bị lung lạc tuy cũng có lần quyết định mạnh nhưng mạnh theo kiểu kẻ điếc không sợ súng, nhưng không ngờ đường xá quá xa xôi hiểm trở đến như vậy nên bao lần than thở nhớ cửa nhớ nhà, than thân vì phải dãi gió dầm mưa, ăn sương nằm tuyết, chẳng biết ngày nào đến được Tây phương ... Tôn Hành Giả phải can ngăn an ủi rằng nếu cứ hoài tưởng đến cố hương như vậy thì lòng sẽ không vui, chỉ có bền lòng trì chí mới có thể đến xứ Phật được. Đấy là phần CHÍ.
13. Còn về TRÍ thì dưới trung bình: hễ lần nào gặp rừng sâu núi hiểm thì bao giờ cũng nhắc lại hoài một câu "Nếu núi này cao chắc có yêu, các trò phải ý tứ ". Một người có chút óc sáng tạo bao giờ lại chịu nói mãi một câu như vậy, nhất là khi đã thấy nhiều lần quyền năng và óc thông minh lanh lợi của Ngộ Không. Chỉ cần chứng kiến vài thi thố là hiểu rằng thiếu Ngộ Không là phải dẹp tiệm liền, vậy mà vẫn dám đuổi Ngộ Không đi để rồi bị yêu bắt. Có lần bị nó bắt biến ra cọp câm mà rồi cũng không sao nhận ra được, cứ còn cãi lại Ngộ Không. Biết bao lần cãi lời Ngộ Không mà bị hãm vào vòng yêu quái. Yêu Hồng Hài Nhi giả làm đứa trẻ tám tuổi bị treo trên cây cũng đòi phải cứu cho bằng được, Ngộ Không can ngăn thì chửi bới om sòm, vào hùa với Bát Giái đi giải thoát cho yêu để rồi bi nó bắt (hồi 40). Yêu ĐỊA VÕNG PHU NHÂN giả làm người con gái bị chôn chân cũng đòi môn đệ cứu cho được, rồi bị nó hãm hại y như lần trước. Về sau còn nhiều lần như vậy. Ngộ Không thường trách: "Thầy ơi sao thầy không biết thiệt giả làm trễ việc đi đường" (hồi 95)

14. Nói đến đức DŨNG lại còn thiếu hơn nữa. Nhát một cây. Đã vậy lại còn mổ dưới, động một tí là khóc, mất cái áo cũng than thở cả đêm không ngủ được. Thấy Ngộ Không đập chết con hổ liền kinh hãi ngã khỏi ngựa. Suốt trong truyện việc làm nhiều nhất của Tam Tạng là khóc lóc than van, ngã chết ngất, chết lịm vì sợ; không sang được sông Lưu Xa cũng khóc om sòm, rút rát đến nỗi tiếng đồn khắp nơi. Yêu tinh đại vương dặn dò đồ đệ rằng Tam Tạng tính rát lắm không được làm sợ kẻo thịt nó chua ra ăn hết bổ (hồi 76).

15. Trí dũng đã thiếu mà đến đức NHÂN lại quá ọp ẹp: rất khó tính, sai bảo những cái trái ngược. Quan Âm cho vòng xiết cô để liệu cách tròng vào đầu Ngộ Không, một khi đội vào đầu rồi mà Tam Tạng niệm chú thì Ngộ Không đau đến bể đầu, như vậy để dễ sai bảo. Công việc quá dễ dàng: với Ngộ Không đầy óc hoạt động, thích khám phá lẽ nào không đội thử. Có cần chi phạm vào giới bất chính ngữ, vậy mà cũng phải nói dối: rằng đội mũ nọ thì người trở nên thông minh, đọc kinh mau thuộc (hồi 14). Thế rồi một khi nắm được bí quyết niệm vòng xiết cô thì xử dụng tối đa cả những lúc không cần, làm cho Ngộ Không vật mình vật mẩy... tỏ rõ thiếu lòng lân mẫn. Về sau có lúc ăn năn thề sẽ không bao giờ niệm nữa, thề rồi lại nuốt lời liền sau đó: niệm chú biết bao lần nữa tỏ ra chữ tín nghĩa thiếu luôn.
Lại còn khó tính khó nết: mất ngựa ở suối Ưng Hầu (hồi 15) thì ngồi lo lắng than thở làm sao mà đi được. Khi Ngộ Không nói " Thầy yên tâm ngồi chờ đây để tôi đi tìm" thì lại la mắng rằng "Để ta một mình, yêu đến bắt ăn thịt ta thì sao?" Nói rồi ngồi than thở không cùng. Tôn Hành Giả nổi giận : "Rất khổ tâm với thầy: ngựa thì muốn cưỡi mà người chẳng cho đi, hai thầy trò cứ ngồi mãi đây mà chịu chết sao?"
Tóm lại Tam Tạng không có đức nhân mà chỉ tạm có thứ TỪ BI ủy mị ở trình độ CẢM XÚC nghĩa là không được trí tuệ hướng dẫn cũng như dũng cảm đi kèm, đó chỉ là thứ từ bi bó sát lấy hiện tượng không sao siêu lên được để xem cái thực đằng sau, nên hễ động vào đâu là gây tai hại cho mình tới đó. Ngộ Không phát cáu: "Xin thầy thâu thứ từ bi đó lại đi" (hồi 25). Thầy nghe lời dua nịnh của Bát Giái, được chim bỏ ná, được cá quên nơm, khiến người như khiến súc vật, thì sao gọi được là tu hành minh chính (hồi 27).

16. Tu hành minh chính phải là tu dưỡng được cái nguồn linh lực làm phát triển tiềm lực nơi con người, đàng này chỉ biết có lối tu ẩn ức được đại biểu bằng Bát Giới tức là cấm kỵ như tránh đàn bà, kiêng ăn mặn v.v... thì đó là những tác động tiêu cực không đủ sức nhổ tận căn được mấy mục kia, trái lại nó sẽ chìm xuống vùng tiềm thức nằm chờ sẵn đó, và thường bắt liên lạc ngầm với những mối thông cảm ưa thích vô thức. Tất cả cái khối ẩn ức đó được biểu thị bằng Bát Giái một hiện thân của thèm khát, mê ăn, mê ngủ với cái dục tính đầy chất bật bong. Thế mà Tam Tạng lại chỉ nghe có Bát Giái, vào hùa với Bát Giái để chống Ngộ Không. Nhiều lần Ngộ Không phải nói thẳng: "Thưa thầy, thầy vẫn còn tính riêng tây hay cưng Bát Giái, sao thầy biết Bát Giái không chịu đi, có phải thầy tìm lối đỡ bớt chăng?" Chỗ khác: "Tôi thấy thầy vẫn còn riêng tây hay cưng Bát Giái", hoặc "Tính thầy cư xử không công bằng" (hồi 38).
Tóm lại, trong Tây Du điều làm cho người đọc khó chịu nhất là những hành vi, cử chỉ của Tam Tạng.

17. Trong đoàn chỉ có Ngộ Tịnh là khá nhất, giống thầy chùa chân tu, Tam Tạng cũng phải công nhận như vậy, nên đặt tên là Sa Tăng. Sa Tăng vượt xa Tam Tạng và Bát Giái. Sa Tăng đại biểu cho các tăng đồ cấp dưới không bị quyền bính làm hư: nên giữ được khá nhiều lương tri, đời sống bình hành. Còn Tam Tạng chỉ biểu hiện cho hữu vi, kềnh cơi rắc rối (unworthy encumberer), thai phàm xác thịt, chỉ nhờ vào tổ chức của giáo hội và có tu lâu nên được đặt lên địa vị cao chứ có gì cân xứng để đáng mặt thầy đâu? Nói cho cùng chưa đáng làm môn đệ Ngộ Không mà chỉ ở đó tạo cơ hội cho Ngộ Không biểu diễn khả năng phi thường. Xem thế đủ biết khi tác giả đưa ra "vai chính" quá tầm thường để cho vai chủ động vòng trong nổi bật là ông muốn chứng minh đạo vô vi vượt xa hữu vi sắc tướng vô vàn. Thiếu Ngộ Không thì cuộc đi đã dừng lại ở ngay tai nạn đầu tiên tại núi Sà Bà: tam Tạng đã tiêu ở đấy rồi... "Sống chưa nổi nói chi đến cứu độ chúng sinh". Vậy mà còn trải qua hơn bốn mươi tai họa khác nữa trong đó nhiều cái tự mình gây ra vì khờ dại, vì nghe lời kẻ ngu xúi bẩy để cuối cùng Ngô Không lại phải ra tay. Người vô tích sự như vậy làm sao đủ sức đóng vai chủ động.

18. Ngay trong cõi hiện tượng đã tầm thường huống chi đường đi Tây phương phải tính chuyện với những yêu quái đầy quyền thuật. Phải giao dịch với Tiên, Phật, với Ngọc Hoàng. Phải lên tiếng chỉ trích tự Phật Tổ trở xuống qua Ngọc Hoàng đến Lão Quân. Tam Tạng sức mấy mà đóng vai chủ động. Đừng nói tới bảo hộ cứu nguy khi đi đường, ngay lúc tới nơi đi thỉnh kinh và cả việc ngộ đạo nữa cũng do Ngộ Không chủ động hết. Quả xứng tư cách là thầy của Tam Tạng. Truyện kể rằng khi gần tới sông Thông Thiên, Tam Tạng hỏi: "Ta sẽ đi đâu mà ngủ đêm?", Ngộ Không trả lời: "Thưa thầy đó là câu hỏi nên dành cho người thường chứ những người hành hương như ta không nên nhắc đến." Tam Tạng hỏi: "Khác nhau chỗ nào?". Ngộ Không trả lời: "Người thường thì vào giờ này đang hú hí với vợ với con trong giường êm đệm ấm, nằm ngồi thoải mái như ý muốn sao được vậy. Người hành hương đâu có quyền đòi hỏi như vậy, gặp được trăng sao là phải đi, phải biết dầm sương giãi nắng suốt dọc đường trường .." (đoạn này không có trong bản dịch Việt). Đến khi thấy núi Linh Sơn chính cống Tam Tạng lại không lạy. Ngộ Không phải nhắc: "Thầy thì cứ thấy đâu là lạy đó, nay đã tới chính núi thánh thiệt lại ngồi ỳ trên ngựa là sao?"
Đến lúc gặp bước quyết liệt là phải đi trên cầu độc mộc thì không dám, mặc dầu Ngộ Không đã đi đi lại lại cho mà xem. Cuối cùng không sao được phải sang sông bằng đò nhưng là đò không đáy, Tam Tạng cứ đứng co rút vào, than thở là thuyền không đáy làm sao đi. Ngộ Không phải tóm gáy Tam Tạng đẩy mạnh xuống thuyền. Tam Tạng rơi thẳng xuống nước , được ông lái đò giơ tay nâng lên. Tam Tạng vừa vắt quần áo vừa càu nhàu mắng chửi Ngộ Không.

19. Thoát chốc thấy một xác nổi trôi lềnh bềnh, Ngộ Không nói là xác thầy đó. Ông lái đò cũng nói theo và thêm lời mừng cho. Mãi bây giờ Tam Tạng mới nhận ra được là mình đã thoát xác phàm, cảm thấy nhẹ nhõm bước được lên bờ mới quay ra lạy tạ ba "môn đệ"! Lạy tạ môn đệ ! sao lại kỳ lạ thế. Vậy mà đó là việc hợp lý hơn hết mà Tam Tạng đã làm được trong cả trong chuyến đi, vì đối với Ngộ Không lẽ ra Tam Tạng đã phải lạy tạ cả trăm lần rồi. Bởi thực ra đó không là học trò mà là thiên thần bản mạnh phù hộ cho Tam Tạng, nhất là Ngộ Không thì không những là thiên thần bảo hộ mà còn là cha linh hướng cho Tam Tạng nữa. Như vậy ta thấy rõ vai chủ chốt là Ngộ Không, không thể chối cãi được. Sở dĩ xưa rầy người ta không nhận ra điều đó vì tại để mình bị vướng mắc trong hữu vi sắc tướng: coi trọng tăng, khinh dể XÁC THÂN khỉ đột, mà không để ý đến linh hồn của Ngộ Không, không để ý đến tên Ngộ Không, không để ý đến cái đinh của quyển truyện là thỉnh được kinh vô tự. Tất cả giá trị nằm trong chữ KHÔNG đó. Tam Tạng bám vào hình danh sắc tướng biểu thị bằng tụng kinh hữu tự thì dù có tụng cả ngàn quyển kinh gõ vỡ cả trăm cái mõ cũng không sao siêu thoát nổi: sức mấy mà làm được Thầy. Trong truyện đặt làm thầy chính là nghệ thuật của khôi hài trào phúng: cái đáng làm thầy lại là trò: hài hước ở chỗ đó.
Khi đã nhận ra vai chủ động rồi mà muốn nhận ra khuôn mặt nền triết lý nọ chỉ cần xem đến các danh hiệu của Ngộ Không. Vì với người xưa danh là tính, cứ phân tích danh hiệu một người thì biết bản tính người đó, tức cũng là biết tính chất của nền triết lý nọ. Vậy danh hiệu của Tôn Hành Giả nằm trong ba cặp danh xưng là:

Tề Thiên

Đại Thánh

Ngô Không

Ta hãy lần lượt phân tích từng cặp.

III. TỀ THIÊN

Đây là danh hiệu do triều đình của Ngộ Không nói lên để tỏ lòng khâm phục những quyền năng siêu việt của Ngộ Không, rồi được Ngộ Không khoái chí nhận liền, cho đề ngay lên lá cờ bốn chữ TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH. Ngọc Hoàng cho thế là phạm thượng sai quân đi đánh dẹp, nhưng quân nhà trời thua nên bó buộc phải phong cho Ngộ Không chức đó. Ta sẽ thấy Ngộ Không bám sát danh xưng này, bất cứ nơi nào cũng xưng, trên trời hay dưới đất, dưới Thủy phủ cũng nhắc tới. Bị đè dưới núi Ngũ Hành năm trăm năm tưởng đã biết thân biết phận, nhưng không, vừa được giải phóng đã dùng lại ngay trong đêm đầu tiên đến trọ nhà ông lão gần núi liền xưng: "Ta là TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH lâu nay nằm nơi hộp đá, chắc Ngài đã có dịp tới xem. Vậy thử nhìn lại coi có đúng chăng?" Xin thưa ngay rằng có đúng mà cũng có trật. Ta hãy khởi đầu tìm xem đúng ở đâu?

22. Theo nghĩa thường thì Tề Thiên là có quyền ngang cùng trời: "the equal of heaven". Chữ TỀ là bằng, là ngang nhau. Tề Thiên là ngang với trời, điều đó có thực chất được biểu lộ bằng nhiều cách như sau:
Trước hết là Ngộ Không độc lập ngay từ trong cách xuất hiện, đến Trời cũng không hay biết (Trời đây là theo quan niệm Phật giáo bé hơn ông Phật): như vậy Tề Thiên cũng như Trời: không do cha mẹ sinh ra, Tề Thiên chỉ do sức nóng lạnh của nhật nguyệt lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá, trong lâu năm trứng ấy tượng hình rồi gặp một trận gió lớn nở ra một con khỉ đá giống hệt như người, nhưng mau lẹ dị thường, cặp mắt sáng chói như hai cái đuôi sao Bắc Đẩu. Ngọc Hoàng đang ngự nơi Linh Tiêu điện thấy hào quang tự địa giới chói lên lấy làm lạ, đòi thiên thần đến hỏi:
- " Lúc này nơi trần gian có xảy ra chuyện chi? Tại sao lại có hào quang sáng chói?"
Các thiên thần cũng ngớ ra không ai biết chi cả. Ngọc Hoàng liền sai Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ ra cửa trời xem thử. Hai thần đi dò xét một lúc về báo tâu Ngọc Hoàng hào quang đó là đôi mắt của một con khỉ đá.
Ngọc Hoàng ngạc nhiên hỏi: " Cõi trần gian sao lại có được loài khỉ phi thường đến vậy". Và khi biết rõ thì phán tiếp : " Thế thì phải làm thế nào để tiêu diệt luồng nhãn khỉ đó đi."

23. Giới thiệu Ngộ Không lớn lao như vậy, xuất hiện độc lập bên ngoài quyền phép và sự hiểu biết của Ngọc Hoàng đến độ làm cho Ngọc Hoàng phải băn khoăn lo ngại, đủ biết đúng là Tề Thiên ngang với Trời rồi còn gì.
Thứ đến sự ngang vai đó còn biểu hiện bằng vụ Ngộ Không chọc trời quấy nước: xuống tận Long Vương nơi Đông Hải để mượn khí giới , nhờ vậy thâu được cây Như Ý Kim Cô Bảng. Rồi vào điện Sum La đập thần chết, bắt Diêm Vương phải đưa sổ tử ra để xóa tên mình.
Diêm Vương và vua Thủy Tề liền kiện lên Trời, Ngọc Hoàng cho quân trời xuống đánh nhưng bị thua nên bó buộc phải công nhận chức Tề Thiên của Ngộ Không và xây nhà cho ở luôn trên thiên cung, hy vọng nhờ đó có thể khép Ngộ Không vào pháp luật. Nhưng uổng công vì Ngộ Không nhờ dịp ở thiên giới ăn trộm bàn đào của Tây Vương Mẫu, uống cạn rượu tiên cũng như ăn cả thuốc trường sinh của Lão Tử, cuối cùng còn đòi cả Ngọc Hoàng phải nhượng chức cho mình. Ngọc Hoàng sai quân đi đánh nhưng thua phải cầu viện tới Lão Quân dùng phép mới bắt được, tính đem bỏ vào lò Bát Quái nấu cho rục xương; nhưng nấu hết bốn mươi chín ngày mà Tề Thiên chỉ đỏ có đôi mắt vì khói lò quá mạnh, nhưng toàn thân vẫn yên lành nên cứ nằng nặc đòi Ngọc Hoàng phải nhường ngôi cho mình. Sau cùng túng quá Ngọc Hoàng phải cậy đến Phật Tổ và Phật Tổ phải bày mưu đánh lừa mới đè được Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành, bắt nằm đợi đấy năm trăm năm cho đến lúc Tam Tạng thỉnh kinh đi qua sẽ gỡ bùa cho qui y để theo hộ vệ trên đường thỉnh kinh.

24. Đó là tóm sơ qua những việc khởi đầu của Lão Không. Thực không hổ danh với cái tên Tề Thiên vì toàn làm những việc lớn lao có tầm mức vũ trụ như trời vậy.
Tề Thiên nói : " Tai bên tả ta nghe được những chuyện trên trời, tai bên hữu ta nghe được những chuyện dưới đất." Chỗ khác trả lời Tam Tạng có nói: "Việc lấp bể vá trời tôi còn làm được huống chi là hú gió cầu mưa"
Tam Tạng chưa đạt thuật đằng vân còn Ngộ Không đã bỏ thuật đó lại xa để hiện thực pháp CÂN ĐẨU VÂN mau hơn cả ngàn lần.
Sa Tăng hỏi đường đến Tây bộ còn bao xa, Tề Thiên nói: "Đường đi từ Tây bộ đến Đông bộ cách xa mười muôn tám ngàn dặm nay đi mười phần mới được một."
Bát Giái hỏi : " Biết đi mấy năm cho tới."
Tôn Hành Giả thưa: " Nếu như hai em thì đi chừng mười ngày. Ta thì trong một ngày vừa đi vừa về năm chục lần. Còn như sư phụ thì ôi thôi hết trông hết đợi."

25. Tam Tạng hỏi: "Ngộ Không người nói ta đi mấy mươi năm mới tới?"
Tề Thiên thưa: "Thầy đi từ nhỏ tới già rồi trẻ lại đi nữa, cứ thế phải một ngàn kiếp chưa chắc đã đến Tây phương, nhưng lòng thành thì ngó thấy Tây phương cũng gần." (nếu lấy sự mau lẹ này làm thước đo dễ thấy Tam Tạng kém hơn Ngộ Không cả hàng triệu lần). Tam Tạng chậm hơn Sa Tăng, Bát Giái ngàn lần còn hai người này chậm hơn Tề Thiên một ngàn lần: đi mau như vậy đủ biểu lộ sự lớn lao của các việc khác cũng vẫy vùng trong khoảng trời đất như Trời. Đó là hình ảnh của Tề Thiên. Nếu hỏi đã bằng Trời sao còn bị Trời Phật cầm giữ? Đây là chỗ dần nói đến cái dở của Tề Thiên. Cái dở không ở chỗ nhận thức được mình bằng Trời, mình là con Trời và lý tưởng phải HÒA HỢP VỚI TRỜI tức phải bằng Trời: Tề Thiên. Nhận xét điều đó không là lỗi mà chính là bước tiến quyết liệt của tâm thức trên đường học hỏi triết lý "thiên địa vạn vật nhất thể" theo đó mình là con Trời, mình là một tiểu Thượng Đế đã tách ra khỏi Thượng Đế Cha để xuống trần học bài tiến hóa, nhưng rồi mê trần, nhiễm trần, vong thân không nhận ra chân tính mình là Trời, phải dầy công tu luyện lắm mới nhận ra mình với Thượng Đế không hai.

26. Như vậy nhận thức được điều đó là một bước tiến vĩ đại, cớ sao lại bị trách phạt. Thưa bị trách phạt vì Tề Thiên đã khai thác chân lý đó theo chiều sân hận, theo kiểu vô minh là muốn ăn thua với Trời, vì đó mà mắc lỗi. Cùng một sự thực "Tề Thiên" mà nhìn trong minh triết thì là một bước tiến. Nhưng nhìn theo sân hận thì là một lỗi lầm. Lỗi lầm của Tề Thiên phải là lời cảnh cáo gửi tới các vị tu hành chớ bao giờ kiêu ngạo, tưởng mình là lên cao lắm mà sinh lòng tự phụ, nhưng phải nhớ là đường tu còn dài vô kể, luôn luôn phải kiên trì và khiêm tốn, chớ bao giờ tự phụ đã đi tới cùng, nhất là đối với những bậc bên trên chớ tưởng mình đã cao hơn cả. Tự cao mấy cũng còn có chỗ thấp. Ngay Ngọc Hoàng (hiểu theo kiểu Phật giáo đặt Ngọc Hoàng bên dưới Phật) cũng còn đầy những giới hạn. Ngọc Hoàng cũng mu mơ không biết Tề Thiên ra đời. Không đủ sức đánh dẹp phải cầu viện Phật Tổ. Nhưng cả Phật Tổ cũng như Lão Quân tuy có hơn "Trời" nhưng cũng chưa vô cùng. Chỉ hơn Tề Thiên ít nhiều về quyền năng, chứ về đức bao dung quảng đại thì còn nhiều khuyết điểm. Có những điều Ngọc Hoàng biết mà không dám nói ra trước mặt Tề Thiên thì đủ biết Tề Thiên cũng đáng nể mặt lắm chứ, cũng nên chú ý Trời trong Tây Du ám chỉ triều đình nên chẳng thiếu điều đáng chống đối.

29. Đấy là lý do của biết bao lời cũng như thái độ Ngộ Không bị gọi là ngang tàng: tự do mắng Trời, chửi Phật, trách Lão Quân. Quan Âm năng bị chửi nhiều nhất, có lần Tề Thiên cho là nham hiểm " Đã hứa đi hứa lại là sẽ băng trợ cho thầy trò trên đường đi thỉnh kinh, vậy mà còn có lần xúi bầy yêu ma làm hại chúng ta, lời nói như vậy tin sao được. Chả trách suốt đời sẽ chỉ là một gái ngồng chổng mông gào chồng" (No wonder she will remain a spinster all her life – Hồi 35 bản dịch của C.T. Hsia trong The Classic Chinese Novel p. 136. Không có trong bản dịch Việt) Đại loại những lời bằng vai như thế có đầy trong Tây Du. Phải cho Tề Thiên mắc lỗi rồi gặp nạn mới tiện cho Tề Thiên nói lên những lời chỉ trích Tam Giáo hữu vi như vậy. Ngay về mặt lỗi phạm cũng đặc biệt: Tam Tạng bị đầy vì không tụng kinh, Bát Giái vì ve gái, Sa Tăng vì lỡ tay đánh vỡ chén lưu linh, còn Tề Thiên bị đầy vì tội đại náo thiên cung, làm đảo lộn hỏa ngục, nghe vẫn thấy có cái gì lớn lao: đã bị giam giữ năm trăm năm, còn trước nữa chẳng biết kết tinh từ lúc nào, xem về sau thì là bất tử: như Trời rồi còn chi. Thật là Tề Thiên Đại Thánh!

IV. ĐẠI THÁNH:

28. Sau TỀ THIÊN ta haỹ tìm nghĩa chữ Đại Thánh. Theo đồng văn lớn của Việt Nho thì Đại Thánh có nghĩa là đại thành, mà cái thành lớn lao hơn hết là thành nhân. Vì vậy chữ này không nên dịch theo tinh thần tôn giáo là great saint mà phải dịch là great sage tức là người không những đã phát triển được khả năng cao siêu tiềm ẩn nơi mình mà còn giúp người khác cũng được phát triển như vậy nên chữ thành NHÂN ở đây nên hiểu bao gồm cả Tiên Phật. Sự thành tựu này phát xuất tự bản tính con người được định nghĩa như một tài, một TÁC tức nét nổi hơn hết làm nên con người, làm cho con người biệt lập khỏi tất cả muôn vật ở tại chỗ nó là một TÁC GIẢ, một TÁC NHÂN theo đúng nghĩa chữ tác là tự chủ, tự động về các động tác của mình, vì thế tự động tự tác trở nên thước đo tầm mức con người. Thiếu nó thì không ra người, cũng như ra người nhiều hay ít là do sự tác động tự nội có nhiều hay ít.
29. Nếu quan sát trình sử con người ta sẽ thấy con người "làm ra" hết. Trong các việc loài người thì việc cao trọng hơn hết, lớn lao hơn cả là thành nhân. Khoa học nào giúp vào việc ấy hơn hết thì gọi là minh triết: Wisdom, người thành nhân là triết nhân: sage, là thánh. Vậy thánh là thành. Thánh nhiều gọi là chí thành, chí thành cùng cực kêu là thần, mà thần thì vô phương hay là vô vi tức vô thanh, vô xú. Theo chiều hướng này các triết học lý niệm bàn về trời, đất, sự vật đều căn cứ trên sự có (hữu thể) hữu vi, chỉ nên gọi là Ý THỨC HỆ hay tồi hơn là Ý HỆ, là triết học. Chỉ có khoa nào đi sát nút vào việc làm nên con người mới đáng gọi là minh triết . Minh triết giúp làm nên những bậc chí thành. Các tôn giáo gọi bậc thành công cao trọng của mình là thánh, triết cũng gọi là bậc chí thành của mình là CHÍ THÁNH, nên hiền thánh được gọi là thánh triết. Nhưng gọi thế là a dua với tôn giáo chứ thực ra thì các thánh trong tôn giáo theo một quan niệm khác hẳn về con người cũng như lối tu luyện. Về con người thì quan niệm có hồn có xác, hồn chỉ khác xác vì thiêng liêng chứ cũng hạn hẹp như xác, cùng lắm thì bất tử về thời gian biệt lập chứ thiếu không gian đi kèm nên không có tính cách vũ trụ, tức lớn lao như trời với đất. Đó là về quan niệm con người: chỉ có tiểu ngã không có Đại Ngã. Không thể có Tề Thiên nên cũng không có Đại Thánh theo nghĩa chí thành như Thần.

30. Đến như đường lối tu thân thì theo kiểu thanh giáo tiêu cực cho rằng muốn cứu hồn phải làm cho xác teo lại: xác càng teo thì hồn càng phổng. Vì vậy mà có đủ các thứ giới kị. Trái với Tề Thiên Đại Thánh tu thân theo lối "mậu thân" hay "mậu kỷ" tức là làm cho tươi tốt phát triển hai vòng: cả tiểu ngã vòng ngoài lẫn Đại Ngã vòng trong. Về tiểu ngã cũng phải toàn diện, nói theo tôn giáo thì cả hồn lẫn xác.. câu tục ngữ "mens sana in corpore sano" là đi theo chiều hướng này. Vậy khi nói chí thành phải hiểu theo quan niệm toàn diện nọ. Toàn diện hàng ngang là cả hồn lẫn xác, còn hàng dọc là cả tiểu ngã lẫn Đại Ngã.
Trong Tây Du, Ngộ Không đã tỏ ra hiện thực được điều đó ở cả hai cấp. Trước hết ở đợt tiểu ngã vì có can trường dám nhảy xuống biển sâu đạt chức làm vua, xưng mình là MỸ HẦU VƯƠNG: Như vậy vòng ngoài chính trị đã lên tới chóp bu rồi tức làm cho mình cũng như cả nước mình được sung sướng hạnh phúc.

31. Thế nhưng Đại Thánh chưa bằng lòng vẫn tuyên bố là không mãn nguyện với cái phạm vi chật hẹp hiện tại vì còn bị tận cùng bằng cái chết. Đại Thánh muốn tìm phạm vi bao la hơn, bao la vô cùng được biểu lộ bằng sự mong mỏi đạt tới trường sinh bất tử. Sự ao ước đó báo hiệu rằng trong con người Đại Thánh có khả thể nọ. Chính khả thể nọ làm nảy sinh ra ước muốn kia. Nhưng không cứ ước ao là đủ, còn cần phải có cái gì dẫn đến sự hiện thực mới là tác động hoàn chỉnh. Thế là ĐẠI THÁNH nhất định từ bỏ Thủy Liêm Động để đi tìm thầy, vì đường dẫn tới chỗ chí thành không những bao gồm tiểu ngã mà luôn cả Đại Ngã bao la như vũ trụ, không thầy làm sao nên. Vì đây là một vượt thoát thiết yếu để con người đạt cứu cánh nhưng cho tới nay số đạt còn quá hiếm. Điều đáng nói là hiếm ngay trong sự nhìn ra. Nói khác rất họa hiếm các triết gia nhìn ra được cứu cánh con người. Đại Thánh đã cảm thấy sự thúc đẩy mạnh mẽ trong tâm hồn nên cất công đi tìm. Cuộc kiếm tìm này thực chưa có ai để công sức vào nhiều như vậy: lặn suối trèo non vượt qua hai đại dương, trải suốt chín năm trời, tìm đến bao động Tiên cửa Phật, nhưng than ôi đi mãi mà chỉ gặp bọn đồ danh mưu lợi không hề biết đạo là gì (hồi 16) mãi sau chín năm trời mới tìm ra được thầy ở LINH ĐÀI PHƯƠNG THỐN. Bốn chữ này có nghĩa là tâm đạo VÔ VI, vượt xa hữu vi sắc tướng.

32. Thầy thấy Ngộ Không thông minh duệ trí phi thường, nên đặt cho tên TÔN NGỘ KHÔNG, đúng là tên trung thực, nó bao hàm khả năng còn muôn trùng. Vì vậy cho ở lại hưởng chế độ lưu trú vừa làm vừa học: cứ như thế suốt bảy năm trời. Có lần Ngộ Không nghe kinh thấm ý liền cào tai gãi mặt, trợn mắt nhướng mày, khua tay múa chân đến nỗi nhảy vọt ra ngoài hàng mà không biết. Thầy thấy Ngộ Không có khiếu thông minh vượt xa các bạn đồng học nên bằng lòng truyền phép, liền kể ra các môn cao học để tùy ý Ngộ Không chọn. Ngộ Không xin học môn nào cho phép mình sánh được cùng Trời Đất, sống lâu muôn thuở, đầy đủ tinh thần, không bao giờ bệnh hoạn. Thầy kể ra nhiều đợt đều bị Ngộ Không từ chối hết, cuối cùng đến các phép lạ thì đạo tiên gồm có 36 phép thiên can, 72 phép địa sát. Ngộ Không xin học 72 phép cuối cùng này. Trong suốt bốn năm được thầy truyền riêng, Ngộ Không luyện tập thông thạo " Tổ sư mừng được người học trò phi phàm tuyệt thế." (hồi 29) Sau này trong cuộc hành trình dài lâu phải chiến đấu với đủ hạng yêu quái ta sẽ thấy Ngộ Không thi thố sở học như thế nào: khi thì biến ra con ve, con chim, khi lại ra con kiến, con bọ. Có lúc biến ra trăm ngàn Ngộ Không khác .. nước lửa không làm chi nổi. Lão Tử bắt được Ngộ Không cho vào lò Bát Quái nung 49 ngày đêm mà vẫn sống như thường, còn đủ sức đòi Ngọc Hoàng nhường chức. Phật phải giảng giải hơn thiệt nhưng Ngộ Không bất chấp, nên Phật lại phải lý luận theo triết lý tác động nghĩa là bảo Trời không tự nhiên được cao cả như vậy đâu, sở dĩ Trời được như vậy cũng là do công tu luyện lâu hơn Ngộ Không. Thích Ca cười nói: "Chẳng qua ngươi chỉ là một con khỉ thành tinh sao dám lớn mộng cướp ngôi Trời" Vì Thượng Đế tu đến một ngàn năm trăm năm chục kiếp, mỗi kiếp có nhiều vạn năm, còn ngươi tu luyện bao lâu mà dám giành ngôi báu?" Tề Thiên vẫn hiên ngang nói: "Đi tu nhiều để rồi làm vua cho được lâu sao? Hễ thiên địa tuần hoàn thì ngôi báu cũng phải thay đổi. Ngươi mau bảo Thượng Đế nhượng ngôi, bằng không ta phá nát thiên cung."

33. Chỗ này xem ra Đại Thánh không trả lời thẳng lý luận của Phật Tổ đặt nặng trên công tu luyện lâu đời, mà lại nói đến đổi thay coi như ngụy biện, kỳ thực thì vẫn còn nằm trong bầu khí triết lý tác hành: lúc nào cũng tôn trọng sự biến động vì nó là căn để của tác hành, cho nên Trời không thể cậy vào công lao đã tích lũy do tu rồi mà hưởng tọa kỳ thành: sái với dịch lý lắm!
Thấy đấu lý không xong Phật Tổ phải đổi chiến thuật bằng đấu phép: thách Ngộ Không nhảy qua được bàn tay của mình. Ngộ Không liền dùng phép cân đấu vân nhảy một cái tới tận chân trời, thấy có năm dãy núi liền đề tên mình và cẩn thận đái vào chân núi để có bằng chứng cụ thể, rồi về khoe với Phật là đã nhảy xong. Phật liền giơ bàn tay còn ướt nước tiểu của Ngộ Không, thì té ra năm dãy núi chỉ là năm ngón tay Phật. Phật liền úp bàn tay xuống đè Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành. Sự đè này chỉ nói lên giới hạn của Ngộ Không, nhưng không phá nổi tính chất lớn lao cao cả của Tề Thiên Đại Thánh.

34. Thỉnh kinh về rồi không thấy Ngộ Không thêm được phép chi ngoại trừ được phong chức, mà phong chức chẳng qua là việc hữu vi: tuyên dương chuyện đã qua, đã có rồi. Còn Tam Tạng thì trút được xác ngoài, nhưng không do đọc kinh mà do sự đi đường chịu khó và nhất là do công "ông thầy" Ngộ Không. Nên thay vì thỉnh kinh thì chỉ là một cuộc thay kinh, vì kinh chùa đọc không cứu được hồn, còn kinh xin về sau cũng không thêm lên được chi còn phải tẩy đi nữa, như đã được hiện thực trong lịch sử tự "duy thức" ra A Di Đà và Thiền. Đủ biết sức thánh của Tề Thiên thực là vĩ đại, đáng tên là ĐẠI THÁNH viết hoa.

TÔN NGỘ KHÔNG:

Bây giờ đến tên cuối quan trọng hơn hết cần được nghiên cứu đặc biệt đó là Tôn Ngộ Không. Đây là tên ông thầy của Tề Thiên đặt cho và được Ngộ Không luôn luôn nắm giữ, sau này Tam Tạng đề nghị đặt tên khác Ngộ Không từ chối lấy cớ rằng đã có tên rồi. Đó là một sự từ chối cực thông minh tỏ ra hiểu được tên kia chứa cái tôn chỉ, cái tinh túy hơn hết, không thể nào có tên cao hơn được nữa. Nó nói lên nét đặt biệt cùng cực của triết lý Ngộ Không. Vì thế Tam Tạng có đặt cho Ngộ Không tên Tôn Hành Giả thì Ngộ Không ư hự vậy mà không dùng, chỉ đôi khi xưng mình là LÃO TÔN thì chữ Tôn đã có trong tên trước rồi, vì hai chữ HÀNH GIẢ chẳng qua là quảng diễn ý tưởng tác động, tác hành đã nằm trong chữ ĐẠI THÁNH, chứ không thêm chiều kích mới gì vào phương pháp của triết lý có sức giúp làm nên Tề Thiên Đại Thánh cả. Hỏi rằng làm thế nào để có thể lớn ngang với Trời để nên Đại Thánh, trả lời rằng đó là chữ KHÔNG. Đây là tư tưởng đặc trưng của triết lý Đông Phương gồm cả Việt Nho lẫn Ấn Độ, cả hai đều đặt nền trên chữ không. Muốn đạt cùng đích, đạt cuộc sống cùng cực thì phải dùng cái KHÔNG làm phương tiện. Dùng cái hữu vi như Tam Tạng, thì dầu có tụng hết ba tạng kinh cũng không siêu thoát được.

36. Vậy xin hỏi thế nào là Không? Ấn Độ hiểu chữ không trên cấp SIÊU HÌNH, đó là cái không không "neti neti" mà nhà Phật diễn bằng "Thái Hư", Tàu diễn ra "sắc sắc không không" thuộc về sự vật.
Đó là cái vô thể đối đầu với cái hữu thể (ontology) siêu hình của Tây Âu. Cái hữu thể này đặc sệt hữu vi tính nên được liệu lý bằng những nguyên lý của sự vật im lìm bất động tức nguyên lý đồng nhất A bằng A, cùng với công ty của nó như "căn nguyên", "triệt tam" .. Đấy quả là những tay tuộc giam giữ triết học lại trong cái bất động bầy nhầy tai hại. Triết Ấn Độ đã muốn thoát bằng chối bỏ HỮU THỂ để đặt cước trên VÔ THỂ. Nhưng kết quả cũng bất động như hữu thể: chỉ vì nó là vô thể giả hiệu. Nếu là VÔ THỂ trung thực thì đó là chân không mà "chân không thì sẽ diệu hữu". Nhưng đây không có diệu hữu nên ta phải kết luận là cái KHÔNG thiếu chân thực, cái không giả tạo ở cùng một bình diện với cái CÓ, nên là cái KHÔNG đối kháng tức là cái KHÔNG CÓ ở trong hình danh sắc tướng y như cái CÓ vậy.

37. Áp dụng vào trường hợp Tam Tạng: tuy biết nền móng Phật là Thái Hư nhưng trong thực tế toàn tụng kinh HỮU tự, thì linh hồn bị trì kéo xuống còn gì, phương chi còn biết bao thanh sắc đi kèm, ê a chuông mõ, nghi lễ rềnh rang. Vì thế quả là cái KHÔNG giả tạo, đã không thể giải thoát được linh hồn, mà về xã hội cũng không nhờ được chi do cái không kiểu đó. Trên cấp siêu hình thì toàn là quỉ ma yêu quái tác hại. Chính vì cái VÔ VI giả tạo đó mà tôi đã phải đưa ra danh xưng mới là AN VI bao gồm cả HỮU VI lẫn VÔ VI. Lúc ấy vô vi sẽ không còn hiểu theo kiểu siêu hình của HỮU THỂ học Tây Phương, nhưng hiểu là HƯ TÂM, nói theo đạo "Trống" của Việt là làm cho tâm hồn trống rỗng. Lúc đó con người mới trông nghe được mệnh lệnh từ đáy tâm hồn. Những mệnh lệnh đó làm nên tính bản nhiên của mình mà không bị những mệnh lệnh trung gian ngăn trở. Khi không bị trung gian ngăn trở thì mệnh lệnh phát ra từ tâm tính được trong sáng ví như ánh chiêu dương trong suốt chưa bị bụi trần ai làm vẩn đục nên gọi là "triêu văn đạo" nghe đạo ban sáng.
38. Vậy đó là con đường của Ngộ Không trong cuộc hành trình Tây Du. Các ngãng trở tâm hồn được biểu thị bằng các yêu ma đủ loại phát xuất từ đất cũng có mà tự Trời, tự Tiên, Phật cũng có, nó ngăn đường thầy trò không đến được núi thánh Linh Sơn. Trong thực tế những yêu ma đó chỉ những câu chấp, những thành kiến bé nhỏ, những tư ý tư dục. Chúng có vô số nhưng chia ra được hai loại ; một thuộc BÁI VẬT bao gồm những tin tưởng tai dị quỉ ma; một thuộc Ý HỆ thuộc những thuyết lý, ý niệm (địa); cả hai làm ngãng trở không cho con người phát triển thân tâm, nên gọi là vong thân với nghĩa quên thân mình hoặc bán thân tâm mình cho bái vật và ý hệ tùy nghi xử dụng. Đó không là những câu nói bóng bảy suông mà kéo theo những sự thực hãi hùng đã xảy ra. Muốn thấy rõ chỉ cần nghĩ tới những cuộc sát tế trẻ con trong những nghi lễ tế thần Moloch hay giết người moi tim tế thần Astec. Hoặc hạ thấp xuống một bậc thì như những Kim Tự Tháp, các đền điện khổng lồ như Ziggurat bên Assyria hay Angkor Wat bên Cambodia. Bao nhiêu tài năng trong nước đều thu quén vào việc thờ thần, bỏ bê con người trong đói rách bần khổ... Bên dưới nữa còn biết bao những cái như vậy nhưng tế vi nên con người không thấy. Đó là bái vật. Ý hệ cũng tai hại hơn kém.

39. Ngộ Không đã vượt qua ý hệ biểu thị bằng vụ giết sáu tên cướp TAI, MẮT, MŨI, LƯỠI, Ý, THÂN. Đó la lục căn lục trần gọi là lục tặc mà Ngộ Không đã luôn nhắc Tam Tạng phải nhớ: Thầy chưa học và hành được chữ không nên cứ lấy giả làm chân, mắc vào vòng lưới hiện tượng, nói kiểu triết là vướng mắc trong bái vật và ý hệ. Bên các xã hội Việt Nho bái vật và ý hệ không phân rõ như bên Âu, bên Ấn là nhờ sự thành công của triết lý. Tuy nhiên trong dân gian cũng còn lại vô số tin tưởng tai dị được Phật giáo và Lão giáo khai thác.
Phật nếu hiểu về phương diện triết lý thì đã đạt Thái Hư, Nát Bàn. Nhưng sau năm trăm năm thì như chính Phật đã tiên tri đạo đã đèo theo một mớ bái vật với những điều cưỡng hành biểu thị bằng cái vòng siết cô của Quan Âm đã trao cho Tam Tạng tròng lên đầu óc Hành Giả, để tiện bề sai khiến: mỗi khi đọc chú cẩn cô thì vòng đó xiết vào đau đớn, bó buộc Ngộ Không phải tuân theo mệnh lệnh. Vòng xiết cô biểu thị hình ảnh của 36 thứ Âm phủ đã được gieo vào tâm trí con người lúc nhỏ, nên nó ăn rất sâu khiến người ta sợ sệt, vì vậy mà phải vâng mọi giới điều của tăng lữ bày ra, nếu không sẽ bị sa vào âm ti. Đó quả là cưỡng hành, một thứ tác động sẽ kìm hãm con người trong cõi hiện tượng dầy đặc không thể ngoi lên được bậc an vi thanh thoát.

40. Cưỡng hành còn hại hơn nữa vì nấp dưới những cái vỏ được đề cao là tốt đẹp. Bởi thế mà Ngộ Không đã có lần dám chửi Quan Am là nham hiểm vì còn dùng tới cưỡng hành: Ai đã hiểu được những trở ngại mà tâm thức con người mắc phải như được khoa phân tâm khám phá ra mới thấy câu chửi kia là hữu lý. Những người chỉ biết có giới với răn như Tam Tạng và Bát Giái thì tâm thức khó trông vươn lên nổi đợt an vi, bởi bị ràng buộc quá chặt bằng mớ giá trị giả tạo tiêu cực. Chỉ có giá trị tích cực khi sau giới còn có thêm bốn bước nữa là định, tĩnh, an, lự mới đạt đợt an vi, nơi không gì cưỡng ép hay dụ dỗ, thí dụ những huấn giáo về nhân luân là an vi vì đằng sau không có âm ti để dọa, cũng không có cõi Tiên để hứa. Phật triết đã vươn lên đến đợt an vi như bày tỏ trong chữ Thái Hư, chữ Chân Không, nhưng Phật giáo xét như một tổ chức thế tục vẫn còn dùng quá nhiều trò hữu vi cưỡng hành, thí dụ chữ hiếu đạo Phật cũng nhận như Nho nhưng Nho chỉ nói phận làm con phải hiếu thảo vậy thôi, còn Phật giáo thì bày ra tới 8 tầng hỏa ngục để phạt những đứa con bất hiếu, như vậy là còn quá cưỡng hành. Tuy nhiên lợi hành nhiều hơn vì có đến 32 cõi thiên đàng để thưởng người làm lành; số thiên đàng trội hơn số hỏa ngục. Ngộ Không đã phá cưỡng hành biểu thị trong việc giết thần chết, và lợi hành bằng làm náo loạn thiên cung... Đó là những việc nhằm vươn ra khỏi cõi hiện tượng. Cõi của các tai dị.

41. Phần lớn các tai họa xảy đến cho đoàn hành hương là do sự tin tưởng của các yêu tinh rằng nếu được ăn một miếng thịt của Tam Tạng người đã tu cả mười kiếp thì sẽ đạt được trường sinh ngần ấy năm. Thật là trái với đạo tác hành là phải tự mình làm ra, tự mình tu lấy. Đằng này đòi ăn sẵn: ăn thịt người đã tu để thừa hưởng công quả đã tích lũy nơi nhà tu hành. Đó là một ý niệm sai lầm, nó đã kéo theo những điều độc ác như ý muốn tìm cách kéo dài cuộc sống của mình bằng cướp đoạt sự sống của tha nhân. Xin nhắc lại Ngộ Không đã đả đảo kịch liệt ý niệm tai hại nọ trong vụ đái vào các chum đựng thuốc trường sinh của Lão Quân.

42. Đó là tóm sơ qua các cuộc trở ngại trên con đường hành đạo: muốn đạt đạo cần phải xả cho hết các ý niệm sai lầm bất cứ thuộc bái vật hay ý hệ. Cuộc hành hương của bộ bốn đã làm việc xả đó được biểu thị cách thú vị bằng các cuộc đả phá yêu quái tưng bừng do Ngộ Không. Ngộ Không đại biểu cái tâm đã thức giác nên đầy diện hữu với 72 phép thần thông, với trí tuệ siêu phàm bên cạnh một Tam Tạng đại diện cho giai đoạn chưa ngộ được không. Mãi đến lúc vào đất Phật, Tam Tạng mới trút được xác thân là bước sửa soạn để đạt tới không, nhưng chưa biết đến kinh vô tự. Các kinh vô tự được phát trước là vô tự giả y như chữ Thái Hư của Phật đã bị suy vi, hiểu trật ra bình diện hữu vi: KHÔNG chỉ có nghĩa là KHÔNG CÓ, tức hoàn toàn tiêu cực. Đó là vô tự giả, vô tự gì mà cả một gánh nặng, tức còn lệ thuộc lượng số. Nếu là vô tự đích thực chỉ cần vài ba trang như sách Lạc Long Quân ban cho Thần Tản Viên. Còn đây chẳng qua là cái không giả tạo ban ra vì tức giận. Không là không , mà chưa phải thứ chân không diệu hữu : không lời mà chứa muôn lời. Còn đây không lời chỉ là không có lời. Đó là cái KHÔNG đối chọi với cái CÓ. Đó là cái không bậc thấp nó hợp với Tam Tạng còn đang bì bõm trong đợt hữu vi đặc sệt (to have) chưa biết đến an vi "to be", nên mang tên là Tam Tạng thì quá đúng. Đầu óc mà lèn vào những ba tạng kinh thì còn chi là thanh thoát. Ngu là phải.

43. Ngay đến Ngũ Hành chưa phải là sách mà Tề Thiên còn bị đè, vì hành ngũ bị bao vây bởi những tin tưởng của bọn âm dương gia, nó làm tê liệt các hủ nho nên cũng ví như bị ngũ hành âm dương ràng buộc suốt hai mươi lăm thế kỷ không thấy "hành vô địa" đâu cả. Tề Thiên bị đè dưới Ngũ Hành biểu thị cho Nho ở giai đoạn tê liệt này, không phải Phật nào đè mình, mà chính là mình tự đè mình, đè mình bằng tiểu tâm hạ trí. Nói Phật đè Tề Thiên dưới Ngũ Hành là mình đè mình bằng tiểu tâm, bằng ý niệm nhỏ nhen. Còn sự cứu do Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, đó là biểu thị lối tác hành và sống cao nhất ví được như xem bằng ngàn mắt, bắt bằng ngàn tay. Đấy là kiểu nói lên độ tác hành cao đến cùng cực. Tất cả bầu năng lực được giồn vào công việc, không còn bị chia xẻ ra cho ngoại vật như ở hai đợt cưỡng hành và lợi hành như được bày tỏ trong chuyến đi: nhiều lúc ta có cảm tưởng như mọi người đã chán nản ngã lòng, cả đến Quan Âm đã giứng tác ra cuộc đi, lại đã hứa phù hộ thầy trò khỏi các cơn nguy biến, vậy mà có lúc như quên lãng, chỉ còn lại có Ngộ Không là kiên trì tận tụy.

44. Ngoài ra lối hành xử của Ngộ Không nói lên lối sống cao nhất. Ông C.T. Hia nhận xét rằng: "Mặc dầu Ngộ Không cũng là một nhân vật phản loạn như rất nhiều nhân vật thần thoại trong thế giới, nào là Prométhee Hi Lạp, Ravana An Độ, nào là Satan trong Paradise Lost nhưng điều không giống các nhân vật kia là óc hí lộng hài hước của Ngộ Không biết nói lên tâm hồn thanh thoát, biết hỉ xả một cách nhẹ nhàng." Điều này chỉ thể đạt được trong bầu khí triết lý an vi không bám vào động hay tĩnh, có hay không, nhưng như nhảy nhót giữa hai bờ: có mà như không, không mà lại có, lúc động lúc tĩnh tùy thời. Đó là căn bản của sự chơi. Cái tinh thần thanh thoát, trào lộng, hí hước đó đem lại cho truyện Tây Du một bầu khí vui nhộn, hài hước, thú vị cao độ và là bí quyết giải nghĩa các danh xưng trên là Tề Thiên Đại Thánh. Nếu hỏi tại sao Tôn Ngộ Không đáng tên là Tề Thiên, là Đại Thánh thì câu thưa nằm trong chữ Ngộ Không: tức vì Lão Tôn Ngộ được cái Không chân thực nên đạt diệu hữu trong bốn chữ Tề Thiên Đại Thánh vậy.

IV.TRIẾT LÝ CỦA TÍNH NGÔNG HÀNG DỌC:

A. Liên hệ giữa Ngộ Không với Việt lý:

Nhiều người đọc Tây Du rất thích Tôn Ngộ Không, nhưng đôi khi trách là quá ngang ngược: không còn kể chi tới Trời đất nữa. Người khác thì cười vui không trách cũng không khen: coi đó chỉ là một lối trào phúng vui nhộn thôi, chứ không để tâm đến các điều hàm chứa bên trong.
Sự thực thì cái ngông của Ngộ Không có một giá trị đặc biệt phát xuất từ một bối cảnh lớn lao mà xưa nay chưa được xét tới. Muốn hiểu đươc chiều sâu của cái ngông kia cần phải tìm hiểu cái môi sinh tinh thần của nó. Nói khác là Ngộ Không có thuộc về một dòng tộc với một nền triết lý ngông chăng hay chỉ là đơn phương độc mã? Lúc ấy ta mới thấy Ngô Không thuộc dòng máu văn hóa Đại Việt chứ không cô độc lẻ loi.

46. Để thấy điều đó chúng ta sẽ lần lượt xét qua chốn nơi và cung cách phát xuất cũng như tác động. Trước hết nơi xuất hiện của Ngộ Không nằm ở biển Đông trong nước AO LAI . Vậy Lai với Lạc có liên hệ đại tộc trong huyền sử như các tên Lai, Di Lai, Di Việt, Lạc Việt. Do vậy mà nói AO LAI hay AO LẠC thì cũng là "ao nhà" có tên là AO VIỆT hoặc VIỆT TRÌ cũng thế: đều nằm trong miền có đảo tên là Bồng Lai... Thế rồi Ngộ Không lên làm vua ở THỦY LÊM ĐỘNG thì cũng là giống với Lạc Long Quân ở dưới THỦY PHỦ. Ngộ Không còn là Lân Bang với LONG VƯƠNG nơi Lã Tôn có sang mượn được cây Kim Cô Thiết Bảng. Long Vương với Lạc Long Quân chả cùng họ Long là gì.

47. Đấy là về nơi, còn về PHONG CÁCH XUẤT hiện thì cũng độc lập không cha không mẹ, không trời không đất y như ông thủy tổ tối sơ của Việt Tộc gọi là Bàn Cổ.
Hỗn mang chi sơ
Vị phân thiên địa
Bàn Cổ thủ xuất
Thủy phân âm dương
Nghĩa là tự cường, tự lực, đến nỗi việc sinh ra cũng tự sinh!
Đến lúc đi học thì học về âm dương mà cái tinh hoa được kết đúc theo cơ cấu gọi là huỳnh đình.
"Gặp tiên thỏ thẻ đôi lời
Đâu nơi cực lạc đâu nơi huỳnh đình" (hồi 1)
Chữ đình đây cùng một nghĩa với chữ đình trong Động Đình Hồ chỉ cái nhà hay cái động rỗng. Còn huỳnh là chữ hoàng đọc trại, nó có nghĩa la trống rỗng như được chỉ trong trung cung của ngũ hành gọi là ngũ hoàng cực, nên huỳnh đình có nghĩa là nhà rỗng, vì nó nằm ở hành ngũ có tên là hành vô địa, tức trống rỗng. Thế là tỏ ra có họ máu hàng dọc với trống đồng ở chỗ trống và rỗng.

48. Chính sự trống rỗng đó mới có thể làm nên nơi hội họp của thiên địa để làm nên con người Đại Ngã được định nghĩa là "thiên địa chi đức", nên có đủ vạn vật nơi mình: "vạn vật giai bị ư kỷ": ai mà biết "phản tâm nhi thành (sẽ) lạc mạc đại yên" trở lại lòng mình vui thú xiết bao. Ông thầy dậy Lão Tôn xưng là " câu bồ đề ": bồ đề là Ngộ, còn CÂU là tất ca, tức hiểu cả đức Trời lẫn đức đất. Trong Lão Tôn đức đất được biểu thị bằng cây Kim Cô Bảng rút lên tự lòng bể Đông, còn đức Trời là ăn những thứ quí nhất trên thiên đình như bàn đào, kim đơn với thuốc trường sinh bất tử, khiến cho Lão Tôn không kém gì Trời, tự xưng là TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH, bắt được Trời phải chấp nhận. Thế rồi khi gặp việc cần thì đòi Trời phải nhường chức cho mình. Rõ ràng là dòng tộc của Bàn Cổ tự tay sắp đặt Trời đất. Nhiều lúc trách móc cả Phật Tổ lẫn Lão Quân cũng như dưới trung giới diệt biết bao yêu ma quỉ mỵ. Rõ ràng là bà con của Lạc Long Quân, vị vua cao cả đã diệt hồ tinh, ngư tinh, mộc tinh.
Lão Tôn còn tỏ ra là anh em ruột thịt với Hùng Vương vì cũng có sách ước gậy thần: sách ước là 72 phép thần thông biến hóa, còn gậy thần là Kim Cô Bảng có sức vươn tới Trời hoặc rút nhỏ lại bằng cái kim. Cả hai sách ước cũng như gậy thần đều phát xuất từ Kinh Dịch một cuốn kinh duy nhất trên đời là kinh vô tự.

49. Vì những lý do đó khi đọc và ngẫm nghĩ kỹ về thân thế sự nghiệp của Tôn Ngộ Không ta mới thấy rằng Lão Tôn không phải là chi khác hơn là "HỒN TRIẾT GIA, DA ÔNG TRƯỜNG" (khỉ sống lâu gọi là ông trường). Đã sống lâu thì chắc phải có dòng tộc và quả thực đó là con cháu của những ông chống Trời mà một số tên tuổi được huyền sử năng nhắc nhở như Bàn Cổ, Toại Nhân, Phục Hy, Nữ Oa, Lạc Long Quân, Hùng Vương, Tản Viên, Thánh Gióng... Đó là những mẫu mực tối sơ đã xuất hiện không cha không mẹ, không Trời, không đất, hay ít ra thì cũng làm những việc có tầm mức lớn lao như vũ trụ. Thiếu một chuỗi những tổ phụ trên thì không thể có Tề Thiên Đại Thánh.

50. Nói cụ thể là tác giả Tây Du cũng phải xuất hiện trong địa bàn tổ đó, vì Ngô Thừa An tiên sinh là người đất Giang Tô, mà Giang Tô nằm trong nước Ngô, đời Chiến Quốc đã bị Việt Câu Tiễn sát nhập vào Việt Chiết Giang. Mà Việt Chiết Giang là một mảng còn sót lại từ cái miền mênh mông của Việt tộc khởi từ vùng Bột Hải (của Bách Bộc) một tên khác của Bách Việt, bao lấy Sơn Đông và Châu Từ nơi có núi Đồ Sơn quê hương của Nữ Oa, và bà vợ Việt của ông Đại Vũ, rồi duỗi chân vào Động Đình Hồ, Phúc Kiến cho tới Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam... Mấy địa danh đó mới chỉ làm nên bức dư đồ rách nát của cái địa bàn lớn hơn nữa của một miền đất mênh mông đã sản xuất ra nền triết lý về con người cao cả, một nền triết đã kết tinh cách cực kỳ rực rỡ vào cái trống đồng của Việt Tộc mà những tay biết khua lên là Lạc Long Quân, Hùng Vương, Thánh Gióng, Tản Viên và người cuối cùng có vẻ híp-pi hơn cả là Tôn Ngộ KHÔNG (trống không). Nhờ đó "ba hồi trống thu không" cứ âm vang mãi trong tâm hồn Việt tộc, nghĩa là xưa đã có những ông chống Trời, nay tới đời cận đại này cũng còn những ông có máu đó.

51. Hãy kể một truyện trong nhân thoại Việt đó là truyện "CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG" đời nhà Lý ở đất Vụ Bản, Nam Định. Truyện kể rằng ông là một người rất khỏe mạnh, vạm vỡ, tính tình ngang ngạnh, coi Trời bằng vung, nên Ngọc Hoàng cho Thiên Lôi xuống đánh, nhưng Cường Bạo đã đánh lại Thiên Lôi, bắt Thiên Lôi phải chạy về Trời. Ngọc Hoàng lại sai Hà Bá làm lụt nhưng Cường Bạo dùng cây chuối làm bè: nước lên cao bao nhiêu bè cũng theo đó mà lên mãi mãi, đến nỗi trở thành mối đe dọa cho Thiên Đàng, Nam Tào, Bắc Đẩu sợ xanh mặt, Ngọc Hoàng thở dài nói không ngờ cái thằng đó lại quá quắt như vậy. Cuối cùng Ngọc Hoàng không biết làm sao đành phải phong chức cho CƯỜNG BẠO ĐẠI VƯƠNG, tự đấy Ngọc Hoàng mới ăn ngon ngủ kỹ... Câu truyện trên quả là cùng một hơi hưởng như TỀ THIÊN đại náo thiên cung không mấy khác.

B. Triết lý cái ngông:

Như vậy là tính ngông có một dòng tộc vừa lớn lao vừa lâu dài nên rất đáng cho con cháu nghiên cứu về ý nghĩa thâm sâu của sự vụ. Muốn hiểu tại sao có cái ngông nọ thì cần đặt nó vào vị trí đúng hợp, nghĩa là phải nhìn toàn thể các lối động ứng của con người với những nhân sinh quan kèm theo để biết tính ngông nằm ở chỗ nào, mới trông hiểu ra được tại sao ngông là một nền triết lý và ngông đem lại những ơn ích lớn lao nào.
Triết lý An Vi cho cứu cánh con người là đạt được đợt Ngộ Không, tức là giác ngộ được cái Không Chân Thực vì đó là đường dẫn đến diệu hữu, mà dấu bên ngoài là đạt hạnh phúc, còn nội chất là hiện thực được những khả năng cao cả của con người Đại Ngã vốn tiềm ẩn ở trong thân tâm ta.

53. Nói kiểu khác thì đó là ánh linh quang trong tâm hồn mà mỗi người có sứ mạng phải làm cho sáng tỏ để nó chiếu giải ra, lan to ra mãi mãi, để mở chân trời cho tâm thức nhìn ra được những chân lý phi thường. Muốn làm được như vậy cần phải dẹp các chướng ngại là các dị đoan, những tin tưởng vào yêu ma quỉ thần: những thứ này có thực và tác hại nhiều hay ít là tùy nơi lòng con người tin vào chúng. Tục ngữ nói "tin ma ma làm" là câu phương ngôn cực kỳ sâu sắc chỉ rằng cái vũ trụ âm u thần tiên ma quái có thể làm hại mình là do mình a dua, mở đường cho nó làm hại mình, do trình độ ấu trĩ của mình chưa biết lối tu chân chính. Như vậy thì cứu cánh gần của con người phải là làm sao phá được lòng tin đặt vào những yêu quái quỉ thần nọ. Phá xong mới trông đạt đợt ngộ không cũng là đạt hạnh phúc. Việt lý gọi việc phá đó là "ba hồi trống thu không" mà trong Tây Du chỉ bằng "ba cú ông thầy gõ trên đầu Ngộ Không".

54. Đó là cái học vô ngôn cao nhất không còn thể biểu lộ bằng lời mà bằng vài ba cử động nó nằm bên trên bốn loại học khác.
Loại nhất gọi là chữ thuật dậy cho biết tiên tri.
Loại hai gọi là chữ lưu: dậy biết làm thầy, làm thuốc, tụng kinh.
Loại ba gọi là chữ kinh: biết tọa thiền.
Loại bốn gọi là chữ động: biết hành thiền.
Loại năm thì thầy không gọi tên nữa mà chỉ "gõ đầu Ngộ Không ba cái, chắp hai tay sau đít, quay vào phòng, đóng cửa lại." (hồi 2). Trước cử động kỳ lạ đó các trò khác không hiểu chi hết, nhưng Ngộ Không biết được đây là thầy ra dấu đặc biệt nên "đến canh ba lẻn vào cửa sau, vô phòng để thầy truyền phép" (hồi 2). Mấy chữ ba lắp lại nhiều lần chỉ "ba hồi trống thu không" hay là cái "chân không" có kéo theo "diệu hữu" tức kéo theo sự tụ hội trời đất người là những thực thể chỉ có thể hội tụ ở nơi "chân không", tức tâm hồn trong sáng là bản chất của con người Đại Ngã Tâm Linh vậy. Vì chữ không ấy mà cần đi tìm kinh vô tự. Vì vô tự nên muốn chỉ thị thì phải dùng biết bao hình ảnh mà lẫy lừng hơn cả là cuộc Tây Du thỉnh kinh; còn bức họa về cái chân không đó thì trống đồng Ngọc Lữ có thể là một.

55. Đó chính là những nét chấm phá về tiến trình nhân hóa của con người " the process of homonization" một thực thể được định nghĩa như la hành, là tác, tức bản tính của nó phải là tác là động. Có tác có động mới là người. Cái gì cũng phải làm ra, kể cả chính mình, khởi đầu ngay tự chính mình. Mình là gì thưa là thiên địa chi đức. Đức là linh lực là cỗi rễ của việc làm. Đừng tưởng rằng cái đức của trời đất kia được cho không đâu, mà chính là người phải làm lấy, dành lấy: phải tự lặn xuống biển Đông, tự tay nhổ lấy bảng Kim Cô đó là đức đất; rồi phải lên trời tìm cách ăn cho được bàn đào, uống cho được thuốc kim đan và đòi Trời nhường chức: đó là đức trời. Cả hai đức trời cũng như đất đều phải tự làm ra chứ chẳng ma nào đem đến dâng cho. Đó là tiến trình nhân hóa đã và đang xảy ra trong loài người, trong mỗi con người. Nó chính là trang huyền sử căn bản nhất, phổ biến hơn cả của con người. Nên bất kỳ ở đâu đâu cũng có thể tìm ra những truyện truyền kỳ hoặc huyền thoại nói xa xôi bóng bảy về trình sử đó.

56. Theo huyền sử Việt tộc với tính cách đơn giản gọn gàng của nó thì ban đầu trời sà xuống đất rất thấp, quá thấp đến độ làm vướng ngà con bò vướng lưng con heo, khiến chúng khó lòng đi lại. Vì thế mà người phải lấy cột để chống trời cao lên đặng có chỗ mà làm nhà cho mình (truyện ông chống trời).
Đó là mẫu truyên tuy vắn tắt nhưng lại hàm ngụ những chân lý thâm sâu cũng như những tác động nền tảng của con người và quyết định vận hệ con người cách sâu thẳm về trình sử của nó. Nếu phải gọi tên những chặng trình sử đó thì sẽ là bái vật, ý hệ và tâm linh. Cần gọi gọn như thế để tiện việc phân tích chứ thực ra thì nó phiền toái hơn nhiều...

57. Vậy bái vật chính là danh từ mà triết lý An Vi dùng để chỉ thị việc trời sà xuống quá thấp can thiệp quá nhiều vào cõi nhân sinh. Tức con người quá tin vào những truyện thần thánh quỉ ma đến nỗi lấy đó làm tiêu chuẩn đo giá trị mà không kể đến bản tính mình, nên nói bóng là bò vướng sừng không đi lại được, tức là những điều "cấm kỵ của trời" không để cho con người sống theo tính bản nhiên của mình. Điều này có nhiều cấp bậc mà nặng hơn cả thì như những vụ giết người để tế thần (Moloch, Astec). Còn nhẹ nhàng tế vi là những gò bó do "mệnh lệnh của trời", thí dụ nơi thì "trời" cấm ăn thịt heo, chỗ khác cấm ăn thịt bò. Nơi thì cấm hát, chỗ khác bắt đàn bà góa phải lên giàn hỏa chết theo chồng, nơi thì cưới vợ cho Hà Bá, chỗ khác phải dâng tim trẻ con... Kể ra không sao xiết. Cái thì rõ rệt, cái thì tế vi nhưng tất cả đều ngãng trở con người không cho sống theo những nhu yếu thâm sâu của nó, khiến quay chiều nào nó cũng vướng những mệnh lệnh, những giới truyền: chân, tay, mặt, mắt, tóc, tai không một chỗ nào không bị vướng.
58. Nếu muốn một hình biểu thị đặc biệt thì đó có thể là những tượng của Ai Cập cổ đại bao giờ cũng phải tạc trong một tư thế cố định, thí dụ mặt phải nghiêng, nhưng mắt đầy đủ. Tay chân phải trong tư thế truyền ra sẵn. Đó là hình ảnh con người phải vâng theo những cấm kỵ dị đoan tà thuyết được xưng hô là mệnh lệnh của "trời". Bao nhiêu tài sản phải bỏ ra xây dựng những đền đài cung điện khổng lồ như Zigg Urat, Kim Tự Tháp, Ankor Vat .. Đó là bấy nhiêu dấu vết của trời để lại khi sà xuống quá thấp, hút hết chất nuôi dưỡng, bắt người làm nô lệ cho những thế lực bên ngoài con người, nên có tính cách đàn áp con người. Vì thế muốn là người chân thực con người phải chiến đấu để phá những trở ngại nọ .

59. Sử trình văn hóa loài người ở tại sự chống đối "Thần Minh" nói đúng hơn là chống lại những quan niệm sai lầm về Thần Minh có tính cách ngãng trở đường tiến hóa con người. Sự chống đối mạnh nhất là thuyết vô thần. Phật Tổ cũng "vô thần" một cây. Ngài được tiếng đã phá vỡ "hai triệu thần Bàlamôn". Đấy là một bước tiến vĩ đại, nhưng mới là tiêu cực chứ tích cực thì chưa ổn. Vì vô thần Balamôn thì được, chứ vô thần suông thì không xuôi. Thượng Đế phải ở trên hết, phải là cứu cánh cuộc tiến hóa của vạn vật, cũng như của con người: chưa nhìn ra điều đó là chưa tiến hóa hết cỡ. Vì vậy không được vô thần mà phải hữu thần, nhưng để thần khỏi ăn hiếp thì chỉ có thể đi một đường ngông là phải đặt mình ngang với thần, thành ra Tam Tài, nghĩa là nếu trời làm vua, đất làm vua, thì người cũng phải làm vua. Ai bảo thế là ngông thì cũng không dám chối. Có điều cần biết là chưa đâu học được cái ngông kiểu đó. Hãy lấy thí dụ Phật giáo khi truyền vào đất Việt là nơi có đức tính ngông nọ, thì tất nhiên Phật cũng phải nhập gia tùy tục: nghĩa là trước hết phải nhận có Ngọc Hoàng, thứ đến là thử ngông một cái, tức đặt Ngọc Hoàng vào địa vị bên dưới Phật !

60. Được chăng? Mới coi tưởng như ngông hơn Việt đạo. Kỳ thực không là ngông mà đã sa đọa vào tội việt vị: nói theo sách Trung Dung thì trong Phật " Thiên địa bất vị yên, (nên) vạn vật bất tịnh dục". Thiên địa có được đặt đúng vị trí thì vạn vật mới được nuôi dưỡng. Đây đặt Thiên bên dưới Phật thì làm chi có "vạn vật tịnh dục". Cụ thể là Phật giáo chưa đi tới chỗ phát triển cùng cực của đức tự cường, tự tác, để đến chỗ vui chơi cùng cực như được biểu lộ trong tượng Phật Di Lạc. Vì thế mà mặc dầu từ khi vào đất Việt, đạo Phật đã được cải cách nhiều lần (xem kinh Hùng bài Vang Vọng Văn Lang. Hoặc Định Hướng văn học trang 113 và 183-186) nhưng chính vì chỗ việt vị nọ mà chưa vươn lên đến cùng cực. Cụ thể là Đức Di Lạc cứ được truyền bá ngay từ những thế kỷ đầu là sắp đến mà mãi chẳng thấy đến, cho nên sốt ruột Tôn Ngộ Không phải ra đời để hiện thực phần nào tinh thần Di Lạc là hành động cùng cực, an vui ngập tràn. Đó mới là tinh thần ngông chân thật. Nó không ở tại chơi Trời, mà chính là tham dự với Trời. Vì thế ta cần nghiên cứu lại cái đức "chống Trời" của Ngộ Không, tức là của Việt Nho: không dám hơn Thiên mà chỉ tề Thiên thôi.

C. Chống trời biểu diễn bằng vạch và số:

Chữ chống trời ở đây không nên hiểu là chống đối, chối bỏ kiểu vô thần, nhưng phải hiểu là chống lên, kê lên cho cao: xin trời làm ơn co lên tí nữa, và tí nữa nhường lại cho con người ít địa để cắm dùi đặng làm ra cõi người ta. Vì thế xin đổi chống ra chõi hầu tránh sự lầm lộn. Để tả rõ sự khác biệt giữa chống với chõi không gì diễn tả nội dung chữ chõi hay bằng Kinh Dịch. Mỗi quẻ dịch có sáu hào, biểu thị bằng sáu vạch. Nếu là nhị nguyên thì ba vạch trên chỉ trời, ba vạch dưới chỉ đất. ==>Trời
==>Đất
Trong tình trạng đó con người không có được tí địa nào: nằm dẹp lép dưới sức nặng của núi Ngũ Hành. Đó là một tình trạng vong thân khủng khiếp như ta thấy hình ảnh cụ thể trong các bộ ba kiểu Trimurti của An Độ hay Ai Cập. Đó là thứ hữu thần tuyệt đối, thần quá cỡ: không còn dành cho người một địa vị như trong Tam Tài: Thiên, Địa, Nhân của những ông chõi trời vì đã dành lại của trời một hào đưa về cho con người, rồi lại quay xuống bắt đất để lại cho con người một hào nữa. Và lúc ấy ta sẽ có Thiên, Nhân, Địa như hình sau:
Thiên<==
Nhân<==
Địa <==
64. Như vậy là người đã đạt bậc Tề thiên tề địa. Nếu trời có hai hào, đất có hai hào thì người cũng có hai hào. Nói vắn tắt nếu trời là vua, đất là vua thì người cũng là vua. Làm vua ngang với trời là hậu quả của vụ chõi trời. Đó là đại để triết lý chõi trời mà Lão Tôn đã hiện thực, nên khi xưng mình là Tề Thiên Đại Thánh thì chẳng qua là nói lên nội dung Kinh Dịch: Trời có hai hào, Lão Tôn cũng có hai hào, vị chi là tề thiên chứ còn sao. Đất có hai hào đằng này cũng có hai hào, vậy là đại thánh rồi, chứ có ngoa chi đâu.

63. Đó là một việc đầy âm vang trong đời sống nên còn được biểu thị cách gần gũi hơn bằng cây linh và việc làm nhà. Muốn chống trời thì phải có cây: vì thế mà trong truyền thuyết Việt vốn có cây linh thường được trồng ở bên cạnh bàn thờ tế Trời, hàm ý chống trời lên để con người có chỗ làm người gọi bóng bảy là làm nhà. Do đấy có truyện Nữ Thần Mộc dậy anh em Lộ Bàn Lộ Bộc làm nhà chữ Đinh. Làm nhà chữ Đinh là làm người có linh tính với Đại Ngã tâm linh, vì chữ Đinh có nét dọc chỉ cái để chống y như cây mọc thẳng, nên do Nữ Thần Mộc dậy. Mộc là cây đó. Vì nhà chữ Đinh chỉ Đại - Ngã sánh ngang cùng Trời, Đất, nên ba cặp hai hào được biến ra căn nhà thái thất ba tầng để chứa được cả Trời, Đất, Người (xem trong Chữ Thời). Vì thế khi ai đã hiện thực được nhân tính tràn đầy thì gọi là "nhập ư thái thất" vào được ngôi nhà vũ trụ. Đó là những cách nói khác nhau về hậu quả chõi trời.
64. Tóm lại, Ngộ Không chính là sơ nguyên tượng của nền triết lý Việt Nho nhằm cải đổi Phật giáo trong những bước cuối cùng và tế vi nhất như: sự cố vượt kinh Hữu tự để đi đến chân kinh Vô tự, vượt giai đoạn tĩnh thiền, để sang giai đoạn hành thiền, vượt giai đoạn bi quan tiêu cực để đến giai đoạn dấn thân vào đời cách an vui hí lộng. Đó là mấy bước cuối cùng của nền triết lý siêu diệu Việt Nho cũng gọi là An Vi: làm không vì những động lực bé nhỏ thuộc trần cấu, nhưng làm vì những mục tiêu cao cả như thành nhân, như giúp vào việc tiến hóa của càn khôn vũ trụ. Làm được như thế gọi là An Lự, hay An Vi. Trước khi đi được hai bước An Vi phải đi qua hai bước đầu là định tĩnh. Định tĩnh là hai bước nội thánh. Có đi xuôi mới tới hai bước sau là An Vi thuộc ngoại vượng. Ngộ Không đã đi qua hai bước nội thánh trong các kiếp trước nên kiếp này chưa tu đã được chức Ngộ Không và Tề Thiên Đại Thánh. Vì thế Ngộ Không đã không chọn 36 phép Thiên Can nữa, mà lại chọn 72 phép địa sát để cốt đi vào đời đặng làm tròn 4 bước tu trì là Định, Tĩnh, An, Lự vậy. (Đề tài này sẽ được bàn tới trong Trùng Phùng Đạo Nội).

Kim Định

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến
Trang Khoa Học
www.vietnamvanhien.net
email: thuky@vietnamvanhien.net

Trang mạng Việt Nam Văn Hiến là nơi lưu trữ và phổ biến di sản văn hóa của dân tộc


Trở lên đầu trang

Trở Lại Trang Mặt