Trong một bài trước đây tôi có nói về cuộc cách mạng tiếp và khai dòng cho Việt Nam hiện nay, theo đó : « Tiếp nối vì chúng ta phải cần phục hồi truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp, mà cộng sản đã phá hủy bao chục năm nay….. Khai dòng, vì chúng ta quyết đạp đổ những oan tai, chướng ngại trên dòng lịch sử Việt do cộng sản gây nên, để xây dựng một thành nền muôn thưở thái bình, để cha sẽ là ca, con phải là con, để gia đình được lập lại, để tôn giáo được tôn trọng, quốc gia được phục hồi, để những giá trị tốt đẹp của kỷ cương do ông cha ta dầy công kiến tạo được phục hưng… Nhưng cuộc cách mạng này đồng thời phải là cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc. » Từ cái nhìn đó, có người đặt câu hỏi cho tôi : Ai là người chiến sỹ cho cuộc cách mạng này. Chúng ta cùng nhau thảo luận. Cách mạng là sự thay đổi mau lẹ, sâu rộng một xã hội. Nếu nhìn theo cơ cấu, thì cách mạng nhằm thay đổi 3 cơ cấu chính của một xã hội : thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội. Thể chế chính trị là nền tảng của một xã hội, điều này không ai chối cãi. Vì vậy người làm cách mạng phải là một người làm chính trị. Chính trị đây hiểu theo nghĩa tốt của nó. Chính là ngay thẳng ; trị là chữa trị ; làm sao cho ngay thẳng, tốt đẹp. Chính trị đây theo nghĩa đông phương là đế đạo, là vương đạo, khác hẳn với bá đạo. Đế
đạo là đường lối chính trị vừa hợp
lòng trời, vừa hợp lòng dân ;
vương đạo là hợp lòng dân ;
và hợp ý dân là hợp
lòng trời. Theo tây phương, như Socrate
quan niệm cũng vậy : một nhà chính
trị, một nhà quốc khách tốt phải đồng
thời là một nhà đạo đức, một triết gia.
Ngược lại bá đạo là đường lối
chính trị chỉ hợp lòng một người hay một
thiểu số người, nhằm phục vụ một người hay một thiểu
số đảng, đoàn. Vương đạo chủ trương không
những cứu cánh phải tốt mà cả phương
tiện phục vụ cứu cánh đó cũng phải tốt
luôn. Trái lại, bá đạo chủ trương
cứu cánh biện minh cho phương tiện, đã
có cứu cánh tốt rồi, thì
có thể dùng bất cứ phương tiện
gì, dù phản đạo đức, dù phải giết
người, để thực hiện cứu cánh đó.
Ngày hôm nay, qua kinh nghiệm của những
chế độ độc tài, tả cũng như hữu, người ta thấy
những lý luận cứu cánh biện minh cho
phương tiện chỉ là những ngụy biện, những
tuyên truyền nói láo, nhằm che dấu
một ý đồ phục vụ cho một cá nhân,
hay một đảng, hoàn toàn đi ngược lại
nguyện vọng của dân, của toàn thể.
Đây là quan niệm của độc tài cộng
sản và độc tài phát xít
chủ trương tôn thờ lãnh tụ, mà
nhân loại đã là nạn nhân
trong thế kỷ 20 vừa qua, và hiện nay vẫn
còn ở một vài nước trên thế giới
như Việt Nam, Miến Điện, Trung Cộng, Bắc Hàn,
Cuba v. v.. Người
chiến sĩ cách mạng tiếp nối và khai
dòng tương lai Việt Nam, nếu không phải
là người làm chính trị,
thì ít nhất cũng phải có
thái độ chính trị, vì như ở
trên đã nói, chính
là ngay thẳng, thì thái độ
chính trị là lập trường, là sự
chọn lựa dứt khoát giữa cái
thẳng và cái cong, giữa thiện và
ác, giữa tốt và xấu, giữa phải và
trai v.v… Ở đây chúng ta hãy quan
sát giữa những nước tự do, dân chủ,
tôn trọng nhân quyền và những nước
độc tài tả cũng như hữu. Ở những nước độc
tài, chính quyền không những cấm
đoán người dân làm chính
trị mà ngay cả có thái độ
chính trị. Ngược lại, ở những nước dân
chủ, không những chính quyền không
có quyền cấm đoán người dân
làm chính trị, có thái độ
chính trị, mà người dân còn
đưọc khuyến khích. Chúng ta lấy trường
hợp độc tài cộng sản Việt Nam để suy
ngẫm : Không những bạo quyền cộng sản Việt
Nam cấm đoán dân làm chính
trị, mà cả có thái độ
chính trị, tìm đủ mọi cách để vu
khống những người có thái độ
chính trị, dù đó là
thái độ giữa thiện và ác, giữa
tốt và xấu, giữa lành và dữ, một
thái độ rất cần để cho xã hội
loài người càng ngày càng
xa rời xã hội man dại của loàn cầm
thú để tiến tới một xã hội văn
hóa, văn minh.
« Từ độ người về hỡi loài man dại Dẫu vô tri, sỏi đá cũng buồn đau. Tiếng thở dài vang tận đáy sông sâu
Màu đỏ oan cừu hành hung phố chợ.
« Trong
khi bạo quyền cộng sản Việt Nam lập ra những tôn
giáo quốc doanh, với những tu sĩ quốc doanh,
bán rẻ lương tâm, lương trị, phục vụ chế
độ, còn những vị chân tu thực sự như
hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, linh mục
Nguyễn văn Lý, mục sư Phạm hồng Quang, cụ
Lê quang Liêm, những vị này chỉ
nói lên tiếng nói của sự thật, của
lương tâm, lương tri, thì bị kết
án là làm chính trị. Điều
đau buồn là một số trí thức đã
vì một số đặc quyền, đặc lợi, đã
cúi mặt, nhẫn tâm cố tìm đủ mọi
ngụy biện, xảo ngữ, ngụy từ để bênh vực chế độ. Vì cộng sản chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc ; và đã thực hiện, nên đất nước chúng ta hiện nay đạo đức bị băng hoại, giáo dục bị xuống cấp, gia đình bị tan nát, tất cả những giá trị tốt đẹp cổ truyền bị dày xéo ; vì vậy một trong những đức tính cần thiết cho người chiến sĩ cách mạng tương lai Việt Nam, đó là thưong gia đình, yêu quốc gia, phục hồi giá trị nhân bản toàn cầu. Nhưng không vì vậy mà trở nên bảo thủ, khép kín trái tim và khối óc trong những giáo điều giống như người cộng sản, mà ngược lại, phải biết để trái tim khối óc mở rộng, tìm những chân trời mới, theo kịp đà tiến bộ của nhân loại. Và như vậy, có nghĩa là người chiến sĩ cách mạng tương lai Việt Nam phải là một người có tinh thần dân chủ, sẵn sàng chấp nhận những cái hay, cái đẹp của người khác, sẵn sàng chấp nhận tư tưởng khác biệt của người. Nói như một nhà tư tưởng dân chủ : « Tôi biết tư tưởng của anh khác tôi ; nhưng tôi cũng cố tranh đấu để anh có thể phát biểu tư tưởng của anh. » Đó
là một số đức tính căn bản của người
chiến sĩ cách mạng ; ngoài ra
còn những đức tính như lạc quan, tin
tưởng vào tương lai tốt đẹp của quê
hương, dân tộc, kiên trì đấu tranh,
đấu tranh có tinh thần đồng đội, quan niệm cuộc
đấu tranh hiện nay như một đội banh, tinh thần đồng
đội phải cao, mỗi người có một vai trò,
kết quả là kết quả chung. Can
đảm, lạc quan, tin tưởng vào chính
mình, vào tổ chức của mình, tổ
chức bạn, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của
quốc gia dân tộc, luôn nghĩ rằng những
người khác làm được, thì
chúng ta cũng sẽ làm được, những
dân tộc khác đã làm
cách mạng dân chủ, đã phát
triển đất nước của họ, thì dân tộc Việt
Nam cũng sẽ làm được. Vừa mới lên
ngôi, Đức Giáo Hoàng Jean Paul I
I, trở về tham quê hương là nước Ba Lan
lúc bấy giờ đang chìm đắm trong độc
tài cộng sản, Ngài có tuyên
bố với dân tộc Ba Lan : «
Hãy can đảm và hy vọng !" Thật vậy,
chúng ta hãy can đảm đấu tranh cho
chính chúng ta, đòi hỏi những
quyền căn bản của chúng ta phải được tôn
trọng, can đảm đấu cho quê hương dân tộc,
đòi hỏi nhân quyền, dân quyền phải
được bảo đảm. Chỉ như vậy thì chúng ta
mới hy vọng đời sống chúng ta sẽ tốt đẹp, tương
lai của quê hương dân tộc sẽ tươi
sáng. Anh hùng Lý Tống, người đấu
tranh cho nhân quyền quốc tế, người được những
nhà đấu tranh cho dân chủ thế giới, nhất
là dân tộc Cu Ba nể trọng, cũng
nói : « Nếu chúng ta
cúi đầu, thì cộng sản ngồi lên cổ.
Nếu chúng ta đứng dậy, thì cộng sản sụp
đổ. » Điều này đúng với tất
cả mọi bạo chúa, bạo quyền. Ngoài
đức tính lạc quan, can đảm, tin tưởng,
chúng ta còn cần có tinh thần
đồng đội. Cuộc cách mạng tiếp nối và
khai dòng và cũng đồng thời là
cuộc cách mạng độc lập cứu quốc và
dân chủ kiến quốc tương lai Việt Nam sẽ
thành công hay không là
tùy vào tinh thần đấu tranh đồng đội của
mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi hội đoàn. Đây
là một cuộc đấu tranh toàn dân,
toàn diện, mỗi người, mỗi tổ chức, một
chân một tay. Đừng bị lâm vào cảnh
lục xúc tranh công, điều mà
các cụ ta ý thức rất rõ. Đừng để
lâm vào cảnh con gà thì cho
rằng tiếng gáy của mình là quan
trọng nhất, con trâu thì nghĩ chỉ
công việc cày ruộng của mình mới
đáng kể, con chó thì cho rằng chỉ
việc làm canh nhà của mình mới
ghê gớm. Để tránh tình trạng lục
xúc tranh công, chúng ta phải
có một cái nhìn toàn thề,
toàn diện cho cuộc đấu tranh cách mạng
này, vì nó không chỉ ở quốc
nội, mà cả ở hải ngoại, quốc nội hải ngoại cùng
dựa vào nhau để cùng tiến ;
vì nó liên quan đến mọi
lãnh vực, chính trị, ngoại giao, văn
hóa, kinh tế, xã hội. Đừng có
cái nhìn của những thầy bói coi
voi, người thì cho rằng con voi như cột
nhà, vì đứng ở cạnh chân
voi ; người thì cãi con voi như
cái chổi trà, vì rờ đuôi
voi. Công cuộc đấu tranh này vừa
là lý thuyết vừa là thực
hành. Ai giỏi về lãnh vực nào
thì cố gắng đấu tranh trong lãnh vực
đó. Đừng nghĩ chỉ có lý thuyết
mới quan trọng hay ngược lại. Hiện nay đang trong
mùa giải đá banh toàn cầu.
Hãy quan niệm cuộc đấu tranh của chúng
ta như một dàn nhạc hay một cuộc đá
banh. Trong một dàn nhạc, mỗi người giữ một vai
trò, chính vì vậy mới có
hòa tấu hay. Trong một cuộc đá banh,
không phải chỉ có cầu thủ tấn công
mới quan trọng, nếu không có người đưa
banh, thì có banh đâu mà
tấn công. Đấy là chưa nói đến vai
trò những người phòng thủ thành.
Nếu không có họ, thì những người
tấn công làm sao yên tâm để
tấn công địch. Viết đến đây, tôi lại
nhớ đến giải đá banh Âu châu năm
2004, mà quốc gia giật giải là Hy Lạp.
Đội Hy Lạp một năm trước đó rất tầm thường,
nhưng giật giải năm sau, một phần là nhờ người
huấn luyện viện (ông bầu) rất có
tài. Trước khi nhận lời làm huấn luyện
viên cho đội Hy Lạp, ông ta có đặt
ra 3 diều kiện cho cầu thủ : 1) Tinh thần quyết
chí, 2) Tinh thần đồng đội, 3) Tinh thần học
hỏi. Nếu những cầu thủ có chấp nhận thì
ông ta mới làm huấn luyện viên.
Ông ta có nói với các cầu
thủ Hy Lạp : Phải quyết chí và tin
tưởng rằng mình có thể trở thành
những cầu thủ nổi tiếng như Zidane, Ronaldo v.v.. ,
rằng đội Hy lạp có thể giật giải Âu
châu. Một khi tin tưởng rồi thì phải
quyết chí luyện tập và luyện tập trong
tinh thần đồng đội. Một khi luyện tập thì phải
nghe lời người huấn luyện viên và cả bạn
mình. Chính nhờ vậy mà đội banh
Hy Lạp đã thắng giải Âu châu 2004,
một lục địa có rất nhiều quốc gia tài
giỏi về đá banh. Cách mạng tiếp nối và khai dòng Việt Nam không những đồng thời là cuộc cách mạng độc lập cứi quốc và dân chủ kiến quốc, mà còn là cuộc đấu tranh cho văn hóa và văn minh. Nhà bác học kiêm triết gia người Anh Francis Bacon, được coi như một trong những sáng lập viên của khoa học hiện đại, có viết : « Những chế độ, lầu đài có thể bị thời gian làm phai mờ, sụp đổ. Nhưng những tiếng nói của sự thật, những công trình khoa học nghiên cứu về sự thật, những tiếng nói của con tim, những bài thơ nói lên tình người thì không bao giờ thời gian có thể làm phai mời. Như bài thơ của Homère cách đây cả bao ngàn năm mà vẫn vậy. Vì đó là nền tảng của văn hóa và văn minh. » Đúng như thế, nghĩ đến cùng, nền tảng của văn hóa và văn minh chính là sự thật, là tình con người, là tình đồng đội, vì nếu con người không trọng sự thật, tìm cách dối gạt nhau, không thương yêu nhau, thì làm sao có thể thực hiện được những công trình vĩ đại văn hóa, văn minh. Chính vì vậy, ngày hôm nay cuộc đấu tranh nhằm thực hiện cuộc cách mạng cứu quốc và khiến quốc, bắt đầu bằng việc giải thể chế độ cộng sản đương thời cũng là một cuộc dấu tranh cho vằn hóa và văn minh, vì người cộng sản « chỉ biết tuyên truyền và nói láo « , như lời ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí Thư đảng Cộng sản Liên Sô nói ; vì giới lãnh đạo cộng sản hiện nay ở Việt Nam không có tình người. Trong khi dân không có đến 1$ để sống, để mua thuốc, những trẻ em phải bán thân nuôi miệng ở Căm Bốt, những chị em phụ nữ, vì nghèo đói, phải lấy chồng Đài Loan, rồi bị hành hạ, thì giới lãnh đạo cộng sản và con cháu tiêu tiền vứt qua cửa sổ, như vụ PMU18, đánh cá cả đến 2 triệu $. Tinh
thần tôn trọng
sự thật, thương
yêu lẫn nhau, đấu tranh đồng đội,
tinh thần can đảm,
kiên trì quyết đấu tranh cho quốc gia
dân tộc, tinh thần dân chủ và lạc
quan luôn tin vào tương lai tốt đẹp của
chính mình, của dân tộc
mình, đó là những đức
tính quan trọng của người chiến sỹ cách
mạng tương lai Việt Nam. Cuộc cách mạng tương lai Việt Nam sớm thành công, sớm giải thoát quê hương và dân tộc qua khỏi vũng lầy cộng sản, để có thể bắt kịp đà tiến bộ của văn minh nhân loại, một phần lớn là nhờ ở những người chiến sĩ cách mạng.. Paris ngày 15/06/06 Chu chi Nam http://chuchinam.pagesperso-orange.fr
|