Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4888
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net








Tiểu Sử Triết Gia Lương Kim Định


(1915-1997)

Triết gia KIM ĐỊNH sinh ngày 15.6.1914 tại Trung Thành, Nam Định. Sau khi tốt nghiệp triết học tại Giáo Hoàng Chủng Viện Sait Albert Le Grand, ông dạy triết tại Đại Chủng Viện Bùi Chu (1943-1946). Năm 1947, ngài sang Pháp 10 năm nghiên cứu về triết học tại Institut des Hautes Etudes Chinoise để thâu thập tài liệu xây đắp nền triết lý Việt Nam. Trở về nước năm 1957, ngài dạy triết Đông tại Học Viện Lê Bảo Tịnh, Đại Học Văn Khoa Sàigòn, Đại Học Vạn Hạnh và Đại Học Đà Lạt.
Từ năm 1960, triết gia bắt đầu cho ra mắt một loạt những cuốn sách về triết Việt, mở đầu là cuốn Cửa Khổng, Triết Lý Giáo Dục, Nhân Bản, Căn Bản Triết Lý Trong Văn Hóa Việt Nam . . . Học giả Linh Mục Vũ Đình Trác viết về công trình của ngài như sau:
“Nhờ công phu mở đường trở về triết Đông của Giáo Sư Bửu Dưỡng và Nguyễn Văn Thích cũng như tâm huyết của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục, chương trình triết học Đông Phương được khai giảng tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn năm 1958. Sẵn đường trở về Đông Phương, triết gia Kim Định tiện đường, đơn thương độc mã, ông lên một nước táo bạo, mở đường đi vào Triết Lâm Việt Nam. Trong suốt 16 năm trời tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, giáo sư đã ảnh hưởng sâu rộng cho cả một thế hệ thanh niên và sinh viên. Mặc dầu bao chống đối, ông đã im lặng xây dựng một hệ thống Việt Nho khá trung thực và hấp dẫn. Không ai có thể chối cãi công phu xây dựng và ảnh hưởng sâu rộng của ông trong lãnh vực văn hóa dân tộc. Từ Đại Học Văn Khoa Sàigòn, ông mở rộng mặt trận tới các Đại Học khác: Đại học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Thành Nhân và An Giang. Chính trong giai đoạn này ông đã sáng lập chủ thuyết AI VI và VYẾT NHO”.
Nhận định về địa vị của triết gia Kim Định trên trường Việt Nho, Việt Triết - học giả Linh Mục Vũ Đình Trác còn viết như sau:
“Nhờ công khai thác và biên khảo, sáng tác của giáo sư, những bậc thức giả khắp nơi đã suy tôn ông là Triết Gia Việt Nam. Aûnh hưởng Việt Triết và Việt Nho của ông đã gây ý thức cho người Việt khắp nơi nhìn lại thực tại văn hóa của mình. Các đồ đệ của ông đã đáp ứng nguyện vọng của Thầy để khai thác và phổ biến Việt Lý của Thầy qua tổ chức AN VIỆT. Các nhóm An Việt được thành lập khắp nơi: San Jose, Orange, Houston, Louisiana, Washington DC, Philadelphia, Seattle, và tại Canada, Uùc Châu, Anh, Pháp, Đức v.v ... An Vi đã như một luồng gió dân tộc bùng lên khắp nơi có người Việt định cư. Các nhóm này coi Triết Gia Kim Định như bậc Đại Sư, mà họ tôn làm Tổ: TỔ SƯ AN VI, TỘC PHỤ AN VIỆT. Aûnh hưởng của Triết Gia không những thế mà còn lan rộng tới các học giả, triết gia ngoại quốc: Aâu Mỹ và khối Viễn Đông”.
Năm 1987 hội nghị Quốc Tế về “Khổng Học Với Thế Giới Ngày Nay” (International Symposium on Confucianism and the Modern World) tổ chức tại Đài Bắc, Đài Loan, qui tụ 400 học giả khắp thế giới. Triết gia Kim Định cùng với Lm Vũ Đình Trác đã thuyết trình đề tài “Đạo Trường Chung Cho Đông Nam Á” (A Tao-Field for South East Asia). Bài tham luận do Giáo Sư Trần Văn Đoàn, Giáo Sư Đại Học Quốc Gia Đài Loan trình bày (Professor of Philosophy at Taiwain National University). Đề tài này đã gây tiếng vang rất lớn trong giới Nho Lâm Á Châu.
Sau đó ngài còn tham dự Hội Nghị Triết Học tại Brighton Anh Quốc năm 1988 (The World Congress of Philosophy) – Hội Nghị Triết Học Á Châu và Bắc Phi lần thứ 33 tại Toronto Canada năm 1990 (The XXXIII International Conference on Asian and North African Studies). Ngài nói với các đồ đệ; “Thầy phải đi để nói cho thế giới biết con người, tư duy và đạo sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam”.
Oâng Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư Đại Học Georgetown, Washington DC, viết về triết gia Kim Định trong báo Ngày Nay, số 121:
“Trong nỗ lực đi tìm một con đường Việt Tộc, Nhân Chủ, Tự Do, thì chúng ta phải kể ở hàng đầu công trình đồ sộ của triết gia Kim Định. Ở đâu ông cũng thế, không phải sang Mỹ ông mới tìm “về nguồn”. Việc làm của ông trong một tình cảnh mất mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là nối tiếp công việc của ông đã bắt đầu khi còn ở trong nước, khi còn ở Miền Nam tự do. Từ năm 1962 tới nay, ông đã hoàn tất được 23 cuốn triết học, tương đương với 7000 trang, một mảng tư tưởng mà không dễ mấy triết gia có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi ông cũng đã là một truyện quá rõ - dầu ta có đồng ý với ông hay không, thì ta cũng không thể phủ nhận được tính cách độc đáo của tư tưởng ông. Ngày nay tham vọng cuối cùng của triết gia Kim Định là sẽ dựng xong một bộ Kinh (hiểu theo nghĩa Bible) cho dân tộc ta. Để thực hiện tham vọng này, ông đã cho in hoặc đang in năm cuốn thuộc bộ “Ngũ Kinh Khải Triết”, đó là: Hùng Việt Sử Ca, Kinh Hùng Khải Triết, Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc, Sứ Điệp Trống Đồng, Văn Lang Vũ Bộ (số lớn do nhà in H.T KELTON xuất bản). Nếu ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không, thì tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có. Tại sao ? – Tại vì nếu ta không nhất thiết đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với một trong những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng của Việt Nam. Tôi nói điều này trong sự cân nhắc, cũng không khác gì câu tôi sẽ trả lời cho người nào hỏi: Có nên đọc Platon hay Aristote không ? Đã nhất thiết gì ta đồng ý với Platon trong tác phẩm La République, nhưng ai không đọc tác phẩm đó, thì chắc chắn mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học Tây Phương. Cũng như vậy, ai không đọc Kim Định cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà “an vi”, để chờ một ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông thấy hết cả cái mất mát của mình”.
Triết gia Kim Định từ trần ngày 25 tháng 3 năm 1997 tại dòng Đồng Công hải ngoại, Carthage, Missouri, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. Ngài để lại cho đời bộ triết Việt Nho và An Vi, gồm 42 cuốn để giúp cho dân tộc có Chủ Đạo để tránh cảnh vô hướng vô hồn và giúp cho dân tộc có một Minh Triết để sống an vui hạnh phúc giữa Trời và Đất.

danh sách tác phẩm kim định


 

Cửu Khâu
(9 đồi nhỏ - Những vấn đề thiết yếu)

1 - 1. Nguyên Nho (Cửa Khổng)
2 - 2. Triết Lý Giáo Dục
3 - 3. Nhân Chủ
4 - 4. Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên
5 - 5. Chữ Thời
6 Vũ Trụ Nhân Linh
7 - 6. Lạc Thư Minh Triết
8 - 7. Định Hướng Văn Học
9 - 8. Loa Thành Đồ Thuyết
10- 9. Tâm Tư

278 trang
190 trang
306 trang
321 trang
700 trang
230 trang
149 trang
237 trang
187 trang
348 trang

Ra khơi
Ca Dao
Thanh Niên QG
Nam Cung USA
Thanh Bình
Khai Trí
Nguồn Sáng
Ra Khơi
Thanh Bình
Khai Trí

1965
1975
USA
1979
1967
1969
1971
1969
1973
1970

Bát Sách
(8 quẻ - nền tảng cho nhiều sách sau này)

11 - 1. Việt Lý Tố Nguyên
12 - 2. Dịch Kinh Linh Thể
13 - 3. Triết Lý Cái Đình
14 - 4. Vấn đề Nguồn Gốc Văn Hóa VN
15 - 5. Vấn Đề Quốc Học
16 - 6. Hiến Chương Giáo Dục
17 - 7. Cơ cấu Việt Nho
18 - 8. Tinh Hoa Ngũ Điển

430 trang
170 trang
188 trang
139 trang
157 trang
155 trang
285 trang
192 trang

An Tiêm
Ra Khơi
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng
An Tiêm
Nguồn Sáng
Nguồn Sáng

1970
1970
1971
1973
1973
1970
1972
1973

Ngũ Luận
(Kinh điển – Minh Triết Việt)

19 - 1. Hùng Việt Sử Ca
20 - 2. Kinh Hùng Khải Triết
21 - 3. Pho Tượng Đẹp Nhất Của Việt Tộc
22 - 4. Sứ Điệp Trống Đồng
23 - 5. Văn Lang Vũ Bộ

272 trang
241 trang
226 trang
431 trang
251 trang

Thằng Mõ San Jose
Thanh Niên QG
HT Kelton
Thanh Niên QG USA
H.T Kelton USA

1984
USA
USA
1984
1982

Tam Phần
(Chơn dấu bảo vật dân tộc)

24 - 1. Đạo Trường Chung Cho Đông Á
25 - 2. Phong Thái An Vi
26 - 3. Trùng Phùng Đạo Nội

111 trang
230 trang
174 trang

An Việt Houston
An Việt Houston
Chưa xuất bản

1987
2000

Thái Bình
(Mở rộng khắp Thái Bình Dương)

27 - 1. Những Dị Biệt Triết Lý Đông Tây
28 - 2. Hoa Kỳ &Thế Chiến Lược TCầu
29 - 3. Cẩm Nang Triết Việt
30 - 4. Hưng Việt
31 - 5. Thái Bình Minh Triết
32 - 6. Gốc Rễ Triết Việt

33 - 7. Việt Triết Nhập Môn

222 trang
185 trang
80 trang
125 trang
225 trang
180 trang

174 trang

Ra Khơi
An Việt Úc Châu
An Việt Houston
An Việt Houston
Thời Điểm
An Việt Houston

An Việt Houston

1969
1986
1987
1987
1997
1988

1988

Chưa in

34. Tập Tranh Nước Việt
35. Nguyên lý Mẹ
36. Gia Tài Của Mẹ
37. Triết Lý Nghệ Thuật Việt
38. Quốc Phả Sử Trình
39. Triết Lý Thái Hòa
40. Cẩm Nang An Vi
41. Hội Nghị Triết Học Thế Giới

 

 

 

Các sách bị thất lạc

42. Duy Vật Và Duy Thực
43. Tự Chiêu Minh Đức
44. Tâm Đạo
45. Triết Lý Hòa Giải
46. Huyền Sử Nước Việt

1945
1957
1957
1975
1975

 

 

 


Nguồn: //www.anviettoancau.net


HƯNG VIỆT


TỰA


An Việt là một tổ hợp những người muốn cứu quốc bằng văn hóa theo niềm thâm tín rằng “Đạo mất trước nứơc mất sau”. Nay muốn khôi phục lại nước trước hết phải khôi phục lại Đạo. Khôi phục lại Đạo cách thấu triệt thì gọi là triết (triết giả triệt dã: triết là đi tới triệt để, triệt cùng). Xưa nay không ai cho là Việt Nam có triết, nhưng khi khảo xét thấu đáo thì lại không những có mà còn có một cách ưu việt hay ưu thắng, nghĩa là vừa chính xác mà lại phong phú vô biên.  

Đối với quốc tế hay những người chuyên môn thì càng nhiều người càng hay chứng tỏ câu bốn ngàn năm văn hiến không phải là lời nói khoe mẽ vô nền mà thực sự có nền tảng rất vững chắc. Nhưng với người trong nước nói chung thì không đủ giờ hay toàn cảnh để đọc cả bộ. Vì vậy chúng tôi có tóm lược vào một số bài gọn để dễ truyền bá. 

NỘI DUNG  

Tựa 

1. CẦN HỌC LÀM NGƯỜI VIỆT  

2. LỐT CHÂN MINH TRIẾT  

3. NGUỒN GỐC VÀ ƠN ÍCH CỦA GIA ĐÌNH VIỆT  

4. NHÀ NƯỚC  

5. DÂN TỘC HAY TIỂU TƯ SẢN  

6. TẠI SAO TÀU KHÔNG ĐỒNG HÓA NỔI VIỆT  

7. BIÊN CƯƠNG NƯỚC CỔ VIỆT 

8. NGUỒN GỐC VĂN HÓA VIỆT THEO CHỮ NHO VÀ ĐẠO NHO  

9. NGUỒN GỐC VĂN HÓA VIỆT THEO NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI NHẤT 

10. KHAI THÁC NHỮNG THÀNH QUẢ THÂU LƯỢM ĐƯỢC.  

11. NHỮNG TRANG BỊ CẦN THIẾT ĐỂ HIỂU TRIẾT VIỆT  

12. TRỐNG ĐÔNG SƠN VỚI NỀN THỐNG NHẤT NHÂN LOẠI  

13. CON ƠI CỐ GIỮ ĐẠO BA  

14. NHÂN BẢN TÂM LINH  


KẾT  

PHỤ TRƯƠNG  

TRUYỆN TRẦU CAU  

TRUYỆN BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG  

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NHO

SÁCH ƯỚC –  GẬY THẤN  

VĂN HÓA VIỆT TỘC

Tác giả Kim Định



1. Cần Học Làm Người Việt

Lúc còn quê hương hễ ai sinh ra bởi cha mẹ Việt thì đương nhiên là người Việt, nhưng nay ta đã cắt mất cái tình thế sẵn có đó rồi: chúng ta đã bị bứng ra khỏi đất nước và đang trở nên lạc lõng bơ vơ giữa muôn làn sóng ý hệ ngược chiều, nếu không bỏ công học hỏi nhận thức lại cái hồn thiêng của cha ông thì chẳng bao lâu con cháu ta hay chính chúng ta sẽ hóa thành những cánh bèo không cội rễ trôi dạt khắp bốn phương trời tức trở nên những con người mất hết gốc, có gốc nước lẫn gốc người.

Để tránh cái tai họa đó chúng ta cần gầy dựng một tổ chức để giúp nhau học hỏi về nguồn gốc. Đây tuy là những việc âm thầm và với nhiều người có thể là nặng nhọc nhưng được cái lợi là làm đến đâu ta thâu thập liền chưa cần đến đèn xanh đèn đỏ nào hết, cũng không cần phải rùm beng, nhưng xét cho cùng thực là quan trọng ngang với những việc cứu nước, kiến quốc. Vì nếu không làm thế thì mai ngày có còn người Việt thì đã mất hồn rồi, cho nên đã rõ ràng từ nay ai còn muốn “là người Việt”, thì phải học “làm người Việt”, y như ai muốn làm công dân Mỹ phải học về hiến pháp Mỹ với ít điều sử địa, tổ chức chính quyền v.v… Cùng vậy ai muốn là người Việt phải học về nguồn gốc, đạo lý Việt. Đã qua rồi thời hễ sinh ra thì đương nhiên là người Việt. Từ nay phải học “làm người Việt” thì mớ nên người Việt được. Học về Việt Nho là học về gốc nước, học về triết lý An Vi là học về gốc người. Và chúng ta sẽ rất hãnh diện khi nhận ra rằng cái hướng đi của triết Việt cũng là hướng mà các khoa học tối tân đang tiến tới.

Vấn đề rắc rối chỉ còn ở chỗ nhiều người cho là triết lý khó quá không thể hiểu được. Nhưng tiền nhân nói “có khó mới có khôn”, chứ nếu cứ “làm văn hóa” kiểu dẽ dãi như trước tới nay thì không đủ cứu vãn tình thế, vì chẳng qua là xoay quanh những cái đã có rồi, mà không mấy phát huy được gì sâu xa, chưa tìm được cái cội gốc của mình thì làm sao có thể phát huy. Cho nên nói là làm văn hóa mà kỳ thực chỉ là việc làm của mấy người lo về văn nghệ, văn chương để cho đồng bào tới xem giải trí: xem văn nghệ rồi, đọc báo rồi quên đi chứ không mấy âm vang vào tới tâm hồn. Sức mấy mà con em mai ngày nó coi trọng để mà chịu tiếp nối. Muốn chúng tiếp nối thì phải làm sao cho chúng nhận thức ra được những giá trị của người Việt. Mà muốn chúng nhận thì chúng ta phải nhận thức trứơc. Muốn vậy thì không thể tránh sự học hỏi.

Chỉ còn một điều trở ngại là sách nhiều người cho là khó quá. Nhưng điều đó sẽ được giải quyết bằng học hỏi dần dần: nên ghi nhận bộ năm quyển Ngũ Kinh chính là chương trình của bốn năm cử nhân. Vậy mà nay chúng ta mới bắt đầu đọc giữa bao nhiêu là bận tâm về công ăn việc làm thì có không hiểu ngay cũng là sự thường. Đừng có nản.


2. LỐT CHÂN MINH TRIẾT

Khoa học là gì nếu không phải là sự tiếp nối kéo dài trực giác.

 

Những nẻo đường mòn

Bà mẹ Việt Nam quả là hình bóng của nền minh triết Lạc Việt: Người không đi trên những đại lộ huy hoàng xán lạn, nhưng âm thầm lặng lẽ bứơc đi trên những lối mòn, những ngõ ngách quê hương tầm thường, xem ra chẳng mấy quan trọng. Cũng như thế nền minh triết Việt Nho luôn đặt trên các nẻo đường mòn của dân tộc, thoạt xem tưởng không có gì sâu sắc, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Vì thế, từ lúc tiếp xúc với nền văn minh xán lạn Thái Tây nhiều người Á Đông đã giã từ những nẻo đường xưa cũ để tiến bước theo lối ngoại nhân. Nhưng rồi từ đó hết theo bên này lại ngả sang bên kia với muôn vàn đổ vỡ, khiến phải dần dần hồi tâm và nhìn lại… Để rồi mới nhận ra rằng những cái gì tầm thường bấy lâu không hẳn chỉ có thế, mà còn tiềm tàng một cái gì phi thường. Và lại nhận ra không nơi đâu có được cái lối bình thường của chúng ta, theo lời nhận xét của bá tước Keyserling thì không một nơi nào trên thế giới lại có sự lạ lùng này: nền minh triết ý thức lại lấy ngay đời sống bình thường của dân gian làm mẫu mực. Không nơi nào lối sống thông thường theo bản năng lại trở thành tiêu biểu hòa hợp cho một nền tư tưởng phong phú. Và cũng không nơi nào đời sống lại được tổ chức theo đạo lý cao và sâu hơn, đến nỗi ánh đạo soi thấu những hiện tượng mà bình thường ta không thấy có liên hệ chi cả (Journal II. 87).

 

Tại sao lại có việc kỳ lạ đó? Để trả lời chúng ta thử xem ít nhiều sự kiện. Ta hãy mở đầu bằng quan niệm con người của tiên tổ. Con người được tiên tổ gọi là “hoa đất ngọc nước” mà sau Nho công thức hóa thành câu “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”, người là đức của trời đất, tức người là tinh hoa của cả đất cả trời, cả âm cả dương, tổ tiên ta đã thi vị hóa thành mẹ tiên cha rồng. Mẹ tiên ở trên núi, mà núi là đất vươn lên cao để đón trời. Còn trời thì được biểu thị bằng nước, tức nước mưa xuống từ trời. Lẽ ra trời ở trên đất ở dưới, nhưng nếu đặt thế thì không có truyện bố mẹ gặp nhau, và quẻ Bĩ (quẻ số 12) mà không gặp nhau thì không ra người, nên lời kinh quẻ Bĩ nói: “Bĩ chi phỉ nhân”, “Bĩ đấy, chẳng phải là người đâu”, không phải người vì có duy đất quen gọi là duy vật thì không ra người, cũng như chỉ có trời gọi là duy tâm thì cũng không ra người nốt. Muốn ra người thì phải có trời và đất giao thoa, có thể gọi là giao chỉ. Muốn vậy thì phải đặt đất trên trời dưới như quẻ Thái (quẻ số 11) vì đất nặng đi xuống, trời nhẹ bay lên nên hai đàng gặp nhau, trong Kinh Hùng (hay Lĩnh Nam Trích Quái) gọi là Mẹ Au Cơ gặp Bố Lạc Long Quân trên “cánh đồng Tương” nhờ vậy có quẻ Thái làm nên đại ngã tâm linh.

 

“Cánh đồng Tương” cũng được cha ông gọi bóng là sông Tương. “Sông Tương nước chảy hai dòng”, dòng sông trong dòng sông đục tức dòng trời dòng đất, và nó đổ vào hồ Động Đình mà tiền nhân ta quen gọi là cái nôi nước Việt. Cái nôi này phải hiểu theo nghĩa huyền sử tức theo nghĩa hàm tàng cả hai bên trong ngoài, đó là cái hồ tròn ở giữa chỉ trời, có cái nhà vuông (hay hình chữ nhật cũng được đều có góc bốn phương) chỉ đất. Còn vòng tròn chỉ trời, trời phải trội hơn đất, nên nếu nói bằng số 3 (số 3 tròn như số Pi) phải đặt trên số đất là 4. Đó cũng là số hàm ngụ trong bánh dầy bánh chưng. Sự trội hơn của trời được biểu thị bằng vòng tròn ôm lấy hình vuông, tục ngữ nói “mẹ tròn con vuông” là vậy, tức phải hiểu theo nghĩa siêu hình. Chính trong ý đó mà ta quen nghe chúc các bà sinh nở được “mẹ tròn con vuông” chứ nếu hiểu theo nghĩa thường thì con vuông sẽ ra duy vật vuông chành chạn bốn góc bánh chưng, còn mẹ mà tròn như cái chum thì trở nên quá bí: nét đan thanh có còn đâu!

Xem như vậy thì ta hiểu chữ Giao Chỉ quan trọng ngần nào. Vì trời đất có giao chỉ thì người ta mới ra Người Đại Ngã, cho nên tiên tổ ta đã nhận cả tiên lẫn rồng làm vật biểu (symbolic animal) và đã tạc lại trong một di vật để giối lại cho miêu duệ muôn thế hệ về sau, đó là cái trống, quen gọi là trống Đông Sơn, vì tìm ra được nhiều nhất ở làng Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa (Bắc Việt). Xem lại trông sẽ thấy quả là một cuộc giao chỉ của tiên rồng, nhưng lâu ngày con cháu không nhận ra được. Vì tiên đại diện bằng chim, còn rồng đại diện bằng thuyền rồng, tức thuyền đã hóa ra rồng có miệng có mắt, và miệng đang mở để đón nhận cái hôn nồng cháy của Au Cơ tiên nữ biểu thị bằng chim hải âu. Do đó mà trống đồng được thờ kính và mỗi năm vua quan hội nhau tại “Minh Chủ Đông Cổ”, nghĩa là Trống (Cổ) bằng Đồng chứng giám (Chủ) cho cuộc Minh ước, để thề trung thành với nhà với nước. Ta còn đọc được những câu như “Đồng cổ vang những lời thề hiếu trung”, hiếu với cha mẹ là nhà, còn trung là với nước. Đó là cách chẻ nhỏ Đạo ra cho dễ hiện thực. Thay vì nói “nhất âm nhất dương chi vị đạo” như Kinh Dịch, thì đây nói nhà nước hay hiếu trung cũng vậy.

Hiểu như thế thì trống Đồng là biểu tượng rất ư cao trọng nên đã được tiên tổ tôn thờ và nhờ đấy mà các ngài đã dựng nước và giữ nước được nhiều ngàn năm, ta quen nói bốn ngàn năm văn hiến là nói non, chứ thật ra phải nói bảy ngàn năm, tức lên tới thời đá mài Bắc Sơn, vì ở đấy người ta đã gặp thấy những hòn sỏi mài nhẵn, có gạch hai vạch chạy song song, mà chún gta suy đoán là nó tượng trưng cho nét song trùng, hay là nét lưỡng hợp (dual unit) đựơc biểu diễn đầy trong các huyền thoại, bao giờ cũng có hai hạn từ (term) như sống núi, nước non, ông cồ bà cộc và nhất là tiên rồng. Trống Đông Sơn được ứơc tính chung quanh một ngàn năm trước công nguyên, nhưng đó là thời cực thịnh còn thời sơ khai thì phải tính lên tới hai hoặc ba ngàn năm trước. Vì các con số chính trong trống là bộ số vài ba (2-3), tham lưỡng 3-2 đã có từ thời Phùng Nguyên tức lối ba ngàn năm trứơc công nguyên. Vì thế nói bốn ngàn năm văn hiến là nói non, nếu nói già thì phải ngược lên đến Bắc Sơn là bảy ngàn năm, hoặc cả thời văn hóa Hòa Bình là mười ngàn năm. Không thể biết chắc nhưng quả là một thời gian dài, thế mà tiền nhơn đã giữ được nước lâu bền, đến độ đã có tên Việt Thường hay Vạn Xuân. Việt Thường có hai nghĩa, một là nứơc Việt nói chung có tính cách trường cửu, hai là chỉ miền Châu Hoan (miền Quảng Trị) nhưng nên hiểu chữ Hoan là hoan lạc, an vui thái bình (nhờ quẻ Thái) theo nghĩa huyền sử thì đúng hơn.

Trong sách “Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền” có chép rằng: “Vua Kinh Dương Vương vâng ngọc chỉ phụng mệnh Trời về núi Nam Miên lập đô ở phía Hoan châu thuộc Nghệ An xứ”. Câu sách này cũng nên hiểu theo nghĩa huyền sử tức không cần tìm Hoan châu ở đâu, mà phải tìm xem Hoan châu có ý nghĩa gì. Và nghĩa đó là: ai vào xứ Nghệ thì sẽ được hoan lạc. Vậy chữ Nghệ kép bởi nét phẩy và nét mác giao thao nhau ở giữa. Nét phẩy đi theo kim đồng hồ có thể đại diện nét đất, nét mác đi ngược kim đồng hồ chỉ trời, hai chữ trời đất giao thoa thì mọi sự đựơc hạnh thông hoan lạc. Đấy là chân lý cần minh tâm khắc cốt, nên tiên tổ đã dùng chữ Nghệ làm nền cho chữ Văn trong Văn Lang và cả chữ Giao trong giao chỉ, và ta có thể đoán các ngài còn gửi vào thể thơ Lục Bát được coi như thể thơ của đất nước. Suy đoán này dựa trên loại trống có sáu mặt và tám mặt được nói đến trong sách “Mục Thiên Từ truyện” chương 5 (d.440) và gọi là Linh Cổ (Trống Thần). Trống kép 3 (6 mặt) để thờ thần Đất, trống kép 4 (8 mặt) để thờ thần Trời (đặt theo kiểu giao chỉ) nên 3 quy cho đất ở trên, 4 quy cho trời ở dưới, y như bánh dầy bánh chưng. Vậy thơ lục bát cũng gieo vần theo lối giao chỉ tức gieo vào lòng gọi là “yêu vận” vần ở lưng.

Trăm năm / trong cõi / ngừơi ta

Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau.

Đọc như thầm bảo “yêu em anh để trong lòng” (trong là) chứ không để ngoài da đâu mà em ngại. Để ngoài da là để ở vần cuối như mọi thứ thơ, chỉ có thể lục bát mới để ở trong lòng! Và nhờ đấy mà có cánh đồng Tương với sông Tương nước chảy hai dòng đổ vào hồ mẹ tròn con vuông gây nên cảnh hoan lạc chân chính.

“Nhưng than ôi có một chiều thu lá rơi”, rớt xuống sông Tương, lấp đi một chiều trở nên lưu tục như sông Lục Đẩu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng anh ơi. Thế là sông Tương biến ra Thương (quẻ Minh Di ánh sáng bị thương) và từ đấy hết chảy vào hồ Động Đình nữa, khiến nên quẻ Bĩ: non nước hết gặp nhau.

Sông Tương nứơc chảy xuôi dòng,

Cho non nhớ nước suôi đong lệ hồng.

Phải chi nhớ bạn thuỷ chung,

Phải chi nhớ bạn não nùng đường tơ!

Tôi thú thật khi nhớ tới đoạn thơ này thì nước mắt cứ ứa ra chan hòa vì các hình ảnh đau thương cứ dồn dập tràn tới: từ bao chiến sĩ quốc gia xưa cho tới cảnh đấu tố rùng rợn, cảnh bao nhà tan tác chia ly. Đại lộ kinh hoàng, mồ tập thể ở Huế rồi bao nhiêu quân nhân công chức trong các trại tù khủng khiếp gọi là cải tạo, bao đồng bào chết trên biển Thái Bình, trong các rừng rậm, đến nỗi mấy năm đầu di tản tôi không dám thuyết giảng, vì đang nói mà hễ nhớ tới là nước mắt tràn ra, nghẹn ngào nói không ra tiếng. Mãi tới nay vẫn chưa hẳn cầm lại được. Hôm nay tôi thú điều đó ở đây để mong có thể cầm lại, cầm lại bằng một hai hành động tích cực. Vì tôi sợ nếu không thế thì tôi cũng như đồng bào tôi liều mình trở nên như Thục đế, vì quá nhớ quê hương mà trở nên chim quốc, kêu suốt mùa hè. Chúng tôi đã kêu quốc quốc suốt cả mười hè mà chưa thấy được gì tích cực. Vì thế An Việt đề ra một chương trình của vài việc bé nhỏ.

 

1. Ước mong cho mọi gia đình Việt Nam treo một tranh trống Đồng làm như lễ giỗ tổ quanh năm.

2. Học về những bài khôn ngoan tàng ẩn trong trống.

3. Và sau cùng làm thêm một cái gì tích cực, dù nhỏ nhoi cũng kệ, miễn tích cực có làm như sẽ đề nghị ở phần dưới.

 

Tranh trống thì An Việt đã in ra một lớp và có thể sẽ tiếp tục in thêm. Bây giờ đến việc thứ hai học một hai bài hàm ngụ trong trống. Nhớ câu đã trưng ở trên “Đồng cổ vang những lời thề hiếu trung”. Hai chương sau sẽ nói về hiếu hay gia đình rồi trung hay quê nước.

3. NGUỒN GỐC VÀ ƠN ÍCH CỦA GIA ĐÌNH VIỆT

Trẻ Việt học rất giỏi ai cũng hãnh diện. Người Mỹ rất ngạc nhiên không hiểu tại đâu. Đã có người đi điều tra tận mãi bên Đông Á, họ không thấy dấu gì chứng tỏ là người Á Đông có thiên phú trội hơn người Au Tây nên hầu hết đi đến kết luận như sau: lý do căn để là bởi gia đình. Gia đình vững thì con em học giỏi. Điều ấy cũng xảy ra cho các gia đình Mỹ bậc trung lưu trở lên. Ngoài ra về tiền của, các gia đình trung lưu của người Đông phương cũng tiến mau hơn… ấy cũng nhờ gia đình. Nội một việc gia đình lỏng lẻo hay ăn cơm tiệm, con cái sớm ra ở riêng… đã tốn phí gấp bao. Chỉ kể sơ qua hai ơn ích nọ đủ chứng tỏ gia đình là một giá trị rất lớn cần phải hết sức đựơc duy trì.

Đến khi nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa mới thấy giá trị còn cao hơn nhiều lắm. Các nhà xã hội học nhận thấy rằng ở đâu gia đình vững thì không có chế độ nô lệ. Cái đó dễ hiểu vì người trong gia đình có ai bị bắt làm nô lệ bao giờ. Vậy mà tinh thần gia tộc của ta đã được duy trì qua bao ngàn năm. Khởi đầu là Hồng Bàng thị. Chú ý chữ thị nói lên tinh thần gia tộc. Tinh thần đó đã vẫn giữ được khi từ bộ tộc bước lên đợt quốc gia, thành ra quốc gia cũng chỉ là bộ tộc mở rộng, cũng như bộ tộc cũng chỉ là mở rộng thị tộc, như thị tộc là nối tiếp gia tộc. Chính vì thế mà người trong nước xưng hô nhau bằng những danh xưng, thuộc gia đình như bà con, cô, bác, chú, thím, cha ông. Với bất cứ ai dù không trong gia tộc cũng xưng hô là ông bà, cô, thím, chị, em… Đó là hiện tượng rất lạ.

Tôi còn nhớ có cảm tưởng thú vị xưa khi đọc sách Tây họ bỡ ngỡ biết bao vì người văn mày bên ta cũng được gọi là ông là bà. Họ ngạc nhiên là vì bên Au Tây ai cũng gọi nhau bằng you bằng vous, chúa cũng gọi là you mà con mèo cũng gọi là you. Vì xã hội họ không xây trên mẫu gia đình mà trên mẫu chủ nô. Ai có của thì là chủ, ai không có của chỉ là nô. Đó là nền móng xã hội La Hy. Người Tàu cũng chỉ có ngộ với nị, nên xã hội nhiều nô lệ hơn ta, và phá chế độ nô lệ muộn. Bên La Mã xưa có phép đầu phiếu “bách tiền” gọi là Centuric. Tiếng này gốc tiếng La tinh Centrum là trăm. Hễ ai có một trăm ngàn thì đựơc bỏ phiếu. Nhiều trăm ngàn thì bỏ nhiều phiếu. Không có tiền không được bỏ phiếu. Đó là tại xã hội xây trên tài sản chứ không trên tình gia đình, mà vì quy chế tài sản là tuyệt đối nên 2, 3 người có 7, 8 người không, thành ra đến 70%, 80% người trong xã hội là nô lệ, chỉ chừng 20% có tự do. Đời ấy người ta chỉ mới biết có công bằng trừu tượng khái quát mà chưa biết đến công bằng xã hội, tức là người nào trong nứơc cũng phải được tham dự tài sản trong nước. Công bằng xã hội mới được nói đến từ cuối thế kỷ 19.

Còn bên ta có ngay từ đầu với phép công điền công thổ, tức là ai ai hễ đến tuổi thì đều được làng cấp ruộng. Làng tôi mỗi đinh được 5 sào, nhưng có người giữ miếng đất hay vườn quá 5 sào mà không tiện chia cắt thì ngừơi đó phải theo “rong canh” những sào dư: mỗi sào là 5 thúng thóc. Người đến tuổi đinh được có phần điền mà không có ruộng thì được người khác theo rong canh cho 25 thùng thành thử không ai trong nước là vô sản hết. Ong Paul Mus có nói người Việt Nam nghèo thiệt, nhưng nghèo cả hàng tổng: lợi tức không có chênh lệch quá lớn về giàu nghèo như các xã hội tư bản. Đó là nhờ phép công điền. Phép công điền đã được nói bóng trong truyện Mẹ Au đẻ cái bọc trăm trứng, bà sợ, vứt ra ngoài đồng thế mà rồi con nào cũng được phương trượng hết. Không ai phải làm nô lệ vì thiếu phần điền. Đến sau Việt Nho lược đồ hóa lý tưởng trên bằng phép tỉnh điền, nghĩa là chia một lô đất ra 9 lô theo như hình chữ Tỉnh # cho 8 gia đình 8 lô, còn lô giữa để nộp cho vua, trong đó có đào một cái giếng chung chữ Nho kêu là tỉnh nên gọi là tỉnh điền. Tỉnh điền hay bọc mẹ Au ném ra ngoài đồng đều chỉ phép công điền công thổ mà tôi gọi là bình sản: tài sản chia đều cho mỗi người dân.

Phép ấy tiên tổ ta đã có ngay từ Hồng Bàng thị. Chữ thị nói lên tinh thần gia tộc, mà về sau các bà còn mang trong tên. Lâu ngày người ta coi thường chữ ấy, nhưng ở thời khai nguyên thì chữ đó cao trọng lắm, nó chỉ tinh thần mẫu hệ, đặt vợ trứơc chồng. Nước được lập ra do 50 con theo mẹ lên núi, chứ không do 50 con theo cha xuống biển (đi đâu mà bặt tin tức vậy?) nghĩa bóng là văn hóa vẫn giữ được tình người, mà trong triết gọi là giữ được nguyên lý mẹ. Còn văn hóa Tây Au thì không, nên mang tiếng là đực rựa: duy dương, duy lý mà hình thái cùng cực là cộng sản duy vật chống lại mọi thứ tình: tình nhà, tình nước, tình trời: gọi là tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo, cho nên thuyết tam vô của công sản cũng nảy sinh từ Au Tây là chuyện đương nhiên. Và những người còn bênh vực Karl Marx, Hồ Chí Minh đổ tội cho Lenin, cho Đồng Duẩn là tỏ ra chưa nghiên cứu thấu triệt văn hóa Au Tây. Cũng như nói đến Việt Nam có chế độ nô lệ thì chỉ là nói theo “đẳng tính” tức đảng dậy vậy thỉ phải nói vậy chứ có xét đến nguồn gốc trung thực đâu.

Đành rằng trong thực tế không giữ được đầy đủ như trong lý tưởng, nên có những hiện tượng nô lệ. Chú ý hiện tượng chứ không phải chế độ. Nếu chế độ thì là việc luật pháp, người nô lệ có tiền cũng không thoát ra khỏi chế độ nô lệ. Còn hiện tượng không có hàng rào luật lệ nào. Con sen nếu trúng lô độc đắc thì lập tức có thể trở nên bà chủ, bà giám đốc, không ai ngăn cản cả. Nếu là chế độ thì có tới 70%, 80% người dân nô lệ. Còn hiện tượng thì chỉ vài ba phần trăm, và cũng chỉ là con ăn đầy tớ. Đôi khi bị xử tệ như nô lệ thì cũng chỉ là chuyện làm ẩu của chủ nhà chứ không có luật pháp nào cho phép coi đầy tớ như sự vật. Tuy nhiên vì ảnh hưởng Hán Nho nên chế độ công điền có suy vi dần nhưng nói chung thì đến đầu thế kỷ thứ 20 quá bán ruộng đất ta vẫn còn là công điền. Đến khi Pháp cai trị thì ở miền Nam (Bạc Liêu thí dụ) công điền nhiều nơi trụt xuống còn vài ba phần trăm, vì có những đồn điền của tư nhân chiếm hàng nghìn mẫu. Đó là chế độ tư sản Tây Au nương thế bảo hộ xen vào phá vỡ chế độ bình sản của ta, đây là nói kiểu thông thường…

Còn nói theo kiểu triết lý chính trị thì đó chính là dân chủ. Nói theo chiều tiêu cực thì dân chủ là thoát khỏi nạn chuyên chế; còn tích cực là ăn nói. Được ăn là được tham dự tài sản trong nước gọi là bình sản. Được nói là được tự do phát biểu ý nghĩ của mình. Như vậy dân chủ chân thực phải có bình sản, và được tự do suy tư nói nghĩ. Thiếu hai cái đó thì chỉ là dân chủ giả hiệu. Xã hội Au Tây có chế độ nô lệ, nên phải dầy công mới lập được chế độ dân chủ, lúc ban đầu cũng chỉ có dân chủ trên pháp lý, chưa có bình sản, nên tự do bị gọi là tự do chết đói. Cộng sản đã có ý sửa lại chỗ đó bằng tuyên bố dân là chủ tài sản quốc gia. Nhưng thực chất vẫn là tư bản, chỉ khác chủ tư bản xưa là cá nhân nay chủ là chính quyền, dân vẫn là vô sản, đã vậy tự do cũng mất luôn nên khốn khổ hơn vô sản xưa muôn vàn.

Xét theo mấy điều trên ta thấy gia đình là thể chế gây ơn ích hết sức sâu xa. Ơn ích ngay đời ta: con em học hành giỏi, bố mẹ làm ăn chóng nên cơ nghiệp. Còn đời xưa là chế độ dân chủ chân chính có bình sản, có tự do, làm nên một xã hội có tình có nghĩa, một quê hương tổ quốc thẳm sâu. Thật không ngờ nơi ta ra chào đời, sống bên cạnh những ngừơi thân yêu trong quãng đời tươi đẹp nhất lại chất chứa nhiều minh triết xuyên qua bao đời cho đến nay ta vẫn còn được hưởng.

4. NHÀ NƯỚC

Ta vẫn nói nhà nước tức nối liền nhà với nước. Bài trước nói về nhà, bài này sẽ nói về nước. Nước Việt giống nhà Việt, nó có một đặc trưng không lẫn vào đâu được: đó là nét gấp đôi được gọi là nét song trùng: tức là cái gì cũng đi đôi. Cao hơn cả là vật biểu là tiên và rồng. Các nước khác chỉ có một như An Độ là voi, Mỹ là chim ó, Anh là con sư tử, Pháp là con gà… Riêng Việt mình thì có cả tiên lẫn rồng, cả chim lẫn giao long. Vì lâu ngày quá quen con cháu không để ý đến sự kiện đặc thù đó rồi coi như thường thường, nhiều người còn cho là tầm thường, kì thực là nó nói lên cái đỉnh cao chót vót mà tâm trí con người có thể đi tới được, vì điểm đó chính là Đạo viết hoa rồi. “Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”, một âm một dương gọi là Đạo, duy dương hay duy âm, duy vật hay duy tâm đấy không là Đạo.

Để có âm dương một trật tất phải trèo lên đến chóp bu kim tự tháp rồi cỡi trên đỉnh tháp thả hai chân xuống hai sườn, một chân bên tay chiêu, một chân bên tay mục để gồm được cả hai. Tiền nhân ta đã đạt đến đó và các vị đã thi vị hóa bằng cặp tên tiên rồng. Thay vì nói không với có, âm với dương, đất với trời thì các ngài nói tiên với rồng, và dùng chim thay cho tiên cho âm, và rồng thay cho dương. Ta hãy nghiên cứu về hai điểm nọ sẽ thấy hai chữ tiên rồng phong phú một cách kỳ thú.

Tiên = chim. Mở đầu huyền sử nước nhà ta thấy họ khai sáng nước là Hồng Bàng thì cả ba chữ đều mang đậm ý nghĩa. Trứơc hết là chữ Hồng cũng thường gọi là Hồng Hộc. Hồng là ngỗng trời, còn Hộc là ngan trời, nên cả hai cũng có tên là thiên nga (swan) hàm ý là nó bay cao đến tận trời xanh, nên ở miền Dương Tử giang người ta hay gọi chim Hồng là Đế giang có nghĩa là vua sông Dương Tử. Còn Bàng có nghĩa là nhà lớn, nói theo triết là lối ở đời phải ở nơi nhà lớn, tức là phải để tâm tư vào những việc ích quốc lợi dân, trong lễ gia quan cha bảo con phải ở nơi lớn “cư thiên hạ chi quảng cư” con hãy ở nơi quảng khoát trong thiên hạ. Hỏi nơi nào rộng lớn hơn hết. Thưa ở nơi nào mà kiếm được cả trời lẫn đất. Do đó mới có truyện ông “Hữu Sào” chính nghĩa là “có tổ” nghĩa rộng là ở theo lối chi, chữ Nho gọi là “điểu tục”. Chim ở đâu? Thưa ở tổ tức ở giữa cùng trời đất. Khi ta gọi tiền nhân là “tổ tiên” là vì đó; nhưng lâu ngày quen đi không nhận ra rằng “tổ” là nơi ở của chim, và người ở được như vậy ra tiên, gọi là tiên tổ hay tổ tiên. Cho nên khi đọc sách xưa nói “người Cổ Việt ở trên cây để tránh hùm beo bão lụt” thì phải hiểu ở theo kiểu điểu tục với ý nghĩa cao cả đó.

Tiền nhân ta đã thực hiện lối ở như chim (hữu sào) bằng nhà sàn. Vì nó giúp cho hiện thực ý nghĩa tam tài là trời, người, đất. Đất ở dưới nền, còn mái ở trên chỉ trời, con người ở giữa là sàn nhà nên nhà sàn hàm tàng nền triết lý tam tài. Chính vì thế sau này khi tiền nhân tả đã bỏ nhà sàn thì cũng còn giữ ở nơi tế tự công cộng tức là cái đình. Trong đình ở gian tế tự bao giờ cũng có cái sàn (làm nhỏ lại) hoặc sau mất ý thức mà bỏ hẳn thì cũng còn giữ ba cấp bàn thờ. Trên mặt trống ta thấy nhà mái cong trên nóc có chim đậu (điểu tục đó) trong đó có hai cô cậu đang hát cài hoa kết hoa ở trên sàn nhà tức ở giữa trời đất.

Chữ thứ ba là thị, có nghĩa là họ mà sau này còn đi đôi với tên các bà. Lâu ngày không nhớ ý nghĩa nên coi thường, rồi coi khinh nhiều người né tránh chữ “thị”, nhưng thực ra ban đầu chữ đó nói lên chủ quyền trong nhà của các bà gọi là “nội tướng” sau bị ảnh hưởng Hán Nho mới gọi là “nội trợ” có nghĩa là trợ giúp, tức là coi vợ chỉ là phụ giúp trong nhà, mà thực ra bà là chủ, từ chủ tế trở đi. Xưa kia chủ tế là các bà, mãi sau các ông mới tham được nhận cho vào đồng tế. Đúc trống mà đánh khai mạc cũng là các bà. Xem trong trống ta thấy một bà đánh 14 cái cồng, mỗi bên 7 cái, hèn chi tục ngữ truyền tụng “lệnh ông không bằng cồng bà”. 4 ông đánh 4 cái trống: mỗi ông được có một cái. Thì ra tục ngữ có gốc gác mãi từ thời Đông Sơn. Con chim đậu trên nóc nhà hàm ý chim làm chủ nhà mà chim là tiên là bà, không những chủ nhà mà luôn chủ nước, vì nước được kiến tạo theo mẫu nhà. Điều đó còn được ám chỉ trong tên “bà chúa xứ” tức là bà làm chủ của cả xứ sở. Và các thần của nước ta toàn là các bà theo lối đó.

Bà nữ Thần Mộc

Bà Cửu Thiên huyền nữ.

Thái dương thần nữ.

Và nên nhớ là ba đầu rau thì hai ông một bà, tức bà làm chủ theo luật “quả vi quân, chúng vi dân” nên gọi là những nữ thần.

Điểu tục còn đựơc thực hiện bằng các bà đều mang tên chim. Bà Au Cơ là chim hải âu. “Vụ” tiên trên nũi Ngũ Lĩnh thì “vụ” là cò bể. Lộ Bàn, Lộ Bộc thì lộ là cò trắng. Còn các bà khác không mang tên chim thì trong đồ mặc lại có lông chim. Như Mỵ Châu rải lông chim cho Trọng Thuỷ biết đường là rút lông trong đồ mặc. Rõ nhất là khi tế tự hay ca múa (ca múa để tế tự) thì đều có mang lông chim như ta thấy đầy trên trống đồng. Đồ mặc đó chữ Nho kêu là “vũ nghi”. Tự điển Hán Việt Đào Duy Anh còn ghi nghĩa là “lông chim hồng dùng làm đồ nghi sức”. Tôi ghi tên sách vì cho đó là một sự may chứ còn hầu hết các sách khác đã đánh mất ý nghĩa nguyên thuỷ nên không hiểu được ý câu “nghi thường vũ y khúc” chỉ là khúc ca vũ có mang lông chim hồng. Với Hồng Bàng còn trơ trơ ra đó vậy mà để mất ý nghĩa ngừơi ta chiếm mất.

Tức sau chữ “nghi” cũng gọi là “nghê” thành ra “nghê thường vũ y khúc”, chữ “nghê” có nghĩa là màu ráng đỏ hay đỏ màu ráng, màu của mặt trời lúc mới mọc. Và bản “nghê thường vũ y khúc” là bài hát chào mặt trời lúc mới mọc mà Khuất Nguyên gọi là “Đông Quân” là vì đó. Tục ngữ Việt Nho có câu: “Phượng Minh Triều Dương = Con Phượng hót (minh) chào mặt trời buổi mai”. Sách Quảng Đông Tân Ngữ ghi là “tuỳ dương Việt trĩ” = con trĩ của Việt tộc khi bay thì theo hướng mặt trời. Như có ghi lại trong “Vân Đài Loại Ngữ” bản dịch Phạm Vũ và Lê Hiền nhà xuất bản Miền Nam trang 519. Nên ghi nhận con phượng chính là chim Việt trĩ này đây (xem ghi chú cuối sách Triết lý cái đình) văn tự ghi chép lại rành rẽ vậy thế mà sau có truyện Đường Minh Hoàng nằm mơ lên chơi Cung Quảng Hàm được xem tiên múa bài “nghê thường vũ y khúc” tức coi khúc hát đó là của tiên. Thế là Việt trơ ra cứ tưởng bài đó là ở cõi tiên hay có dưới trần gian thì cũng mãi ở bên An Độ chứ không ai dám nghĩ, dù chỉ có ý nghĩ, đến rằng đó là tên bài vũ của tổ tiên ta hãy còn tạc ghi trong trống đồng. Thôi tạm chấm dứt ở đây về chữ Tiên của Mẹ.

Bây giờ ta nói về Rồng họ cha. Rồng hình thành bởi con Giao long (cá sấu) miền Nam và Xà long (rắn) miền Bắc, chữ Bắc đây là Hồ Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam bên Tàu, Xà long cho cái mình dài, còn giao long cho 4 chân làm nên con Rồng. Ngoài ra còn có Bàn long, Ly long, Quỳ long. Bàn long có sách giải nghĩa là rồng cuộn khúc, nhưng thực nghĩa chỉ là rồng của họ Bàng (Hồng Bàng) nhưng đọc kiểu nam thành ra Bàn với Bàng lẫn lộn (xem tự điển Hán Việt Nguyễn Duy Khôn, chữ Bàn). Ly long được sách gọi là rồng vàng không có ngà. Tổ tiên ta quen chạm trên đầu cột nhà và gọi là Ly đầu và Ly là tên của “Ly Vưu” mà người Tàu gọi là Si Vưu. Không hiểu tại sao đọc như vậy trái cả với luật hài thanh là chữ ly. Ly Vưu là rồng cao cả phi thường (đàn bà cực đẹp gọi là Vưu vật) thế mà đọc Si Vưu thì ra ngu xuẩn cùng cực. Có thể vì Ly Vưu chống Hiên Viên (Hoàng Đế) nên tâm lý chiến của Hiên Viên gọi thế để hạ nhục, ngừơi sau không hay nên cứ đọc Si Vưu. Các cụ nhà ta thấy ngường ngượng sao đó nên đọc là Suy Vưu. Từ nay chúng ta đọc là Ly Vưu và nên nhớ Ly Vưu cũng là lá cờ của ta màu đỏ giữa có miếng tròn vàng. Còn Quỳ long là rồng đã mang yếu tố chim quá nhiều nên có thể dùng để chỉ người Việt do mẹ tiên cha rồng (người Việt xưa đã vẽ mình rồng và mang áo lông chim là để nói lên mình là con mẹ tiên cha rồng). Vì Quý cũng là chim nên có một chân. Do đấy có câu “Quỳ nhất túc” như Trang Tử hiểu thế trong truyện “Rết thương Quỳ, Quỳ thương Rắn”. Rết có nhiều chân thường Quỳ có một chân. Quỳ thương rắn không có chân nào, nhưng vì không có chân nào nên chạy mau hơn rết. Còn Khổng Tử thiên trọng lý trí thì cắt nghĩa “một ông Quỳ đã đủ” (nhiều thầy làm chi cho thối ma).

Bây giờ chỉ còn bàn đến chỗ ở của rồng. Đó là nước, tức sông hay biển. Lạc Long Quân ở thủy phủ là vậy. Nên mỗi lần đi thăm bà xã thì cũng mang theo nước dưới hình thức mây ta quen gọi là long vân. Khi ta hát “đứng lên đáp lời sông nước” là ta nói tới nơi ở của hai tổ là sông của rồng cha, núi của tiên mẫu. Đó là hai thực thể đối chọi gọi là: “Non nhân của mẹ Tiên. Nước trí của cha Rồng”.

Điều này có phản ảnh lại trong câu sách Luận Ngữ “trí giả nhạo thuỷ. Nhân giả nhạo sơn” người trí thức yêu nước, người nhân ưa núi. Đó cũng là tiêu biểu của nhân loại thời sơ khai, nên trong nhiều dân còn thấy thói quen dùng đáy biển cả để chỉ những chân lý thâm sâu. Điều đó tiền nhân ta đã diễn đạt bằng truyện sách ước. Thần Tản Viên xuống thăm vua Thuỷ Tề là Lạc Long Quân. Vua ban cho Tản Viên quyển sách 3 trang mà thần chỉ đọc được 2 trang hỏa mộc, nhờ đó nên khôn ngoan minh triết, làm ơn ích cho đời vô số kể. Sau thần lên ở trên núi Tản Viên cũng gọi là Ba Vì tức là ba chân lý sâu thẳm cho con người. Chương kế sẽ nói tới ba chân lý nào đã được tạc ghi trên mặt trống đồng ra sao.

Tóm kết. Tên Việt có nghĩa là Siêu Việt. Việt lên cùng tột tận trời xanh chỉ bằng Thiên nga hay là Tiên mẫu (đó là triệt thượng). Đàng khác lại lặn xuống tận vực sâu biển cả chỉ bằng rồng xanh (đó là triệt hạ). Hợp cả hai lại gọi là “nứơc non chung một lời thề”… làm nên một thức thể văn hóa oai phong lẫm liệt đến độ ta có thể nói văn hóa dân tộc cũng chính là văn hóa nhân tộc, tức là đã đạt phổ biến tính (universal) có thể hợp cho hết mọi nơi mọi thời. Như vậy là khi tìm về văn hóa dân tộc một cách có hệ thống và thấu triệt, chúng ta sẽ gặp một chủ đạo cứu quốc, kiến quốc mà hiện ta đang thiếu, và hơn thế nữa, với đạo lý đó ta còn có thể đóng góp vào nền văn hóa nhân loại hiện cũng đang chới với chưa tìm đâu ra đựơc một nền triết lý dẫn đạo.

5. DÂN TỘC VÀ TIỂU TƯ SẢN

Trong một lớp học triết An Việt (sau này sẽ được tổ chức thường xuyên) một học viên đặt câu hỏi: An Việt nghĩ sao về những vấn nạn sau đây của một số trí thức.

a. Họ cho rằng: lập trường dân tộc, hay nói khác là tình tự quốc gia không còn thể là võ khí hữu hiệu để tranh đấu trong chính trường nữa.

b. Muốn thành công các đảng phái quốc gia phải bỏ một phần dân tộc và nhận một phần giai cấp trong giai đoạn hiện tại, thí dụ giai cấp trí thức tiểu tư sản thành thị và tiểu tư sản nông thôn v.v…

c. Không làm như thế là tỏ ra chưa bắt rễ vào một quan niệm chính xác về diễn tiến lịch sử…

Thưa An Việt không đồng ý với các câu tuyên bố trên.

Trước hết nói rằng tình tự quốc gia dân tộc không còn là võ khí hữu hiệu cho giai đoạn này? Trái lại, An Việt cho rằng chính tình tự dân tộc mới là lập trường đang lên mạnh, mạnh hơn bao giờ hết, sau khi con người đã rút ra được những kinh nghiệm đau thương do hai lập trường đối lập là tư bản rồi cộng sản. Hiện nay khuynh hướng tìm một đường lối thứ ba là hiện tượng hết sức phổ biến từ Đông sang Tây. Vậy khuynh hướng thứ ba là gì nếu không là khuynh hướng dân tộc. Chính ngay nước đầu não cộng sản là Nga Sô cũng đã nhận lập trường dân tộc tự lâu rồi, còn vô sản quốc tế chỉ là chiêu bài để lừa bịp mấy đàn em ngu muội hay bất lực không làm khác được mà thôi, nhưng trong thực tại cũng phải núp dưới chiêu bài dân tộc mới thành công.

Tuy nhiên về dân tộc cần đưa ra nhận xét sau đây. Xưa kia các nứơc Tây Au hay An Độ không đặt xã hội trên dân tộc mà trên kinh tế như là La Hy đặt trên ý niệm bạc tiền (centuric): ai có nhiều tiền thì được làm công dân, càng nhiều trăm ngàn càng được bỏ phiếu nhiều. Đó là nền hoàn toàn kinh tế mà quyển Nhân Chủ gọi là địa khởi; còn An Độ theo thiên khởi tức phân chia người trong nước theo niềm tin: ai sinh ra bởi thần Brahma mới là người, mới có quyền sở hữu tài sản. Vì thế trong nứơc quá nửa dân chúng là vô sản, là nô lệ. Việt Nho theo đường nhân khởi nghĩa là bất kỳ ai đã sinh ra đều là người hết, đều có tự do, đấy gọi là nhân, và đã là nhân thì có quyền tham dự vào tài sản quốc gia đấy gọi là dân. Có cả hai! Cả tự do lẫn tài sản mới thực là dân tộc. Nói khác dân tộc chân chính phải gồm cả hai phần là nhân và dân.

Nhân là hàng dọc không lệ thuộc trời hay đất, cụ thể là không lệ thuộc vào niềm tin thì dụ phải sinh ra bởi thần mới là người, cũng như không cần giàu có cũng đã là ngừơi rồi. Xét theo nhân khởi như vậy thì chỉ có Việt Nho mới có dân tộc tính chân thực, mới nói được rằng dân tộc cũng là nhân tộc. Tại vì quốc gia đã thiết lập trên nền tảng đó, nên phản dân cũng là phản quốc, phản quốc đương nhiên là phản dân. Nhưng các nứơc Tây Au hay An Độ xưa không được như vậy, nên người trong nước muốn làm người thì phải vong quốc, tức phải chống lại thứ quốc gia xây trên kinh tế, xây trên nền móng vong nhân (cũng gọi là vong thân). Ngược lại, với Việt thì vong thân cũng là vong quốc, và tranh đấu cho nước cũng là tranh đấu cho con người rồi, vì là tranh đấu cho một nước đã biết đưa ra và duy trì nhiều ngàn năm quan niệm chính xác về dân tộc gồm cả hai đàng nhân và dân, tất cả tự do và tài sản.

Điều hai nói rằng: cần nhận một phần giai cấp, thí dụ như tầng lớp trí thức, tiểu tư sản thành thị, “để kết nạp thành mặt trận”.

Thưa hai chữ chính cốt trong câu trên là tiểu tư sản, nó sặc mùi địa khởi, đó là con đẻ của tư bản, mà tư bản là chúa bất công xã hội, đã gây nên đau khổ cho con người, nên nay mới đẻ ra hai đứa con hoang: một đứa dữ là cộng sản, còn một đứa hiền là tiểu tư sản. Gọi là con tư bản vì cả hai cùng phát xuất từ địa khởi như tư bản, tức là lấy kinh tế làm nền, vậy là duy vật. Còn dân tộc nói bình sản mà không duy vật, bởi bình sản chỉ là hệ quả của lập trường nhân dân, tức không có của không ra dân, cho nên người vô sản trong các xã hội xưa của Au An đều không phải là dân, mà chỉ là nô lệ. Tuy nhiên đó mới là nền móng tuỳ, còn nền móng chính phải là “ Thiên chi đức” hay nói khác phải là tâm linh. Đó mới là nền tảng chính, nhưng chính không được lấn tuỳ, do đấy quan niệm người của Việt Nho đòi phải có tư sản bên trong, chỉ bằng chữ “địa chi đức” trong câu “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Nói bằng số thì địa chỉ đức chiếm 2, còn thiên chỉ đức mới chiếm 3: “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” là vậy. Đặt căn cứ trên tài sản dù là tiểu tư sản cũng là lấy tuỳ làm chính, là vô tình đi th2o bứơc chân duy vật.

Điều thứ ba nói rằng: “Nếu không nhận một phần giai cấp là tỏ ra chưa bắt rễ vào một quan niệm chính xác về diễn tiến lịch sử”.

Thưa rằng: quan niệm lịch sử nói đây căn cứ trên giai cấp. Đó là quan niệm lịch sử do Hegel suy diễn từ thực thể Au Tây vốn xây trên liên hệ chủ nô. Quan niệm đó sau đựơc Karl Marx thổi phồng để đưa lên thành lối giai cấp đấu tranh và được thúc đẩy cùng cực, đến nỗi chỗ không có giai cấp cũng cố tạo ra để biện minh cho đấu tranh vô lý. Đây là việc làm ban đầu có ý ngay ở chỗ nhằm cứu gỡ lớp người vô sản khỏi bao chuyện bất công xã hội. Nhưng quan niệm đó lại đặt nền trên kinh tế y như tư bản nên mắc vào cái lỗi mà tôi gọi là “mạnh chống mạnh chấp” tức là chống tư bản quá mạnh thì lại rơi vào tư bản nhà nước, thành thử vô sản vẫn là chủ nô, chỉ có đổi chủ, chứ vô sản vẫn không làm được chủ tài sản của mình. Đó là quan niệm mà họ gọi là chính xác về diễn tiến lịch sử.

Thực ra nó chẳng chính xác chút nào hết mà chỉ là ý hệ do vài đầu óc quá khích sản sinh ra, chứ nó không “bắt rễ vào đường tiến hó đích thực của con người”. Cuộc tiến hóa ấy đại để diến biến như sau: nhờ lương tâm con người đã tiến bứơc, nhờ các cuộc tranh đấu của người bị đàn áp mà nay chế độ tư bản không còn thế đứng y nguyên như xưa kia, bó buộc phải phần nào phân phối lại tài sản quốc gia, để toàn dân đều được hưởng. Đây gọi là công bình xã hội. Trong việc này ban đầu còn nhiều người đặt hy vọng vào cộng sản, nghĩ rằng cộng sản sẽ là hướng tiến lành mạnh của con người, nhưng càng ngày cộng sản càng tỏ ra bất lực. Đã vậy lại còn gây đau khổ cho quá nhiều người, nên càng ngày người ta càng thấy cộng sản chỉ là “núi đẻ ra chuột”. Vì thế ngừơi ta quay ra tìm một đường lối thứ ba: làm sao tạo cho mọi người có được tham dự tài sản quốc gia, mà vẫn giữ được tự do căn bản, và người ta gọi đó là xã hội, là tiểu tư sản, là trí thức, là tiểu tư sản thành thị… Hô lung tung trong tên gọi và chia cắt xã hội ra lung tung, mà chủ trương đưa ra cũng không bao gồm được toàn dân, vì thợ thuyền, vô sản, dân nghèo, dân không có học còn bị gảy bỏ, hay đúng ra không có chỗ đứng minh xác trong quan niệm tiểu tư sản đó. Là vì họ không được hưởng quan niệm toàn vẹn về dân tộc như ta. Nếu đựơc như ta thì cái trào lưu đang đi lên mạnh của mọi con người kia chính là hướng tiên tổ ta đã đặt vào chữ dân tộc hay nhân dân. Hai chữ này Việt cộng lạm dụng, vì đã bỏ mất phần nhân mà cứ nói nhân dân, thì một là ngu, hai là bịp bợm chứ có còn nội dung đâu.

Đại để đó là vài quan niệm của An Việt về dân tộc hay không dân tộc. Cần nhận xét từ quãng 1930-1975 nhiều trí thức “quốc gia” đã bỏ nhẹ dân tộc để nhận lập trường giai cấp, đề cao tiểu tư sản, nói rằng nứơc ta chưa có được một nền triết lý quốc gia dẫn đường, để đến nỗi giới trí thức đang bị lôi kéo trong cao trào đi tìm hướng mới, loạng quạng chạy theo những chủ trương èo ọt phiền toái: chia cắt dân ra be bét; nào thành thị, nào nông thôn, nào trí thức với vô học thức (không dám nói rõ ra), nào tiểu tư sản với vô sản, thương gia với thợ thuyền… thành ra bao nhóm tranh đấu cho quyền lợi của giới mình, mà bỏ nhẹ tình tự dân tộc bao gồm khắp hết. Thật là bi thảm! Tây Phương không được hưởng quan niệm về dân tộc lành mạnh và toàn bị như ta mới phải chia cắt theo kiểu duy vật, chứ ta là con một mẹ, cùng trong một đại gia đình, đủ sức bao dung khắp hết: “tram con Mẹ Au đều phương trược đồng đều” thì việc chi phải phân chia vì quyền lợi: dầu là sĩ, nông, công, thương cũng chỉ là chuyện phân công trong việc làm, chứ tuyệt đối khôgn phải đặc ân dành cho nhóm này, thành phần kia để mà phải tranh đấu đặng bảo vệ quyền lợi riêng rẽ. Thành thử mọi chia phân ra thành phần nọ giai cấp kia đều là những phản ánh của nguỵ tín, của ý hệ ngoại lai đặt nền trên kinh tế mà không trên tình người, cho nên thâu nhận vào chúng chỉ bôi bẩn cuộc tranh đấu cao thượng của chúng ta. Chúng ta chỉ biết tranh đấu cho con người, mọi con người. Vì thế ta cần bồi đắp, phát triển tình tự dân tộc không để cho những chia cắt kiểu trí thức tư sản, tiểu tư sản, thành thị rồi nông thôn… làm hoen ố mặt trận dân tộc của chúng ta. Bất cứ thị dân hay thôn dân, có học hay không có học đều là người Việt như nhau, không việc gì phải phân chia bè phái, cho nên bất cứ chủ trương nào hễ gảy ra ngoài chỉ một số rất nhỏ người trong nước thì chúng ta nên coi như bấy nhiêu rớt rãi của ngoại lai cần lau chùi cho sạch.

6. TẠI SAO TÀU KHÔNG ĐỒNG HOÁ NỔI VIỆT?

Đó là câu hỏi chưa được thấy nêu lên, mặc dầu rất nhiều người đã ghi nhận sự kiện là Tàu không đồng hóa được Việt, nhưng chỉ ghi nhận như một hiện tượng chứ chưa có sự đi tìm lý do. Ong Paul Mus có đi sâu hơn được một bước khi nói lễ gia tiên và sự thờ thổ thần đã giữ cho Việt Nam khỏi đồng hóa với Tàu. Nói vậy đúng nhưng chưa hết vì chưa chỉ ra đựơc căn do nội tại. Theo Việt Nho thì căn do đó nằm trong sự vụ Việt là chủ, Tàu là khách, do đấy Việt biến đổi Tàu, chứ không phải Tàu biến đổi Việt. Nói thế cho mạnh để đề cao tinh thần trên vật chất, còn muốn nói cho rành mạch thì phải nói về văn hóa thì Việt cải đổi Tàu, còn về văn minh thì Tàu ảnh hưởng Việt: văn minh như về cách cai trị, quân bình, thi cử, cùng các kỹ thuật. Ngược lại về văn hóa tức tinh thần hay nói rõ hơn là những tư tưởng lãnh đạo làm nền tảng cho Nho thì do Việt.

Sở dĩ câu trên coi như cách mạng vì xưa rày chưa hề có ai nói tới: các học giả mới căn cứ vào có sách, mà bởi thời nay chưa có sách cũng gọi là từ, chưa có từ, mới có tượng, số và chế, đôi khi gọi là “kinh vô tự” như Lạc Thư, Sách Ước, Trống Đồng v.v… Tất cả những lâu đài văn hóa nọ hàm tàng những chân lý nền tảng hơn hết và được Nho giáo múc ở đấy, nếu không thì múc ở đâu ra được Đạo. Sách nói “Bất do cổ huấn, vu hà kỳ huấn” là thế, và vì vậy ta thấy ông tổ Nho là Khổng Tử luôn luôn xưng mình là hiếu cổ, học với cổ, ông xưng rõ ông không phải là người sáng tạo mà chỉ thuật lại lời các tiên tiền đã truyền ra, cho nên khi đọc Tứ Thư Ngũ Kinh ta thấy bao nhiêu đạo lý đều quy cho những vị cổ xưa như Nghiêu, Thuấn… Phục Hy làm ra Kinh Dịch, Oa Hoàng làm ra phép linh phối. Thần Nông làm ra nông nghiệp. Hữu Sào làm ra nhà sàn. Bàn Cổ xếp đặt trời đất… Xưa rày ngừơi ta vẫn nghĩ rằng bấy nhiêu vị là người Tàu cả. Nhưng đến nay khoa học mới khám phá ra rằng các ngài không phải là người Tàu? Hỏi vậy là ai? Các học giả chưa nói ra ngã ngũ. Và đến đây An Vi giơ tay xin góp ý kiến như sau: xin đem các vị đi thử máu, xem là máu Tàu hay máu Việt.

Đó là phương pháp rất khoa học vì đây không phải là máu chủng tộc mà là máu văn hóa. Đến lúc thử xong thì ra toàn loại máu TR (Tiên Rồng).

Phục Hy cũng có tên là Thanh Tinh: rồng xanh, đúng là máu R, đã thế lại còn giao chỉ với bà Nữ Oa tức hai vị quấn lấy đuôi nhau làm sao không lây máu nhau được. Vì thế cần xin bà Nữ Oa tí huyết để phân tích, mới rút ra thì đã thấy là máu T (chim). Vì khi bà chết thì hóa ra chim tinh vệ (tức máu T tiên) tha đá lấp bể. Vá trời lấp bể là những việc của các nghi mẫu chúng ta. Đó là những việc có tầm vóc vũ trụ, ngầm chỉ những chân lý bao la phổ biến mà các bà sáng nghĩ ra. Vì thế truyền thuyết nói bà lập ra phép hôn phối. Thực ra là phép linh phối tức nối trời với đất, cho nên tay bà cầm cái quy, chỉ phép tắc trong trời đất. Quy cũng gọi là thập tự nhai + gồm nét dọc chỉ trời, ngang chỉ đất, hai nét giao thoa làm nên con người đại ngã tâm linh. Về sau Nho giáo công thức hóa thành câu: “Nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Còn Phục Hy cầm cái củ là dụng cụ để đo góc vuông với hàm ý là đất, vì đất có bốn phương, nên nói là trời tròn đất vuông (thiên viên địa phương). Vì thế hai chữ quy cù có nghĩa là trời tròn đất vuông, còn nghĩa thực tiễn là rường mối phép tắc.

Đấy là tổ của Nho nhưng cũng mới là tổ đợt nhì gọi là đợt cơ cấu. Còn tổ đợt nhất là các ông Hữu Sào, Toại Nhân và cuối cùng là Bàn Cổ. Hữu Sào là “có tổ” có ý nói tới nhà sàn vì nó giống với tổ, tổ làm trên cây ở giữa trời cùng đất. Nhà sàn cũng vậy có nóc chỉ trời, người, đất. Sau này Nho công thức hóa thành thuyết tam tài là Thiên, Địa, Nhân, ta quen gọi là đạo Ba. Còn Toại Nhân là người phát minh ra phép dùng lửa đã chấm dứt thời bắt sống ăn tươi như thú vật, đặng bứơc vào thời nấu, nướng, chiên, xào. Vì liên hệ với cụ Toại Nhân nên nước ta có tên Xích Quỷ. Quỷ làm chủ, còn Xích là đỏ, hiểu là đỏ lửa, tức làm chủ đựơc lửa, hay là biết áp dụng lửa vào cuộc sống. Cũng vì thế phương Nam thuộc Xích đế (Tây Bạch đế, Đông Thánh đế, Bắc Huyền đế, ở giữa là Hoàng đế). Chính vì liên hệ này mà Việt tộc có tên Viêm tộc (chữ Viêm kép bởi hai chữ hòa). Thần Nông có tên Viêm đế và một ruỗi những chim lửa như chim Tất phương và chim Chương dương đều là thần lửa phương Nam, cũng như có những tổ làm thần Chúc Dong coi về lửa, tức kỷ niệm thời tổ tiên ta còn thờ mặt trời nên mới có những tên như Viêm Đế, Viêm Bang, Viêm chủng mà nhà Phật dịch là Nhật chủng cũng như nước ta nhận hoa Nhật quỳ làm quốc hoa v.v…

Còn về văn hóa thì dấu vết được tỏ rõ trong phép tả nhậm: vắt áo bên tả biểu lộ lề thói trọng tả của ta cũng là trọng Văn, còn Tàu trọng Hữu tức trọng Võ. Số 5 là của Việt. Tàu ưa số 6, về sau Tàu mới đổi sang số 5. Nhà mái cong cũng của Việt ngay từ thời Đông Sơn, còn Tàu mãi đến đời Đường mái mới cong, tức cong sau ít gì mười thế kỷ. Nét cong nói lên sự hòa hợp giữa tròn và vuông ý nghĩa số 5 giữa chẵn và lẻ (2+3) vậy. Điều nổi cuối cùng: Rồng là của Việt. Tàu trước nhận Bạch hổ. Đời Thương còn mang cờ hổ, đang khi các chi tộc của Việt đã mang cờ rồng. Kinh Dịch nói là “Long kỳ dương dương” (các cờ rồng bay phơi phới). Tàu mới nhận rồng vào lối nhà Hán.

Tất cả những điều này đã nói nhiều nơi (xem nhất là bài Tại sao hai chữ Việt Nho trong Pho tượng) nên xin thông qua để đi đến kết luận.

Là các khoa tân nhân văn như triết, khảo cổ, cổ tục v.v… đều chứng minh là Việt có văn hóa trước, Tàu mới đến sau và chỉ làm cho văn hóa kia trở nên xác định rõ ràng, ngừơi ta gọi là văn minh. Việt học mới bàn về văn minh mà quên giai đoạn văn hóa nên nay có người nói tới thì tưởng là nói ẩu vì ái quốc quá khích. Sự thực thì rất là vừa khít.

7. BIÊN CƯƠNG NƯỚC CỔ VIỆT

Cái làm cho mọi người cả Tàu lẫn Việt lầm về nguồn gốc nứơc Việt cũng như nước Tàu là lấy hình ảnh nước Tàu đời Tần Hán mà gán cho nước Tàu những đời trước, thành ra cả vú lấp miệng em, khiến cái nước Cổ Việt giống miếng da lừa cứ lần lượt co rút lại. Vậy trước hết ta cần liếc nhìn qua nứơc Tàu trong thế sinh thành (dans l’ordre génetique). Nước Tàu mới là Tàu tự năm 221 tr.c.n mà vẫn còn mang tên nước Tần. Ngừơi Tàu đọc Tsin, nhân đó Au Tây dịch là Chine. Đến nhà Hán cũng là người nước Ngô Việt, nên khi mới lên vẫn xưng mình là “Hán Man” và còn tế Li Vưu v.v… Ay là Tần Hán đã vào giai đoạn hình thành chót mà còn vậy, huống hồ trên nữa là nhà Chu thế kỷ thứ 12, rồi nhà Thương thế kỷ 17 trước, thì nứơc Tàu mới là khởi đầu thực sự, chứ trên nữa là nhà Hạ cũng chỉ là truyền tụng chưa tìm được chứng tích khảo cổ. Phương chi trên nữa là Hoàng Đế thì các nhà nghiên cứu quốc tế đồng thanh cho là mới được tạo dựng lên tự đời Hán sơ hay cùng lắm đời nhà Chu. Còn trước nữa toàn cõi nước Tàu chỉ có một giống người, một văn hóa, không phân biệt, chưa có ngừơi Tàu với Man Di chi cả.

Trong khối lớn lao đó có hàng vạn quốc, sau này gọi là chư hầu, mỗi “nước” to bằng một tổng hay huyện của ta, nên thực sự chỉ là một bộ lạc hay thị tộc. Dần dần có những bộ lạc mạnh lên rồi chinh phục thêm một hai bộ lạc chung quanh mà thành nứơc, khi đã chinh phục được dăm bộ lạc thì dễ dàng chinh phục các bộ lạc khác, vì thế mà ban đầu có vạn quốc, rồi rút xuống 800. Đời nhà Chu còn 160, đến đời Chiến Quốc chỉ còn ngũ bá, trong đó có Sở, Ngô, Việt (U Việt). Rồi Việt nuốt Ngô. Sau Sở nuốt Việt, để cuối cùng Sở bị Tần thôn tính. Ba nước này đều là Việt có thể nhận diện dễ dàng qua tục cắt tóc, xâm mình, trọng bên tả (tả nhậm).  Chính trong sự to dần đó mà có nước Tàu kéo theo sự bé dần của Văn Lang quốc.

Văn Lang quốc ở vùng Ngũ lĩnh, có nhiều ngũ lĩnh, nhưng ngũ lĩnh ở đây nên hiểu về Việt Chiết Giang đó là ngũ lĩnh ở Hàng Châu. Việt Chiết Giang cũng gọi là U Việt, do đó có tên “Việt điện u linh”, về sau nhiều sách gọi là U Việt, kinh đô ở Hội Kế, không hiểu tại sao cac cụ lại đọc ra Cối Kế. Chính U Việt này lan rộng lên cả miền Giang tô, tức Châu từ (quê hương của đồ sứ là kiểu đọc chữ Từ) với Hoài Giang v.v… Đó là quê của bà Nữ Oa với ông Phục Hy, cũng là miền nằm trong tên chung là Dương Châu trong tên “Kinh Dương Vương”. Kinh là nước Sở sau này, còn Dương là miền sông Hoài, Châu Từ, U Việt v.v… Chính ở vùng này mà có truyện vua An kéo quân xâm lăng, bị Thánh Gióng đánh phải chôn xác lại trên đất Việt, có nói đến trong Kinh Thư, mà các sử gia người Tàu có ý dập bớt đi.

Đây cũng mới là giai đoạn hai. Giai đoạn đầu của Cổ Việt là toàn cõi nứơc Tàu với những tên Viêm Việt, với Thần Nông gọi là Viêm Đế, nước tên là Viêm Bang, nhà Phật dịch là Nhật chủng, vì thời ấy còn thờ mặt trời, và chưa có gì gọi là Tàu xét như một dân tộc. Thời này có thể “kinh đô” nằm đâu đó ở miền sông Lạc và sông Hoàng Hàa với Bành thành của Bành tổ. Nên nhớ chữ Bành là một âm khác của Bàng trong Hồng Bàng. Chữ Lạc sau được di cư xuống Bắc Việt gần với Au Lạc cũng có khi đọc theo giọng Tàu là Lô. Lô là tiếng cũ gọi sông Hồng Hà. Còn chữ Hồng hay sông Hồng Hà chắc là di cư của chữ Hồng Bàng chứ không phải đỏ phù sa, hay đỏ phù sa chỉ là nghĩa phụ, nghĩa sử ký, còn nghĩa huyền sử là Hồng Bàng.

Tóm lại đây là giai đoạn đầu của Việt hay gọi là “Hà Lạc chi anh”, nghĩa là tinh thần Hà Đồ Lạc Thư, tiếp theo là giai đoạn hai với “Văn Lang U Việt” ở Dương Châu.

Giai đoạn ba mới đến Nam Việt, với lưỡng Việt là hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ. Nhờ vụ vua Gia Long lên ngôi liền sai sứ sang Tàu xin phong với quốc hiệu Nam Việt. Triều đình Mãn Thanh e ngại tên Nam Việt gợi lại ý niệm lưỡng Việt nên không cho, sau thương lượng mãi mới đi đến chữ Việt Nam. Và Việt Nam là giai đoạn chót. Trong bốn giai đoạn có hai danh hiệu rất quan trọng, một là Văn Lang từ năm 2879-258, hai là Đại Việt từ đời Lê đến 1802 kể là 8 thế kỷ. Đứng trong phạm vi huyền sử thì quan trọng nhất là Văn Lang, không những vì là thời dài nhất, mà còn vì văn hóa đựơc hình thành và kiện toàn trong thờinày. Còn sau đó chỉ là lịch sử chứ văn hóa đã phát triển xong rồi.

Có thể nói phát triển xong ngay quãng đầu Văn Lang cho nên khi Tàu xuất hiện thì không thêm chi nữa ngoài vụ công thức hóa nghĩa là đặt thành lời gọn ngắn và trang sức ý tưởng cho nên rực rỡ, nhưng toàn là bên ngoài gọi là văn minh, có cố thêm bốn yếu tố thì toàn là lấy từ văn hóa du mục, đó là: 1/ chức thiên tử, 2/ hoạn quan, 3/ luật hình, 4/ quân đội chuyên nghiệp. Bốn yếu tố này với một ít thói tục riêng của nhà Chu như tay áo rộng, vắt vạt áo sang tay hữu (hữu nhậm) tức trọng bên hữu, ưa số 6 làm nên cái gọi là văn minh Tàu.

Hán Nho sau này coi như một ngành cong queo của Nho tại vì đã khướng từ gốc chung khi gọi anh em cùng khối là Di là Di Địch hay Man Di, Nhung Địch nên Tàu không được gọi là Việt nữa. Còn Việt Nam vì vẫn ôm giữ gốc chung, đã vậy lại những điểm chính đi với ba bộ số 2, 3, 5 đều phát xuất từ miền Việt cả, nên phải kể Việt là chủ của Nho.

Các điều trên đây khác với những sách vở từ trứơc tới nay, nên người đọc có dịp phải tìm đọc têm các công trình khảo cổ và nghiên cứu đời nay mới nhận ra bằng chứng khách quan chống lại cái cổ học lơ mơ vô nền.

8. NGUỒN GỐC VĂN HOÁ VIỆT THEO CHỮ NHO VÀ ĐẠO NHO

Chữ Nho ta thấy ngày nay mới có từ đời Tần (thế kỷ thứ ba tr.c.n) và gọi là chữ Lệ. Đó là thứ chữ cuối cùng do Tần Thuỷ Hoàng thống nhất nước Tàu thì cũng thống nhất chữ Nho luôn.

Còn trước nhà Tần thì có rất nhiều kiểu viết, nhưng nổi hơn cả là chữ con quăng cũng gọi là khoa đẩu và trước nữa có chữ chân chim (điểu tích tự). Hai thứ chữ này là của Việt tộc, liên hệ ngầm với hai vật biểu tiên rồng của ta. Tiên là chim nên chữ gọi là chân chim; còn rồng là xà long, giao long mà long là vua loài bò sát, vì thế khi tượng hình thì ra như con nòng nọc gọi là quăng. Hai thứ chữ này có lâu đời trứơc mãi tự Hồng Bàng. Về sau Hoàng Đế thống nhất văn tự bắt dùng có chữ lệ nên chữ chân chim và con quăng tiêu trầm. Đấy là về chữ Nho.

Còn Đạo Nho được ghi trong Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tứ Thư là bốn sách Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử. Ngũ Kinh là Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu. Ngũ Kinh có từ đời nhà Chu quãng từ tám đến năm thế kỷ trước, còn trước nữa là thời hình thành Nho chưa có sách rõ ràng như thế, mà phần nhiều Nho được gói ghém trong những điển chương văn hóa như Kinh Dịch, Trống Đồng, Lạc Thư v.v… Tất cả những điển chương này đều phát triển từ ngũ hành, mà ngũ hành thành bởi hai bộ số 2-3, nôm na gọi là vài ba, còn Kinh Dịch gọi là “tham lưỡng” hay là 3-2. “Tham lưỡng” là nói tắt câu sách “Tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số” nghĩa là ba trời hai đất là con số nền tảng, con số cần phải tựa (ỷ là tựa). Nói thế có nghĩa là hễ ai hiểu được ý nghĩa hai bộ số đó là hiểu được Đạo gồm có Đạo đất (số 2), Đạo trời (số 3). Cả hai chập lại thành số 5 chỉ Đạo người, cho nên nói người là đầu mối của ngũ hành (nhân giả ngũ hành chi đoan dã). Đạo ngườiphải xuất từ ngũ hành. Vì vậy ngũ hành cũng có nghĩa là Đạo.

Khi đã quy kết Đạo Nho vào vài con số như vậy rồi thì việc đi tìm nguồn gốc của Đạo Nho trở nên dung dị hơn nhiều: ta chỉ việc theo chân khảo cổ và cổ tục học mà tìm thì sẽ ra tung tích. Vậy hai khoa đó đều tìm ra số 2, 3, 5 ở miền Việt tộc từ sông Hoài, Sơn Đông chạy xuống đến các đảo Thái Bình Dương như số 2 thấy ở Bắc Sơn trong nét song trùng, số 3 thấy ở di chỉ Phùng Nguyên (tỉnh Vĩnh Phú, Bắc Việt) và trong các huyền thoại như sách ước gậy thần. Sách ước thành bởi ba trang mà thần Tản Viên đọc có hai trang hỏa và mộc. Hành hỏa số 2, mộc số 3 tức văn hóa Việt gồm hai số 2-3 hay vài ba, hoặc Đông Nam. Vì Đông số 3, Nam số 2.

Các số đã vậy mà những thể chế lớn trong Nho cũng tìm thấy nơi Việt trước đậm nét hơn. Thí dụ:

Lễ gia tiên là đạo thờ ông bà. Lễ gia quan do lễ Thành Đinh.

Tinh thần gia tộc bên ta cũng đậm nét hơn như được biểu thị bằng cái bọc trăm trứng Mẹ Au.

Câu Trời tròn Đất vuông là do bánh dầy bánh chưng v.v… Còn có thể kể ra rất nhiều, nhưng trong bài vắn tắt này tạm ngưng ở đây.

Có lưu truyền kể rằng, vào đời Đường nước Việt Thường biểu vua Nghiêu rùa thần, trên mu có chữ con quăng ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Để Nghiêu ra lệnh ghi chép lại và gọi là “quy lịch”. Quy lịch hay Quy thư cũng gọi là Lạc Thư, tức là sách của Lạc dân thành bởi 9 bộ số, nhưng 9 cũng quy vào là số 2 đất và 3 trời, trong truyện nói bóng là ghi truyện tự khai thiên lập địa… Sự thực đó là đạo trời, đạo người, đạo đất. Lý do nền tảng tại sao tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa Việt mà phải nghiên cứu về bộ số vài ba tham lưỡng với các phó sản của nó là Âm dương, Tam tài, Ngũ hành, Hồng phạm, Cửu trù, Lạc Thư, Sách ước. Vì tất cả đều do Việt tộc chính, về sau Tàu có lẽ thêm vào được chút ít bằng sự tô chuốt trang hoàng bề ngoài mà thôi, chứ cái nõn thì đã có sẵn rồi.

Tóm lại cả chữ Nho lẫn Đạo Nho đều do Việt tộc trước rồi người Tàu công thức hóa sau nghĩa là trau chuốt đặt thành những câu văn gọn. Vì thế Nho là của chung Tàu Việt, tôi gọi là Việt Nho.

Việt sáng tạo ra gọi là thời văn hóa. Tàu đưa vào sách vở gọi là văn minh. Đó là những điều đã được chứng minh bằng khảo cổ và cổ tục học, nghĩa là rất khoa học không thể chối cãi. Vì thế khuynh hướng ruồng bỏ Nho, lấy lẽ là của Tàu chỉ là mắc bẫy thực dân muốn nhổ mình ra khỏi gốc Việt cho dễ đồng hóa, chứ thực tế chối Nho tức là chối Việt, vì Nho là 2-3 mà 2 là tiên rồng, còn 3 là Đạo Ba hay Đạo của cha ông. Trong Hưng Việt 3, chúng ta sẽ bàn về hai con số này với các huyền thoại liên hệ như được ghi trong Trống Đồng. Chỉ cần kết rằng muốn bỏ Nho lấy cớ là của người Tàu thì cũng như lấy cớ rồng là của Tàu mà ruồng bỏ tiên rồng của mình mà quên đi rằng Tàu đã mượn rồng của Việt thay thế cho bạch hổ là vật biểu trước hết của họ.

Đàng khác vì các lâu đài văn hóa ta đều là “kinh vô tự”, sau Tàu cho vào kinh sách thành hữu tự. Vì thế nay muốn nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa Việt thì phải dùng cả sách Nho cũng như phải nghiên cứu về nước Tàu, cũng như về sự sinh thành ra nứơc Tàu, vì nứơc Tàu sinh ra và lớn lên trên lưng nước Việt. Nước Việt ví như khóm tre to lớn, nước Tàu khởi thuỷ ví như đọt măng, nhờ hoàn cảnh thuận lợi măng mọc mạnh phát triển tràn ngập lật ngược thế cờ, biến Việt chủ thành ra Việt khách.


9. NGUỒN GỐC VĂN HOÁ VIỆT THEO NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI NHẤT

Bàn về 2 quyển khảo cổ và cổ sử mới nhất về nước Tàu có liên hệ tới nguồn gốc văn hóa Việt Nam. Đó là quyển “The Origins of Chinese Civilisation” gồm những bài đã thuyết trình trong hội nghị Berkeley 1980. Sách in tại University of California Press 1983. Sẽ viết tắt là Origins. Quyển thứ hai là “The Chinese Heritage” by K.C.Wu, 496 trang, in tại Crown Publisher Inc. New York 1982 sẽ viết tắt là Wu. Tiến sĩ Wu làm đại sứ kiêm học giả.

Bài này theo hai quyển trên và một ít tài liệu cập nhật hóa để xét lại nguồn gốc nước Tàu và Việt. Theo đó nước Tàu mới có từ quãng 20 thế kỷ trước công nguyên gồm ba nhà Hạ, Thương, Chu. Ta hãy điểm qua từng nhà.

Nhà Hạ kéo dài 439 năm (2205-1898). Tiếng Hạ không phải là tên chủng tộc mà chỉ là một mảnh đất nhỏ ở Mạn Nam sông Hoàng Hà đối với người ở Mạn Bắc thì kể là mùa hạ. Có thể người Chàm Châu Đốc đã ở đây vì họ cũng có tên là Hạ và có tục cưới rể y như ông Vũ nhà Hạ về ở quê vợ là Đồ Sơn tức Hội Khê. Cha ông tên là Cổn được trao cho việc trị thuỷ hiểu theo ẩn nghĩa là “cai trị nước”. Ong Vũ trị thuỷ được là nhờ có con quy nổi lên ở sông Lạc đội quyển sách có 9 khoản. Theo cái nhìn của huyền sử thì đó là cách cái trị của Lạc Việt gọi là Cửu Lạc, sau Nho giáo gọi là Hồng phạm Cửu trù với Lạc thư, tất cả đều phát xuất từ Việt tỉnh cương tức là 9 điều xếp theo 9 ô của chữ tỉnh của Việt tộc.

Nhà Thương kéo dài 612 năm (1766-1154). Về văn hóa thì phát xuất từ Hoài Di tức theo văn hóa Di Việt. Bà Giản Địch đẻ tổ nhà Thương theo lối dã hợp của Di, cũng theo mẫu hệ: gọi tên theo lối Việt như vua Đê At, khi đánh với nhà Chu thì hầu hết là nhờ quân các nước Di nên nói được nhà Chu thắng nhà Thương là Tây thắng Đông. Nhưng thắng Di, mà Di với Việt có liên hệ chặt chẽ cả về tiếng nói cùng một gốc Nam Á (Austro-Asiatic) (xem Origins p.437-442). “Thế mà đất của Di rất bao la gồm Sơn Đông, Đông Hà Nam, Bắc Giang Tô, Đông Bắc An Huy, có thể cả miền duyên hải Hà Bắc và Trực Lệ, hai bên Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên trong đó có những tên họ như Thái Hạo (Phục Hy), Thiếu Hạo (Kim Thiên) họ Phong, họ Doanh, họ Yếm… tất cả đều liên hệ với Di. Những biến cố lớn đời nhà Hạ là những cuộc đụng chạm với Di”. Học giả Phó Tự Niên, trưng theo Origins tr.498. Cho đến hết nhà Thương thì chưa có gì được gọi là văn hóa Tàu. Tất cả còn là Di, chỉ tự nhà Chu mới có sự khác biệt về văn hóa.

Nhà Chu kéo dài 897 năm từ 1122-225 phát xuất từ Tây Di, học Cơ thuộc bộ tộc Nhung (hoặc Khương). Về văn hóa sút hơn nhà Thương rất nhiều, tuy nhiên chính nhà Chu đã biến đổi văn hóa Di Việt thành ra văn minh Tàu là do đến sau và cai trị lâu năm, và nhất là vì có tính cách du mục: phụ hệ, võ biền: đưa vào văn hóa Di Việt nhiều yếu tố du mục như chức thiên tử (ghé vua thần) quân đội chuyên nghiệp, luật hình, hoạn quan, hữu nhậm, ưa số 6 và 4, đàn áp đàn bà, khinh miệt dân chúng gọi là lê dân (dân đen đầu) hay kiềm thủ. Vì có pha máu Turc tóc vàng nên gọi dân thế. Và cũng từ đấy thì bắt đầu phân biệt Tàu với Di Việt bằng cách coi khinh và những chữ Di Địch mới hàm ý “rợ mọi” chứ trước không hề có thế. Vì Tàu đều xuất phát từ Tứ Di cả, nhưng khi đã chinh phục được Tứ Di rồi thì quay lại khinh dể gốc của mình.

Nhà Tần kéo dài 49 năm từ 255-206, nhưng chiếm toàn cõi nước Tàu nhất là Sở, Việt, Ngô và xưng là Tần Thuỷ Hoàng Đế thì mới từ năm 221. Tuy cai trị vắn nhưng đã để lại một hình ảnh nước Tàu to lớn thống nhất, nên từ ấy về sau các nhà viết sử bám vào hình ảnh này mà quên đi những quãng đầu lúc nước Tàu còn nhỏ xíu. Từ Tần Thuỷ Hoàng nứơc Tàu mới có như nay nhưng vẫn phải mượn tên Tần để gọi nước. Ngừơi Tàu đọc Tần là Tsin thành ra Chine, China. Tần là một trong Tứ Di, nhưng vì tiếp cận với du mục quá lâu nên đi theo hướng du mục, chuyên chế, không hợp với Nho nguyên thuỷ là vương đạo theo tinh thần dân chủ. Vì thế chỉ cai trị nước Tàu quãng 49 năm.

Nhà Hán chia hai là tiền Hán 174 năm (206-35 tr.c.n) cũng phát xuất từ Tứ Di, miền Giang Tô. Khi mới lên ngôi còn tế Ly Vưu và xưan mình là Hán Man. Chữ Hán chỉ là hình dung từ nghĩa cao sang vinh hiển, chứ không là tên dòng tộc, y như chữ Hạ và Hoa đều thế. Vì Tàu chỉ từ Tứ Di phát xuất chứ không có dòng tộc riêng nên không có tên riêng. Trứơc đây người ta tưởng là Hoa hay Hạ là tên dòng tộc nhưng mới đây ông Wu (tr.106-110) đã chứng minh là không phải thế mà là tên mới từ đời nhà Chu thêm hình dung tù Hoa vào Hạ để chỉ sự hiển vinh, lâu rồi người ta dùng chữ Hoa bỏ chữ Hạ. Đến đời mới vì Tần nổi quá nên ngừơi Mông Cổ gọi Tàu là Tần và tên này dính luôn.

Những điều này chứng tỏ Tàu không là một chủng tộc riêng mà chỉ do tự Tứ Di phát xuất. Điều này đã trở thành hiển nhiên khi xem mấy vị thuỷ tổ như Phục Hy, Nữ Oa đều xuất thân từ Di (miền Châu Từ, sông Hoài… Thần Nông thì có lưu truyền phát xuất từ miền Tibet đi vào Tàu qua ngã Tứ Xuyên và định cư ở Hồ Bắc bên bờ Dương tử giang. Còn vị nổi nhất là Bàn Cổ thì nay đã tìm ra là người Việt họ Bàn đọc là Bàng (Hồng Bàng) là Bành (Bành tổ) theo lối đọc miền Nam mấy âm đó xuýt xoát (xem Hán Việt tự điển Nguyễn Văn Khôn chữ Bàng, Bàn. Vì không nhận ra điều đó nên nhiều sách gán với chó Bàn Hồ của dân Dao). Tương truyền mồ mả ông còn đâu đó trong miền rừng núi tỉnh Quảng Đông, ông mới được đưa vào Tàu đời Tam quốc trong quyển “Tam ngũ lược kỳ” của Từ Chỉnh và đến đời Tống thì được đưa vào Triết. Trong hoàn vũ Đông Tây kim cổ không có hình ảnh nào về nhân chủ cao đẹp hơn hình ảnh Bàn Cổ. Ngày 15/8/1984 An Việt khám phá ra những điều này (trong sách ông Wu tr.2 nên đã đặt tên cho một chi ở San Jose là Bàn Cổ để ghi “biến cố quan trọng” là tìm ra tổ chót vót của mình.

Hỏi: Sao lại nói Việt Nho mà không Di Nho hay Hán Nho?

Thưa: Gọi Di Nho được lắm, nhưng vì nay không còn dân nào mang tên Di để đại diện nên phải lấy tên Việt vốn gắn liền với Di như đã nói trên. Nên chú ý chữ Việt đây tuy là siêu việt cùng một căn với phủ việt là thứ rìu lưỡi cong đặc biệt của Đông Sơn cũng là của Việt. Việt này bao la ăn từ Chiết Giang lên mãi Liêu Đông dính với Địch như đã nói ở trên (triệt 3) và có thể là U Việt (Việt điện u linh). Còn phía Dương tử giang thì có Liêu Việt, Bộc Việt. Lại có Lạc Việt miền Hoàng Hà… Việt mênh mông này có trước Bách Việt. Bách Việt viết với bộ mễ mới có sau tự lúc Việt Chiết Giang bị Sở thôn tính thì tỏa xuống phía Nam lập ra nhiều nước nhỏ mà Tàu gọi là Bách Việt trong đó nổi nhất có Nam Việt của ta ở Quảng Đông, thứ nhìa là Mân Việt ở Phước Kiến…

Vì Việt gắn liền với Di, lại còn việc nước mang tên Việt với vật biểu đi đôi tiên rồng. Đó là nét đặc trưng nòng cốt, nên phải dùng tên Việt để đặt nổi nguồn gốc văn hóa nứơc ta, sau này nếu cần vì lý do ngoại giao không nên dùng chữ Việt Nho thì sẽ dùng từ Nguyên Nho, Di Nho hay Nho suông thay thế.

Đằng khác khảo cổ đang hướng mạnh về trục Nam Bắc tức văn hóa phát xuất từ miền Nam (văn hóa Hòa Bình, Non-nok-Tha, Banchiang…) tiến lên Bắc là Ngưỡng Thiều (tỉnh Thiểm Tây) và Long Sơn (tỉnh Sơn Đông). Mỹ có người đi theo hướng đó như ông Solheim và Gorman đại học Hawaii. Nga cũng đi theo hướng đó. Xem bài ông Karl Jettmar, Origins tr.217.

Tóm lại tuy khảo cổ chưa thể quyết đoán về mọi chi tiết cách chắc nịch theo lối huyền sử, vì huyền sử xem bao quát để nhìn ra cái dạng chung của cánh rừng, còn khảo cổ ví như đi vào rừng để xem xét từng chi tiết, nên gặp phiền toái hơn nhiều, dầu vậy có thể nói những nét lớn thì khảo cổ và cổ sử đã kiện chứng cho thuyết Việt Nho, theo đó Việt sáng tạo ra ý tưởng, còn Tàu thì công thức hóa và làm trọn vẹn. Việt là kế thừa trung tín của Di Nho hơn Tàu. Tàu theo đạo Khổng mà Khổng đã học với Di Nho tức Nghiêu Thuấn mà Thuấn là “Đông Di chi nhơn”.

10. KHAI THÁC NHỮNG THÀNH QUẢ THÂU LƯỢM ĐƯỢC

Thành quả đó là Việt có trước Tàu cũng như Việt đã đặt nền văn hóa, còn Tàu xét như một dân tộc xuất hiện sau quãng tự nhà Hạ lối 20 thế kỷ trước công nguyên, đã hoàn chỉnh văn hóa của Di Việt, tôi gọi là công thức hóa. Trên đây đã có một bài tóm lược những kết quả của khảo cổ mới được cập nhật hóa để có được cái gì cụ thể trong việc khám phá nền tảng văn hóa nứơc nhà.

Ơ đây hãy nói về việc áp dụng điều đó thế nào cho ơn ích, bởi vì việc khám phá đó đã làm cho mối liên hệ Tàu Việt trở nên tế nhị, có thể gây chia rẽ. Tôi thiết nghĩ ta sẽ cố tránh điều đó bằng trình bày theo lối tin mừng chung cho cả hai dân tộc, tức là tìm lại được nguồn gốc chung, đó là gốc văn hóa: đừng xét đến chủng tộc. Vì nứơc Việt xưa gọi là Văn Lang đã chứng tỏ yếu tố văn hóa được đề cao. Còn Tàu thì các học giả quốc tế cỡ lớn đều cho là một thực thể văn hóa chứ không là chủng tộc, nói kiểu khác không có chữ Nho và đạo Nho làm cốt thì không có nước Tàu như nay mà chỉ là một châu xuýt xoát như Au Châu gồm lối vài chục nước; nhưng nhờ Nho (tức văn hóa đó) mà Tàu có được nền thống nhất lớn lao, nhưng vì yếu tố chính trị lấn át làm cho người Tàu cũng như người Việt quên gốc văn hóa chung, chỉ còn thấy có hai nước coi nhau như thù nghịch.

Sự thực thì phần lớn là anh em một nhà trong một nền văn hóa thống nhất, điều đó còn ảnh hưởng vào lối bang giao Tàu Việt, tức hai nước sống bên nhau tương đối hòa bình. Có điều chính người Việt đã quên điều đó nhiều hơn nên sử sách xưa rày chỉ nhấn mạnh có khía cạnh dị biệt và hận thù. Gần đây học giả Nguyễn Thành Nhơn đã chú ý đến khía cạnh thống nhất khi nhận ra rằng, từ ngày Việt Nam độc lập năm 937 đến đầu thế kỷ 20 chỉ có 5 cuộc chiến, mà cả 5 đều liên hệ đến việc phế lập. Thế mà phế lập lại liên can đến việc phong vương và triều cống, cho nên việc xin phong chính là một thứ hiệp ước trá hình để giữ thể diện cho đại quốc, còn việc triều cống cũng thế, thực ra chỉ có tiếng mà không có miếng. Còn hao tài là khác, do cái tôn chỉ “hậu vãng lai bạc lai”, tới cống thì ít, mà lì xí phải nhiều. Thí dụ có lần Việt cống 15 con voi. Tàu van nỉ xin mua lại mà Việt không chịu. Vì nếu mua được thì để voi đâu cũng xong, bằng không thì đó là vật cống thiên triều, đoàn sứ giả đi tới đâu phải nghinh đón và cung phụng người, đã vậy lài còn đoàn voi. Nghĩ đến việc 15 con voi cứ thủng thỉnh vừa đi vừa tương ra tự Nam chí Bắc nước Tàu mà ngán, chỉ duy việc xúc phân voi đủ mệt. Thế mà vẫn phải giữ thể diện.

Theo hiệp ước không tênđó thì vua Tàu phải bảo vệ triều vua Việt đã được phong để không cho ai cướp ngôi. Vì thế khi nhà Hồ tiếp thu giang sơn nhà Trần thì nhà Minh bên Tàu bắt phải tìm cho được dòng tộc nhà Trần. Chính vì tìm không ra nên mới có cớ chiến tranh. Đến trận chiến với nhà Thanh khởi đầu cũng là do vua nhà Lê cầu cứu. Còn hai trận đánh với nhà Nguyên thì kể là do Mông Cổ, nhưng cũng lấy cớ nhà Lý bị nhà Trần chiếm đoạt. Còn trận trời Tống 1087 thì thực ra do Việt đánh Tàu trước: năm 1075 Lý Thường Kiệt sang vây Khảm Châu và Liêm Châu, còn Tôn Đản đánh sang Ung Châu… giết sơ sơ có 58 ngàn người Tàu! Ong ghê mà bà cũng gớm chứ không hiền lành gì đâu. Tóm lại trong quãng một ngàn năm chỉ xảy ra có 5 trận chiến, thì phải kể đó là một thứ thống nhất, một hậu quả hiếm có.

Tuy đó là tương đối, nhưng nếu có ai làm một luận án so các trận đánh đó với bên Au thì chắc sẽ thấy nhiều điều hay, như những trận chiến 30 năm, 100 năm v.v… Trong quyển The Anatomy of Human Destructiveness (Faucet Crest Book, 1973) trang 243 ông Eric Fromn có cho bảng sau về số các trận chiến xảy ra bên Au Châu.

Thế kỷ 16 có 87 trận

Thế kỷ 17 có 237 trận

Thế kỷ 18 có 781 trận

Thế kỷ 19 có 651 trận

Từ 1900-1942 có 892 trận

Tất nhiên đây kể cả những trận nhỏ, người làm luận án sẽ xét kỹ bao nhiêu là trận giữa quốc gia, với giữa các nhóm v.v… Dù sao thiết nghĩ so sánh rồi sẽ thấy bên Việt Nho “hòa bình” hơn rất nhiều. Tóm lại, khi nhìn bao quát như vậy ta mới thấy được liên hệ giữa Tàu với ta không thiếu tình người và tình dòng tộc, nếu không chủng tộc thì ít nhất về văn hóa để ta trình bày với người Tàu về mối tình xa xưa mà nay các khoa học đang giúp chúng ta tìm lại (người viết nên tránh những danh từ nặng như kiểu ăn cắp, pickpocket, escroquerie… cả trong khi viết lẫn trong câu chuyện).

Chính vì thế mà sau này tôi sẽ dùng chữ Nguyên Nho hay Nho thay cho Việt Nho. Lúc đầu còn cần nói Việt Nho để mọi ngừơi dễ nhìn ra gốc gác cũng như để nói lên rằng Nho nơi Việt còn chính truyền hơn của Tàu. Tóm lại khi viết cũng như nói chuyện ta nhấn mạnh yếu tố chung kiểu nhận họ để chúng ta Tàu cũng như Việt, cũng như các nước Đông Á: Hàn, Nhật, Phi, Mã, Miến, Thái, Miên, Lào cùng chung vui xiết cánh để thiết lập một “Đạo trường chung” đặng dọn mình lên nhận chức “triết lý ưu thắng” trong thiên hạ, mà hội nghị quốc tể triết học 1949 đã trao nhân danh Khổng Tử, nhưng “Khổng Tử” không nhận được vì Việt Nho chưa ý thức được tầm quan trọng của cử chỉ đó, tức chưa ai phục hoạt nổi đạo xưa để làm cho mình xứng đáng. Vì thế ta hãy hợp nhau để làm cho mình đủ tư cách lãnh nhận ghế danh dự mà quốc tế khi không đã tặng cho mình. Vì thế tất cả nên quy tụ tài bồi cho di sản xa xưa để có chủ đạo ra góp mặt với thế giới cũng như đóng góp với thiên hạ.

11. NHỮNG TRANG BỊ CẦN THIẾT ĐỂ HIỂU TRIẾT VIỆT

Điều trước hết là ngũ hành phải nhận diện thật kỹ về vị trí, số độ, phương hướng, màu sắc. Số chẵn (2, 4) chỉ đất. Số lẻ (1, 3, 5) chỉ trời.

(Hình ngũ hành)

Có 2 chiều chiêu mục: vòng sinh: tay mục (hữu nhậm) theo kim đồng hồ, vòng khắc: tay chiêu (tả nhậm) ngược kim đồng hồ.

(Hình Vòng sinh, vòng khắc)

Vòng trong từ 1-5, vòng ngoài từ 6-10. Lấy số 5 làm cốt rồi cộng dọc lên thì được số 7, dọc xuống được số 6, ngang mục số 9, ngang chiêu số 8. Đôi khi thêm số 10 là cộng với 5 (vòng 10 chấm đen trong Hà Đồ là nó).

(Hình Vòng trong vòng ngoài)

Hồng Phạm Cửu Trù chính là lược đồ của Việt Tỉnh Cương (vì nó do khung chữ tỉnh #) xưa cũng gọi là Cửu Lạc (con số 9 của dân Lạc) sau Nho công thức hóa thành Hồng Phạm Cửu Trù.

(Hình Cửu Trù Hồng Phạm)

Nếu lấy các số ra khỏi Hồng Phạm thì sẽ có lược đồ các số như hình Chữ Viên mà tôi gọi nó là chữ Văn tả nhậm, An Độ gọi là sauvastika. Ngược lại với chữ Vạn Đức quốc xã, hữu nhậm, An Độ gọi là swastika. Nếu ta đặt tên bắn vào các số từ to đến nhỏ thì sẽ nhận ra 2 chiều cả Vạn lẫn Vãn trong Hồng Phạm Cửu Trù. Chữ vãn do tôi đưa vào để chỉ đường tiến vào nội tâm để khỏi lẫn với chữ Vạn. Vì thiếu tên gọi.

(Hình Chữ Viên)

Hà Đồ, Lạc Thư chính là lược đồ bánh dầy bánh chưng. Bánh chưng vuông là Lạc Thư tiến theo chiều khắc (tả nhậm như các vùng trống đồng) tức tiến vào nội tâm gọi là sách mẹ. Nam ngoại nữ nội là thế.

(Hình Hà Đồ)

(Hình Lạc Thư)

 Hình Đồ Thư Hợp Nhất (Hà Đồ Lạc Thư)

Các bình đèn ở Đông Sơn, các đỉnh, cả lịch là những đồ dùng để tế tự tức đồ cao trọng nhất đều hàm tàng số 2-3 (3 chân 2 tai). cái phủ Việt (cốt yếu ở chỗ lưỡi cong) cũng hàm chứa số 2-3; trên 2 giao long dưới 3 người hoặc 3 con vật. Đủ biết bộ số vài ba quan trọng biết bao.

(Hình Bình Đèn, Phủ Việt)

Điều cần nhận chân là Trống Đồng với Kinh Dịch cũng đặt theo hướng tả nhậm (trọng tả). Về Kinh Dịch bốn quẻ bên chiêu đều là quẻ âm (tốn, khảm, cấn, khôn) cứ xem hào nền tảng (hào bên dưới hay bên trong) là âm – thì gọi là quẻ âm, 4 quẻ bên mục đều dương: kiền, đoài, li, chấn nên là quẻ dương. Chiêu mục là bên trái bên phải, theo tinh thần Kinh Dịch không được nói bên nào trái bên nào phải, âm không xấu, dương không tốt, mà tốt ở tại hai bên hòa hay là thăng bằng động đích: dynamic equilibrium.

(Hình Thái Cực Đồ)

Mấy phù hiệu trên (Kinh Dịch, Lạc Thu, Trống Đồng) đều xếp theo hướng tả nhậm là hướng phù yểu, nâng đỡ bên yếu, đặt yếu lên trên như quẻ thái xếp Đất (Khôn) trên, Trời (Kiền) dưới thì mới gặp nhau. Vì Đất nặng đi xuống, Trời nhẹ bay lên mới có cơ gặp gỡ. Tu thân là hiện thực quẻ thái, hạ vật dục xuống đưa tinh thần lên. Nên ghi nhận các bình, các đỉnh, các lịch, các giả, các đồ để tế đều xếp theo quẻ Thái là hai tai (số chẵn chỉ đất) ở trên, 3 chân ở dưới (số 3 chỉ trời) tức cũng là tả nhậm phù yểu.

Ngũ hành còn có vòng trong vòng ngoài như hình trên, vòng trong là 5 số sinh: 1, 2, 3, 4, 5 thêm vòng thành là 4 số: 6, 7, 8, 9/

(Hình)

Các số trong Trống Đồng có đủ cả 5 số sinh lẫn 4 số thành (hay vòng ngoài). 5 số sinh là:

- Số 1 là mặt trời ở trung cung chỉ bằng số không = zero = 0 = vòng 1.

- Số 2 là nét song trùng chạy song song giữa có vòng tiếp tuyến. Có 2 còng kép và 2 vòng đơn.

- Số 3 là các vòng tam giác gốc (tiếp cận mặt trời) và tam giác nhỏ ở ngoài (quen gọi răng cưa).

- Số 4 là 4 quai trống chỉ 4 phương hoặc 4 người đánh trống ở vòng 3.

- Số 5 là 5 vòng: Mặt trời, 14 tam giác gốc, vòng con người, vòng hữu và chim, vòng ngoài cùng toàn là chim: 36 con.

Số 5 cũng được tìm ở hàng ngang là:

1 người đánh trống

2 người giã gạo

2 người hát “cài hoa kết hoa”

4 người đánh trống.

(Hình Mặt Trống Đồng Ngọc Lữ)

 

Xếp theo quẻ Thái:

Đất trước là số 4 và 2, Trời sau là số 3 và 1. Số 1 và 4 cộng lại 5 (số du mục vì ở hai đầu). Số 3 và 2 cộng lại cũng là 5 số nông nghiệp vì ở giữa có hợp thành. Số 6, 7 ở vòng 3: 6 bên chiêu, 7 người bên mục. Số 8 là chim ở vòng 4 bên chiêu.

Số 9 là 36 chim ngoài cùng tượng 4 hoa quỳ 9 cánh: 4*9=36 chúng chỉ hoa nhật quỳ vì hoa quỳ hướng về thái dương, đây là 36 con đều đi hướng đó, hướng của “phượng minh triều dương” những con trĩ chào mặt trời (mới mọc).

Số 10 là 5 cặp nai chà, có thể chỉ “ngày tiên tháng rồng”: ngày tiên là mồng 10 (2*5=10), tháng rồng là tháng 3 ở cung thìn (thì là cung 5: tí sửu dần mão thìn), nên trống có thể hàm chứa cả ngày giỗ tổ. Theo những điều đã nói trên đây ta thấy rằng Trống Đồng hàm chứa toàn nền triết Việt, có thể tóm vào hai chữ Tiên Rồng: tiên là chim trên mặt trống. Còn rồng là thuyền rồng dưới tang trống xếp theo quẻ Thái và tả nhậm tức mặt trống chỉ mẹ tiên ở trên, còn tang trống chỉ cha rồng ở dưới.

 

Vài thế giao chỉ uyên nguyên

(Hình)

a. Nữ Oa Phục Hy giao chỉ: bà bên chiêu, ông bên mục. Bà cầm cái quy cũng gọi là thập tự nhai + (5 số sinh) làm nội tướng. Ong cầm cái củ (thước vuông) vòng ngoài.

b. Trống cũng vậy: số chẵn ở bên chiêu, số lẻ ở bên mục tức âm (đất) trên, dương (trời) dưới.

c. Thái cực đồ cũng âm bên chiêu, dương bên mục.

d. Chữ Nghệ cũng nét dương theo hữu nhậm, nét mác theo tả nhậm. (Lạc Long Quân đóng đô ở xứ Nghệ An là thế)

e. Văn Lang: văn kép bởi nghệ và bộ đẩu.

f. Giao Chỉ: giao là kép bởi chữ nghệ và bộ lục.

(Hình Cài hoa kết hoa)

Lối hát giao tay nhiều khi cả giao chân gọi là “cài hoa kết hoa”. Đó là mô thức cho các lối hát hai bè, mà lớn lao hơn hết là hát trống quân. Trong đó hai bè nam nữ hát đối nhau (xem bài trống quân trong Văn Lang Vũ Bộ). Đó là lối hành đạo cụ thể hơn hết nên ta còn gặp đầy.

(Hình Thuyền tình bể ái)

Đây là nét giao chỉ cụ thể để đẻ ra cái bọc trăm trứng. Hình phóng đại từ mũi thuyền trong trống. Au Cơ lao vào miệng rồng. Đó là cánh đồng Tương nơi mẹ Au Cơ gặp bố Lạc Long Quân đẻ ra cái bọc trứng rồi nở ra con, 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống bể. Còn số 5 (ngũ hành) đã tàng ẩn trong truyện.

Hình Lưỡi rìu xoè ở Đông Sơn, trên 2 giao long giao tay, dưới hình 3 người hoặc 3 con thú.

Vài trên ba dưới = di vật Đông Sơn.  Giống Phủ Việt (Sứ Điệp 170), Phủ Việt là một cái “búa” có lưỡi cong cong.

(Hình Nhất điểu nhì xà)

Nhất điểu nhì xà tìm thấy trên Trường Sa có cả ở Mường: hai chim với hai rắn (xà long) tiền đề cho cặp đôi tiên rồng.


12. TRỐNG ĐÔNG SƠN VỚI NỀN THỐNG NHẤT NHÂN LOẠI

                                            


 Hiện Kinh Dịch đang được giới khoa học tối tân đặc biệt chú ý vì nó đáp ứng được nhu cầu “toàn tri”, tức cái biết cả hai chiều y như khoa vi thể hay điện tử: tức bên tiêu bên tích, bên có bên không, bên âm bên dương (hay bên 0 bên 1 như trong toán điện tử). Về điểm này xin giới thiệu quyển “The Turning Point” của Capra (Bantam book, N.Y.1982) nói tới rất minh bạch. Kinh Dịch lên chân thì văn hóa Việt Nho cũng được lên chân lây. Đã vậy đối với Việt tộc thì ngoài Kinh Dịch, đó là trống Đông Sơn, nên sự nghiên cứu về Trống Đồng sẽ giúp hiểu rõ hơn về Kinh Dịch, cũng như các khoa tân nhân văn vậy.

Muốn hiểu được Kinh Dịch cũng như Trống Đồng thì bứơc đầu tiên phải làm là xếp đặt đúng theo cơ cấu âm dương, chiêu mục, tức xếp âm bên chiêu, dương bên mục như hình trên, vì xếp khác lối người xưa sẽ khó nhìn ra bài học “tả nhậm” rất sâu xa và phổ biến như sẽ nói sau. Xếp đúng rồi bây giờ ta hãy lên số mấy nét cơ cấu như sau:

1. Âm là 2 chim trên nóc nhà đối với 1 chim bên dương.

2. Âm là 6 người bên âm đối với 7 người bên dương.

3. Âm là 8 chim bên âm đối với 6 bên dương (6 là 3 cặp).

4. Âm trên dương dưới.

Ở mặt trống là chim (chim thay cho tiên: chim tiên) đối với rồng ở dưới tang trống bằng hình thức thuyền rồng (thuyền đã hóa rồng). Thuyền thì phải có nước nên nó gợi ra ý tưởng biến với câu: 50 con theo cha xuống biển (ở tang trống), 50 con theo mẹ lên núi (ở mặt trống).

Tốt xấu không ở bên âm hay dương (nên tôi dùng hai chữ chiêu mục thay cho tay phải tay trái, đã làm cái gì mà cho là phải với trái? Tức âm không xấu dương không tốt) nhưng tốt xấu ở trong tay sự quân bình năng động (dynamic equilibrium): hễ nghiêng về 1 bên là xấu, quân bình giữa 2 bên là tốt. Quân bình được gọi là Hòa là Hợp. Ta sẽ lần lượt tìm những biểu tượng Hòa và Hợp trong trống, trước theo hàng ngang sau là hàng dọc.

Hòa hàng ngang thì như đực cái (một hươu đực, một hươu cái); to và nhỏ (một chim to rồi một chim nhỏ): một chim bay rồi một chim đứng; vòng trong vòng ngoài…

Hòa hàng dọc là trong ngoài. Trong là mặt trời đại diện cho Trời (thay mặt cho Trời). Ngoài là Đất đại biểu bằng 2 vòng ngoài cùng gồm chim muông. Giữa là người đang sinh sống và ca múa. Đấy gọi là Thái Hòa, tức Hòa cả Trời, cả Đất, cả Người tức là bao hàm mọi lối hòa khác: giữa tình và lý, vô và hữu, ông và bà…

Hòa mà cùng cực thì đi đến hợp. Về Hợp ta thấy có đầy trên trống, trứơc hết là hợp đầu hợp cuối. Hợp đầu là chim hải âu hôn vào miệng rồng. Hợp cuối: Nữ Oa Phục Hy cuốn đuôi nhau. Hợp chân hợp tay: hai người trong nhà đang hát “cài hoa kết hoa”. Hợp cả âm cả dương hòa một trong hình tam giác gốc (biểu thị âm dương vật giao thoa nhưng đã được cách điệu hóa cùng cực). Ta nên vượt qua nghĩa luân lý tốt xấu để vươn lên nghĩa siêu hình mà ta có thể gọi là giao chỉ = chỉ Trời chỉ Đất giao thoa. “Nhân giả kỳ thiên địa chi đức”, và biểu thị cách biểu tượng bằng cặp số “vài ba” (2-3), chữ Nho kêu là “tham lưỡng” (3-2) được thể hiện nơi Phủ Việt thường hay có hình trên 2 giao long, dưới 3 người hoặc ba vật, và thể hiện vào những cái bình, những đỉnh đều có 3 chân 2 tai. Hai bộ số này làm nên cơ cấu Ngũ hành đầy uyển chuyển. Cuối cùng bằng Hợp ca, vui múa tưng bừng. Vì nhạc là hậu quả của Hòa, ta quen nói là Hòa nhạc, trên Trống Đồng được các nhà khoa học gọi là nhạc khí vũ trụ, nên phải nói là Thái Hòa: hòa Trời hòa Đất. Trời Đất trong trống được xếp theo quẻ Thái tức khôn: mẹ đất ở trên mặt trống, kiền: cha ở dưới tang trống. Đất nặng đi xuống, Trời nhẹ đi lên nên gạp nhau làm thành nét Giao Chỉ: 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha (Trời) xuống biển là vậy. Đây là cảnh Thái Hòa, cả Trời, Người, Đất giải nghĩa sự kiện là trong các hình vẽ khắc đời Hán thì người cầm lao đuổi thú vật trối chết, còn trên trống thì trái lại vật đi với người như được ràng buộc trong mối liên hệ thần bí vậy.

Đó là một sự Hòa và Hợp lớn lao cùng cực không thể lớn hơn đuợc nữa. Ta hãy hỏi xem đâu là bí quyết cuộc thành tựu nọ. Thưa nó nằm trong hai chữ “tả nhậm”, chính nghĩa là bắt vạt áo sang phía tay chiêu. Đó là hiện thực tinh thần phù yểu: đặt âm trước dương, phẩm trước lượng, tình trước lý… là theo ý nâng đỡ bên yếu.

Trong trống ta thấy ngừơi điều khiển cuộc ca vũ là đàn bà, vì bà đại diện cho tình. Bà đánh cồng, mỗi bên 7 cái là 14 (lệnh ông thua to, vì chỉ có 4 cái trống cho 4 ông, 4 cái trống đánh theo kiểu giã gạo chày đứng).

Số 14 cũng là số của tam giác gốc chỉ 2 tuần trăng 7 ngày: 2*7=14. Mặt trăng bên tả, bên âm (theo Việt là bên cao), mặt trời bên hữu, bên dương (sắc trăng). Trong mặt trống, mặt trời ở trung cung, 14 tam giác gốc chung quanh bao hàm ý mặt trăng đối với mặt trời, ý này cũng đựơc lặp lại trong Dịch kép bởi Nhật và Nguyệt (nguyệt biến thể). Nhật nguyệt thay cho cha mẹ, hay càn khôn có thể tiềm ẩn trong vòng 3: một bên 8 chim cộng với 6 chim bên kia là 14, có thể chỉ 2 tuần trăng. Còn mặt trời là mỗi bên có 5 cặp nai chà (cùng loại cung mùi chỉ cả hươu, nai, dê) có thể chỉ ngày trúng dương (tết mồng 5 tháng 5) và cũng có thể chỉ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3, cũng gọi là ngày tiên tháng rồng. Tháng rồng là tháng 3 (thìn: rồng) ẩn trong tam giác gốc (số 3) hoặc trong mặt trời với 2 nửa vòng ngoài (vòng 2).

Các vòng vũ tiến theo hướng mặt trăng, tay chiêu ngược kim đồng hồ. Cũng như đặt âm trước dương, vợ trước chồng, đẩy ông xuống tang trống (50 con theo cha xuống biển).

Trong thực tế tả nhậm là phù yểu: nâng đỡ bên yếu hơn cho nó đủ sức đặng giữ thế quân bình. Do đó đề cao dân hơn quân: “dân vi quý, quân vi khinh”. Nhà trước nước, ta nói nhà nước, vì nhà bé hơn nước; văn trước võ, vì văn yếu hơn võ… Tóm lại, cái gì yếu đặt lên trên, không vì hơn hay kém nội tại, mà vì cần sự nâng đỡ của con ngừơi để dễ đạt bình quân cân đối. Chính trong ý đó ta nói “trọng nghĩa khinh tài”. Vì tài vật có đủ sức lôi kéo lòng người hơn nghĩa, nếu lại được nhấn mạnh hơn kiểu duy vật: lấy kinh tế chỉ huy văn hóa thì sẽ làm mất tình, hết nghĩa. Thế là đi đến nghiêng lệhc, mà đã nghiêng lệch thì mất đạo mà rồi tài vật cũng kiếm chẳng ra. Tài vật trong các nước cộng sản luôn luôn thiếu hụt là vì thiếu óc “tả nhậm”: thiên về của cải mà bỏ bê tình người (tình nhà, tình nước) thế là bệnh hoạn ngay trong địa hạt kinh tế. Đó là đại cương về Trống Đồng. Nhưng trên đây mới là cái nhìn bao quát ở trên bộ số 2, còn số 3 và 5 chưa kịp đi vào mà đó mới là những bài học sâu xa về nền nhân chủ tâm linh mà bộ số 2 chưa nói lên được. Vì vậy mà tuy các khoa học tân tiến đã khám phá ra số 2 cũng vẫn còn cần đến Kinh Dịch và Trống Đồng, để được học thêm nhiều bài khác về nhân sinh. Những bài học này nhiều lắm, chúng tôi đã thử đưa ra ít nhiều trong 5 quyển thuộc bộ Ngũ Kinh Khải Triết (Việt Hùng, Kinh Hùng, Pho Tượng, Sứ Điệp, Văn Lang). Cầu ước mai ngày mỗi gia đình Việt Nam sắm bộ “Ngũ Kinh Khải Triết” và một tranh Trống Đồng treo trong nhà để làm phù hiệu của nước Việt ngàn năm văn hiến. Chính trong ý đó mà họ An Việt ra đời nhằm quy tụ những tâm hồn yêu văn hóa Việt cùng nhau nghiên cứu, học hỏi truyền bá nền minh triết ơn ích nọ.

 

Hỏi: Tại sao ta đang tiến vào dời văn minh tối tân mà lại đi nói chuyện Trống Đồng xưa?

Thưa: Vì Trống Đồng tàng chứa những chân lý siêu thời gian. Đã siêu thời gian thì vô cổ kim, vì đó là những nguyên lý căn bản nên nó thật mãi mãi và đã xuất hiện ngay từ đầu, mà cái gì đã xuất hiện ngay từ thời sơ nguyên thì cũng còn thật mọi nơi, mọi đời, như chứng cớ là các khoa học tối tân đều đã nhận ra hướng tiến mới này, nó giống với Kinh Dịch mà Trống Đồng và Kinh Dịch cùng một cơ cấu, nên nói về triết lý Trống Đồng là nói về những chuyện tối tân hơn hết.

Hỏi: Cái mới trong Trống Đồng là gì?

Thưa: Đó là sự tiến hóa ngược với triết học cũ là cố định, cố định căn cứ trên số 1, còn tiến hóa căn cứ trên số 2, nói theo Nho là âm dương hay chẵn lẻ, trong ngoài, trên dưới, bao giờ cũng đi đôi. An Việt gọi đó là nét song trùng cơ bản, triết học nay gọi là “chu tri” tức cái biết tròn đầy gồm cả bên có bên không, bên tâm bên vật, tiếng Mỹ là Holism hoặc Holistic Knowledge. Chính vì khoa học tân tiến mới khám phá ra số 2, còn thiếu số 3 nhân chủ và số 5 tâm linh, mà 2 số đó có đầy trong Kinh Dịch và Trống Đồng, vì thế học về Trống Đồng không những hợp thời mà còn cần thiết.

Hỏi: Người ta bảo mẹ tiên lên núi, cha rồng xuống biển là chia rẽ và truyền thói chia rẽ cho con cháu, nên Việt Nam đầy chia rẽ. Có phải vậy chăng?

Thưa: Nói vậy là không hiểu khoa học huyền sử: huyền sử nói về nguyên lý âm dương, trời đất nên cần có sự phân cực để biểu lộ lưỡng hợp tính tức hai mà một: hai là non nước, bênn lên non cao chót vót, bên xuống nước sâu thẳm mà vẫn gặp nhau thì rõ ra vẫn hợp một, nhưng một mà hai thì mới có mối “Tương Quan” nền tảng được biểu thị bằng “Cánh Đồng Tương” và bằng nhiều hình của Hòa và Hợp đã nhắc đến trong bài. Nếu thực có sự chia rẽ trên cặp nguyên lý và hậu quả phải là duy âm hay duy dương, duy tâm hay duy vật… Đây không hề có chuyện đó, còn chia rẽ trong sử Việt thì chỉ là chia rẽ thường nghiệm tức do quyền lợi, hoặc do kẻ thống trị dùng lối chia rẽ mà trị… không động gì đến nguyên lý hết.

Hỏi: Ý chính bài này là gì?

Thưa: Là hai mà một: chẵn lẻ, âm dương là hai, nhưng hai mà một. Nếu xem bằng mắt trần thì chỉ thấy có hai, rồi chọn một bỏ một. Còn xem bằng mắt tâm linh thì thấy hai mà một. Trên hoàn vũ hầu như không có nước nào có vật biểu đi đôi: tiên rồng như Việt, nên đó là nét đặc trưng quý vô biên, vì đó là nền tảng siêu hình cho các cuộc hòa giải, các cuộc thống nhất. Thiếu nó thì văn hóa sẽ đi vào một chiều, một duy nào đó (duy tâm hay duy vật), mà duy nào cũng là căn rễ sâu xa cho sự chia rẽ trầm trọng. Thế giới ngày nay chia rẽ ra bên tự do, bên cộng sản thì nguyên uỷ sâu xa là tại bệnh duy: duy vật biện chứng.

13. CON ƠI CỐ GIỮ ĐẠO BA...

Đạo Ba có hai nghĩa: một là đạo của cha mẹ tổ tiên, gọi vắn tắt là Đạo Ba. Nghĩa hai hỏi rằng đạo ấy là đạo nào? Thưa đó là đạo chỉ thỉ bằng số 3. Đây là đạo riêng biệt của Việt tộc. Các nơi khác không có kể cả Tây Phương vì họ theo nguyên lý “triệt tam”. Tam là ba, “triệt tam” là bỏ ba: theo nguyên lý một là có, hai là không. Không thể có trường hợp thứ ba là vừa có vừa không được. Họ nói thế là vì triết học một chiều: duy tâm hay duy vật, cũng là duy trời (số 1), hay duy đất (số 2), không có số 3 của con người. Còn theo ta thì lại có số 3. Đã vậy còn nhấn mạnh gọi là Tam tài. Và đó là nền móng thuyết nhân chủ cũng gọi là thuyết lưỡng thê: chính nghĩa là vật sống cả trên đất lẫn dưới nước, hàm ý rằng con ngừơi ở cả hai cấp: tinh thần và vật chất. Vật chất thì xem, nghe, sờ thấy được và chỉ bằng đất; còn tinh thần thì chỉ bằng trời vì trời không thấy được gọi là “vô thanh vô xú” nên tinh thần được định nghĩa là không, là vô: “thần vô phương”: thần không có nơi nào hết. Do đó mà con người vừa có vừa không. Nói dễ để hiểu là vừa trời vừa đất: đất là có là hữu, trời là không là vô. Cố giữ đạo ba là giữ cả trời cả đất. Ta xưng là con mẹ tiên cha rồng thì ý nghĩa đó là con trời và đất.

Trời là thiên vô thanh vô xú nên chỉ thị bằng vô bằng zero 0 hay số 1. Đất là vật chất em, nghe, thấy trước mắt, chỉ bằng hữu chỉ bằng vuông hay số 4. Con người gồm cả vô cả hữu, hay cả thiên cả địa. Nho định nghĩa người là “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Bản tính con người gồm cả đức trời lẫn đức đất. Gọi khác là thuyết Tam tài gồm cả 3 tài là thiên, nhân, địa cũng gọi là tam hoàng. Hoàng là vua, tam hoàng là 3 vua. Nếu trời là vua, đất là vua thì người cũng là vua.

Cũng vì nhờ có thuyết Tam tài nên Việt tộc tránh được tai họa duy vật hay duy tâm. Duy tâm thì, như xưa ở thời bái vật người ta giết cả hàng ngàn trẻ để tế thần, hoặc dân nước phải sống hổ dể xây dựng điện nguy nga cho thần. Duy vật lại là thái quá trái ngược, đó là duy địa nó cũng dẫn đến chỗ nô lệ hóa con người, cụ thể là óc chuyên chế đến cùng tột như cộng sản duy vật. Duy vật càng sâu thì chuyên chế càng toàn triệt, tiếng Anh gọi là totalitarianism nghĩa là không có gì không kiểm soát làm mất hết cả những quyền tự do tối thiểu. Thấy rõ tai họa của hai thứ duy đó ta mới hiểu được giá trị của Đạo Ba, cũng gọi là Người là nhân chủ. Trong nhân chủ con người không phải suy phục trọn vẹn vào trời hay đất, mà được quyền đứng giữa như một vua, vì thế gọi là nhân chủ, theo nghĩa hàng dọc đối với Trời cùng Đất. Vì thế ta có câu “có trời mà cũng có ta”, và “tướng không bằng số, số không bằng đức”. “Đức trọng quỷ thần kinh”.

Nhờ những câu đó văn hóa tránh được thuyết định mạng là thụ động tin theo trời. Còn hàng ngang xã hội thì có dân chủ. Dân chủ đích thực phải có bình sản và tự do. Với chế độ công điền công thổ nước ta đã có bình sản ngay từ thời khai quốc. Cũng như tự do cá nhân, tự do lan rộng đến thôn làng gọi là xã thôn tự trị với câu “phép vua thua lệ làng”. Nên tuy tiền nhân ta không dùng chữ dân chủ, mà thực chất thì đã có rồi.

Mới xem ai cũng tưởng là điên cuồng, dám đem người đặt ngang với trời đất, nhưng xét cho cùng thì không phải là điên cuồng, mà cùng lắm thì tạm gọi là ngông nhưng là cái ngông Minh Triết, vì nhờ đó mà Đông phương không bao giờ bị nạn vô thần, mà đã vô thần rồi thì sẽ vô nhân. Ngừơi vô thần trước sau cũng đi đến chỗ bất nhân, bất nghĩa, bạo tàn, chuyên chế.

Các điều này đã được biểu diễn trên mặt trống, có Trời (mặt trời) mà cũng có Đất (biểu lộ bằng nước gọi ý là do thuyền), không duy Trời hay Đất là nhờ có con ngừơi đứng giữa kiêm cả đức trời (biểu thị bằng mặc áo lông chim) kiêm cả đức đất (đứng trên thuyền rồng) cũng như chiếm cứ vòng giữa, 2 vòng của trời cùng đất. Các nhà nghiên cứu kể ra 5 cái không của văn hóa Đông Sơn thì cả 5 nét đều bày tỏ thuyết nhân chủ:

a. Không có cảnh thú vật cắn xé nhau (tất cả bình an hòa hợp).

b. Không có những kích thước khổng lồ (để tinh thần con người khỏi bị đàn áp).

c. Không có vật quái dị (do duy tâm) mà chỉ là cảnh sống thường của con người: ca hát, giã gạo…

d. Không có vua thần đại diện chuyên chế: mọi người bình đẳng.

e. Không dùng tiêu biểu ngà trâu (tránh dùng thú vật làm tiêu biểu. Chỉ trừ hươu hay nai chà chỉ mặt trời).

Năm cái không đó chứng tỏ cư dân Trống Đồng có cả nhân chủ và dân chủ. Hãy kể ra vài thí dụ.

Công chúa Mỵ Nương lấy Chử Đồng Tử nghèo đến cái khố cũng không có (không có kỳ thị).

Dân nước không chia ra giai cấp, mà chỉ có phẩm trật đặt căn bản trên việc làm: sĩ, nông, công, thương.

Lối sống như chơi: đầy ca vũ, xã hội duy tâm hay duy vật thường đề cao võ công ca (epic) và bi kịch, còn đây là thơ trữ tình và trào phúng. Đó cũng là khía cạnh của lối sống như chơi, hậu quả của nhân chủ.

Đó là tóm lược nội dung Đạo Ba cũng là Nhân Chủ và Dân Chủ. Nay ta đã phải khốn cùng vì nạn duy vật mới dễ bị thấm thía giá trị bài học Đạo Ba. Cũng như hiểu được rằng học về gốc nguồn Đạo Ba hay Nhân chủ là đặt nền tảng cho triết lý chống chuyên chế độc tài. Và mới hiểu được câu nói: văn hóa dân tộc (Việt) cũng là văn hóa nhân tộc, tức Đạo Ba nhân chủ có giá trị phổ biến tức cho hết mọi nơi mọi đời.

 

Vấn đáp

Hỏi: Nhân chủ và dân chủ khác nhau thế nào?

Thưa: Nhân chủ xét theo hàng dọc đối với Trời Đất (các niềm tin) như tin người không sinh ra bởi Brahma thì là nô lệ. Đó là thiếu nhân chủ. Dân chủ xét theo hàng ngang thí dụ có bình sản và tự do, vậy là có dân chủ.

Hỏi: Nói rằng Tây Au chưa có nhân chủ sao họ tiến mạnh về dân chủ?

Thưa: Đây là nói theo triết thì quả họ chưa đạt nhân chủ mà nền móng là thuyết Tam tài. Còn dân chủ mà họ đạt được thì không do triết mà do lương tri và khoa học kỹ thuật tiến bộ. Nên chú ý là chế độ nô lệ bên Tây Au không được phá vỡ do triết mà do kỹ thuật và công nghệ phồn thịnh. Đó là những cái mới có vào đời mới, chứ nếu do triết thì phải tự xa xưa thí dụ bên ta chế độ nô lệ đã bị phá vỡ ngay từ đời Văn Lang.

Hỏi: Lương tri và triết khác nhau chỗ nào?

Thưa: khác nhau ở chỗ nông sâu. Lương tri nông, và ta thường chỉ bằng câu nói hợp tình hợp lý. Đó là lối biết thông thường, nó cần thiết ch cuộc sống thường nhật, nhưng không giải quyết được những vấn đề lớn lao như cứu cánh con người. Còn triết lý thì sâu hơn: không những hợp tình hợp lý mà còn đi đến chỗ triết cùng của tình cũng như lý, ta quen nói là “tâm tình” và “cùng lý”, tức không thể đi xa hơn được nữa. Tâm là cái nguồn suối của tình, còn lý mà đẩy đến đợt siêu hình thì như có với không: không thể đẩy xa hơn được nữa. Thông thường thì triết khác với lương tri ở chỗ bày tỏ cách hệ thống kèm theo một số nguyên lý, công thức (formula), công lý (axiome), phạm trù (categories), với một số định đề cũng gọi là tiền đề (premise). Mới đọc triết có người bực mình vì những đặc ngữ này, nhưng nó cần thiết để đào sâu vào vấn đề một cách sâu sắc. Không thể ở mãi đợt luân lý thường nghiệm được, mặc dầu ở đó người ta dễ giống nhau, còn lên đến triết thì khác nhau. Dầu vậy phải đi lên mới có cơ may giải quyết được những vấn đề lớn lao về vũ trụ, cứu cánh con người như Vũ trụ là tiến hóa hay cố định. Nói cơ may vì cho tới nay hầu hết triết học không nói tới nơi, hầu hết chỉ là ý hệ; ngã về một bên, nói chung không duy tâm thì cũng duy vật, mãi tới nay mới nhờ khoa học mà nhận ra sự thiết yếu của chu tri hay toàn tri (holistic knowledge) nghĩa là cái biết kiêm cả có lẫn không (cả âm lẫn dương); nhưng nhìn thấy cần là một chuyện mà có đi được vào chăng là chuyện khác. Vấn đề thực bao la dễ sợ, phải đọc quyển “The Turning Point” của Capra mới nhận thức được phần nào.

Hỏi: Thời bái vật con người tin cái gì cũng có thần, tin như vậy có sai cả chăng?

Thưa: Không, chỉ sai ở chỗ quan niệm thần quá nhân hình nên làm hại con người. Nếu quan niệm kiểu vô hình như tâm linh thì đúng: tức không đâu có thần
.

14. NHÂN BẢN TÂM LINH

Thông thường thì chữ tâm linh được hiểu như linh thiêng, thiêng liêng… nhưng trong triết có một nghĩa rất khác biệt và trống đồng chỉ bằng những vòng tròn, vòng đồng tâm, vòng xoáy ngược chiều như mấy hình……

Sự việc xảy ra như sau: ở thời bái vật con người tin cái gì cũng do thần điều động, mặt trời mặt trăng chẳng hạn đều phải do thần kéo đi. Trong thời ấy con người phải van vái cầu khẩn các thần thánh bên ngoài phù trợ ban ơn chứ con người kể như không có quyền lực gì. Thời đó người ta quan niệm thế giới các thần là thế giới linh thiêng ở trên cao xa thế giới con người nên có vẻ quái dị đến độ người ta phải giết tế: trước giết người để tế trời, sau giết thú vật. Thời này được biểu thị bằng vòng tròn O có thể gọi là duy thần.

Nhưng đến khi lý trí con người nẩy nở thì nó không cần giết tế mà còn có thể chối bỏ thần linh, nên cố giải nghĩa mọi việc bằng tự nhiên, tức không có thần linh nào mảy động cả. Sự tạo thành vạn vật giải nghĩa bằng cơ cấu “tứ tố”: four elements: đất, nước, khí, lửa. Đó là một thứ ngũ hành. Đây là thời duy vật, hay ý hệ: cái gì cũng phải hợp lý, không có linh thiêng nào hết vì linh thiêng vượt ra ngoài tâm trí, nên kể là vô lý không có thực. Bởi vậy, thời này được gọi là ý hệ hay vô thần có thể được biểu thị bằng hình vuông cũng được gọi là duy nhân.

Nhưng đến một giai đoạn nào đó khi tâm thức con người tiến hơn nữa thì thấy rằng không thể chối bỏ thần linh, phải chấp nhận có Thượng Đế, chỉ cần chấp nhận thế nào để quan niệm Thượng Đế không làm hại con người như ở thời bái vật. Cuối cùng người ta khám phá ra một phương thế mới gọi là tâm linh tức tìm Thượng Đế ngay trong Tâm con người: đấy là bước rất ít nơi tìm ra được vì tâm bé nhỏ làm sao Thượng Đế có thể ở trong đó? Cuối cùng người ta tìm được câu giải đáp bằng quan niệm Thượng Đế là vô hình “thiên vô thanh vô xú” với câu định nghĩa thần cũng là vô: “thần vô phương”. Và câu tuyên bố đánh dấu giai đoạn tiến cao nhất này của con người là “thiên lý tại nhân tâm”.

Với câu định nghĩa đó con người vừa lấy lại được Thiên không cần vô thần mà vẫn khôi phục được quyền làm người gọi là nhân chủ: con người được phồng lên to như vũ trụ, do đó có Đại Ngã, có “vũ trụ chi tâm”. Đây là lý do tại sao Triết Đông đề cao chữ Không (Vô) hết cỡ. Đem không vào hệ thống tứ tố cho ra ngũ hành, tức thêm hành Thổ vào giữa tứ tố để nó đại diện cho Vô, ngũ hành ở tứ tố chỉ có hình vuông, còn bên ngũ hành thì tròn vuông hòa hợp, vì thế hành Thổ cũng gọi là “hành vô hành, địa vô địa”. Đây là nấc tiến thứ ba của con người sau hai bước bái vật và ý hệ.

Biểu thị bái vật là tròn còn ý hệ là vuông, thì nay tâm linh được biểu thị bằng tròn ôm vuông, gọi là “mẹ tròn con vuông”, hoặc thay bằng hình cong lượn như vòng xoáy ốc, hoặc vòng đồng tâm như mấy hình sau. Nên nhớ Trống Đồng là một vòng đồng tâm vĩ đại, bao gồm vô số vòng đồng tâm hay xoáy ốc ngược chiều là …… Với những vòng này Trống Đồng là biểu tượng chói chang cho giai đoạn thứ ba là tâm linh, nó khác với tôn giáo ở chỗ giữ tối thiểu nghi lễ để đi vào phép tồn tâm dưỡng tính. Ta thấy bước này rõ nhất nơi Phật tổ với Balamon. Balamon dựa hầu trọn trên nghi lễ nên là tôn giáo suông, còn Phật tổ đi thẳng vào tâm hoò«n bằng thiền nên đã đi sâu vào tâm lý và triết lý.

Sau những nhận định trên bây giờ ta mới hiểu được nghĩa siêu hình của những Giao Chỉ là chỉ Trời giao thoa với chỉ Đất để làm nên một thực thể mới là vạn vật, là con người. Kinh Dịch gọi là quẻ Thái và đó là nét đặc trưng của tâm linh, ở bái vật và ý hệ không có giao thoa vì trời ở trên bay lên, đất ở dưới đi xuống không gặp nhau. Kinh Dịch gọi đó là quẻ Bĩ có nghĩa là không thông cảm: anh đi đàng anh (trời bay lên) tôi đi đàng tôi (đất trì xuống) hai đàng không có gặp nhau: không có giao chỉ. Giao chỉ tột cùng là trời đất giao thoa và đó là bản tính của muôn loài, kể cả Thượng Đế và con người: nơi vạn vật thì biến cố giao chỉ xảy ra cách vô thức, còn nơi người thì phải xảy ra cách ý thức, nghĩa là con người phải tham gia vào bằng ý, tình, chí. Càng tham gia cách ý thức thì tâm linh càng cao. Hễ giao thoa được đúng liều lượng 2-3 thì là đạt Đạo, nên có Minh Triết.

Như vậy Minh Triết ở tại hội nhập Vô với Hữu, Trời với Đất… nói theo tâm lý thì Minh Triết ở tại hội nhập tiềm thức với ý thức. Ý thức chỉ hữu, tiềm thức chỉ vô (vô thức) muốn cho hai đàng giao thoa thì phải đề cao Vô, vì Vô tiềm ẩn nên dễ bị lãng quên. Thế mà Vô là Trời, là Chúa, là tinh thần, là tâm linh, bỏ mất Vô là bỏ mất phần quan trọng hơn cả, trờ nên vô thần cũng là vô nhân, không còn ra người đích thực nữa,vì thế Việt Nho quan niệm con người phải bao gồm cả vô cả hữu, cả đức trời lẫn đức đất: “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Nói tỏa rộng ra cho dễ hiểu th2i với Việt tộc cái làm nên con người không chỉ là xác thân mà còn là cá nhân, là nghĩa, là lễ, là trí, là tín… là những việc vô vị lợi, những việc ơn ích cho tha nhân, cho nhân quần xã hội thì đều căn cứ trên Vô. Vô ích cho mình nhưng đó chính là nền tảng linh thiêng cao trọng. Tóm lại, tất cả những đức tính không hiện hình được đại diện cho tâm linh hay Vô. Khi ta nói trọng nghĩa kinh tài thì nghĩa đại diện cho phần Vô, còn trọng tài là trọng hình, đó là Hữu: nghĩa cần cho người hơn cả tài vật là thế. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” chính là vậy.

Ca dao nói:

Năm canh thì ngủ lấy ba,

Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn.

Việc nhà hay việc làm ăn thì chỉ nên chiếm 2 phần tâm trí, còn 3 phần phải dành cho Vô tâm linh tức những việc vô hình, vô vị lợi, những việc công ích xã hội, vị tha. Nói là 3 trời 2 đất: giữ được tỉ lệ nọ thì mới là lý tưởng, đúng hơn mới đạt bản tính, hay là đạt “giao chỉ” cũng là đạt đạo. Muốn có đạo phải có giao chỉ. Muốn có giao chỉ phải tránh các thứ duy một chiều. Phải có cả 2 chiều, cả chiều trời lẫn chiều đất, nói bằng số là 2-3: 2 đất 3 trời cộng lại thành 5.

Cộng sản không tin thế, cho đó là duy tâm mơ mộng. Chúng muốn dồn cả 5 phần tâm trí vào tài vật nên xưng mình là duy vật, bác bỏ tâm linh để đi hẳn vào con đường duy lý, gảy bỏ tình người, khinh thường nhân nghĩa, dồn hết 5 canh vào cho việc lao động vinh quang, tưởng làm thế sẽ giàu mạnh thêm, ngờ đâu nước cộng sản nào cũng thiếu ăn. Đủ chứng tỏ rằng nếu bỏ phần 3 trời thì người không ra người và gặp tai họa ngay từ miếng ăn. Thế mới biết chữ Vô, chữ tâm linh, nhân nghĩa không phải là truyện khuyên răn suông muốn nghe cũng được, không nghe cũng chẳng sao. Thực tế đã tỏ là có sao lắm. Vì đó là bản tính con người, con người là thiên địa chi đức, cả đức trời lẫn đức đất. Duy vật là duy đất thì hết là người, mà hết người cũng là bắt đầu hết ăn. Cho nên khi xét bao trùm trình sử con người sẽ thấy rõ, cái làm nên con người không phải chỉ có miếng ăn (duy vật) mà còn phải có những việc nghĩa, việc vô vi lợi, những việc ích chung, vì nhân quần xã hội đều là thành phần làm nên con người, chứ không phải chỉ là những việc tuỳ phụ bên ngoài. Những tâm hồn đã tiến cao đều cảm nhận được như thế, nên đều xả thân vì nghĩa, tận tình lo cho tha nhân, cho nhân quần xã hội. Không chể chi tới lợi ích tư riêng, và những người đó đều được coi là cao thượng. Nói kiểu biểu tượng thì đừng tưởng những việc thiện, việc nghĩa là những việc vô ích. Sự thực đó là những việc có trả lương cả đấy. Trời có trả lương cách rất huyền diệu. Sự bế tắc kinh tế trong các nước cộng sản xảy ra do thiếu những việc nhân nghĩa nên không được Trời trả lương. Đạo Đức kinh nói:

Bậc thánh nhân không thu giữ.

Càng vì người mình càng thêm có.

Càng cho người mình càng thêm nhiều.

 

Do đó ta mới hiểu câu sau là rất thật:

Thiên cao là đã có Thánh trị

Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ.

 

(Hình Giao Long

Hình Người thổi kèn có vòng đồng tâm

Hình Thạp Đào Thịnh

Hình phóng đại từ Thạp Đào Thịnh (Thuyền rồng)

Ghi chú về Kiếm Thanh Quất

Hình phóng đại từ Thạp Đào Thịnh)

                                                                                                                                     


                                                                                                                         

15. KẾT LUẬN

Sau mấy bài tóm lược vừa đọc bạn đã hé thấy nét đặc trưng của triết Việt ra sao. Bài nét song trùng đưa ta vào thế giới biến động đong đưa từ một sang hai, từ chẵn sang lẻ. Đó là chân lý nền tảng cho cuộc Thái Hòa. Thế giới ngày nay đang mắc bệnh chia rẽ trầm trọng cũng chỉ vì hầu hết đều đặt nền triết trên duy nào đó: duy vật hoặc duy tâm, nên chỉ có một vật biểu, riêng Việt có hai vật biểu tức có cả 2 chiều. Thế là đột nhiên triết Việt được mời lên vị trí đi đầu. Bài Nhân Chủ đưa ra chiều kích sâu xa của nền nên bản mà con người khắp nơi đang khao khát. Về điểm này Au Mỹ đã đi được phần nào từ thế kỷ 18, 19. Nhưng chưa đạt nhân chủ nên thiếu sự bền vững và cụ thể như bình sản và tự do. Chính vì thiếu nhân chủ nên nay đến phân nửa nhân loại đang bị xiềng xích trong tai họa chuyên chế tàn bạo của cộng sản. Xét như vậy mới thấy nền nhân bản Việt tộc vững chắc cao cả biết bao, thực đáng tâng lên bậc nhân chủ và xứng đáng làm đội tiền phong khai mở nền văn hóa nhân loại đang đi tới. Bài Tâm Linh đem lại một giải quyết rất tài tình cho tâm trí con người thời đại; số là con người đã tiến sâu vào khoa học, óc phê bình phân tách đã trùm lấn tất cả. Vì thế phần lớn con người nay không còn chịu chấp nhận các tôn giáo xưa vì họ đã gặp những điều mà họ không biết phải nối kết với khoa học ra sao, cứ tưởng rằng phải vô thần mới lấy lại được quyền làm người. Nhưng khoa học và triết học không đủ sức hướng dẫn tâm hồn thế là họ trở nên bơ vơ lạc lõng, văn chương quen gọi tâm trạng này là vô gia cư homeless. Đang khi ấy bên Đông phương đã vựơt qua khó khăn nọ một cách êm thắm bằng con đường tâm linh là quay vào nội tâm. Nhờ thế họ đã tìm ra nguồn suối của chân thiện mỹ. Thế là vẫn giữ được cả thần cả nhân khiến cho khi bước vào đời sống mới vẫn giữ được giá trị tinh thần cố cựu, có đổi thay chăng chỉ là mô thức bên ngoài. Đó là nhờ đi theo lối tâm linh. Lối này đi thẳng vào nội tâm, đi cho đến chỗ hư trung, trống rỗng, và thế là Vô trở nên cao quý vô cùng, vì nhận ra Vô tức là nguồn suối sự hữu, chúa tể càn khôn, càng tiếp cận được với Vô càng trở nên thanh thoát. Nhưng vô chân thực thì bất khả ngôn, vì thế mà phải đi theo lối “kinh vô tự” (như thiền định) còn triết thì dùng tràn ngập biểu tượng. Biểu tượng không truyền thụ chân lý mà chỉ gợi ý. Khi tâm hồn nào đã làm cho mình nên trống rỗng thì huệ trí dễ phát sinh, hay ít ra tâm trí trở nên mẫn tiệp hơn để bắt được những lẽ huyền vi đạo nghĩa. Con đường mà nhân loại đang ngập ngừng bước tới phải là con đường tâm linh nó đã không hề chống khoa học, mà khoa học đang tìm thấy có chân trong đó. Trở về Đông phương đối chiếu với tam giáo, thì An vi có mấy nét đặc điểm sau mà tam giáo không có. Trước hết là nó đối chiếu với các thuyết lý Đông Tây kim cổ rồi phân tích và phê phán nên sự hiểu biết trở nên nhận thức, tức thấu triệt và ý thức được nét đặc trưng của mình, chứ khôgn còn bàng bạc suông như xưa. Đã vậy những biểu tượng đó lại dùng nhiều những con số, những đồ biểu và huyền thoại như ước mong của cơ cấu luận, mà cơ cấu luận là bước tiến cuối cùng của triết học Au Mỹ. Như vậy triết Việt không những hợp cảm quan con người thời đại về nội dung mà luôn cả về cách diễn đạt. Những bài này viết ra là có ý làm đề tài thảo luận cho những người chưa có hoàn cảnh đọc bộ Ngũ Kinh khải triết hay trọn bộ 30 quyển triết lý An Vi, vậy các hiến sĩ nên đọc đi đọc lại cho thấu hiểu rồi san xẻ với anh em để đưa rất nhiều người Việt trở lại nền đạo lý của tổ tiên, càng nhiều được bao nhiêu càng hay bấy nhiêu, vì thêm một ngườibiết đến là chúng ta tiến thêm một bứơc trên con đường phục hưng Việt đạo, cũng là con đường đặt nền tảng sâu xa cho sự thống nhất của con người, cho nên nhân chủ tâm linh có khả thể đem lại hạnh phúc đích thực cho con người. Đọc kỹ rồi mà có giờ đọc bộ Ngũ Kinh khải triết sẽ thấy dễ ra hơn nhiều, hơn thế tập nhỏ này sẽ cung ứng cho các bạn một hệ thống những ngăn kéo để bỏ thêm vào những điều khám phá mới thì không sợ bề bộn mà chỉ có gia tăng phong phú. Đó là lời đáp cho câu nhiều người hỏi phải bắt đầu từ đâu. Tức là bắt đầu từ những bài trong tập này, rồi sau muốn đọc thêm thì đi vào bộ Ngũ Kinh sẽ đổi tên là Ngũ Điển.

 

MẤY ĐẶC NGỮ CỦA TRIẾT LÝ AN VI

An vi nằm giữa hữu vi và vô vi. Hữu vi là có làm hiểu là người làm dễ bị chinh phục bởi đối tượng: biến phương tiện thành mục tiêu. Thí dụ nắm chính quyền là phương tiện làm cho dân hạnh phúc, nhưng hữu vi đã biến thành cùng đích, dùng mọi phương thế để giữ chính quyền còn dân sướng hay khổ thây kệ. Vô vi là không làm thường bày bỏ bằng phi thế (chối không có thế giới ngoại vật) hoặc xuất thế (không tham gia vào cuộc sống xã hội). An Vi là có tham gia nhưng không bám víu vào đối tượng, không lấy lợi lộc làm động cơ (motivations) thấy đáng làm là làm. Xin nhớ áp dụng an hành cho những việc thụôc luân thường đạo lý. Luân thường như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đạo lý như mối liên hệ với Trời. Nho nói “tế tự bất kỳ”: tế tự thì không xin gì. Nếu xin là lợi hành hoặc cưỡng hành là những việc thuộc đời sống xác thân tiểu ngã.

Nhân chủ hiểu về hàng dọc đối với trời đất mà không có mê tín, không theo thuyết định mệnh, vẫn giữ mình như một tài trong Tam tài là Trời, Đất, Người. Dân Chủ thuộc hàng ngang xã hội: không ai bị làm nô lệ, trái lại ai cũng có quyền tham dự việc nước, và trước hết là tài sản trong nước.

Bình sản nên tránh chế độ tư sản cũng như cộng sản. Đó là hai chế độ nô lệ hóa con người. Với bình sản ai cũng có của không ai bị làm nô lệ vì vô sản.

Nhân thoại ngược với thần thoại. Cả hai đều là huyền thoại nhưng trong thần thoại người là vai tuỳ, thường còn là nạn nhân. Còn trong nhân thoại người làm chủ như ông Bàn Cổ là thí dụ chói chang.

Tâm linh khác với linh thiêng hay thiêng liêng thường ở vòng ngoài con người, bên trên con người, còn tâm linh phát xuất từ trong tâm hồn mình.

Việt Nho là chủ trương ngược lại niềm tin từ trước tới nay gọi là Hán Việt. Hán Việt chỉ đúng cho đợt văn minh. Còn đợt văn hóa tinh thần thì do Việt tộc sáng nghĩ ra trước.

An Việt nghĩa đen là an định lại tinh thần nước Việt, nghĩa huyền sử là Thánh Gióng đánh đuổi quân xâm lăng xong không về triều hưởng bổng lộc, nhưng lên núi Sóc Sơn ở miền An Việt mà hóa.

Việt Linh là tất cả những nơi nào có người Việt sinh sống mà còn thiết tha với quê hương đất nước. An Việt muốn là sợi dây thiêng liêng ràng buộc tất cả lại. Như vậy Việt Linh rộng khắp hoàn cầu, cũng như trường tồn với thế giới.

PHỤ TRƯƠNG - TRUYỆN TRẦU CAU

Đời thượng cổ có một chàng tên là Quang Lang trạng mạo cao lớn. Quốc vương cho họ là Cao, nhân lấy chữ Cao làm họ, sinh được hai trai, người đầu tên là Tân, người thứ tên là Lang. Cha mẹ chết, hai anh em sang trọ nhà thầy đạo sĩ họ Lưu, cũng gọi là Lưu Huyền.

Nhà họ Lưu có một người con gái, tuổi chừng mười bảy hay mười tám muốn tìm đôi bạn, nhưng không biết người nào là anh em, bèn bưng một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn để xem ai là anh ai là em. Thấy người em nhường cho ngừơi anh ăn trước, nàng bèn ghi nhớ lấy, đem tình thực trình bày với cha mẹ. Cha mẹ gả cho người anh kết làm vợ chồng, tình ái càng ngày càng thân mật.

Sau đấy, người em thấy anh đãi xử với mình không bằng lúc xưa, đem lòng hờn giận mới bỏ anh mà đi. Đi đến một nơi thôn dã bỗng gặp một cái suối lớn: không có thuyền để sang ngang, người em ngồi một mình khóc ròng rồi chết hóa thành một cái cây.

Đến khi người anh mất em mới bỏ vợ đi tìm chỉ thấy em đã chết gieo mình bên gốc cây, mà tự tận hóa thành một tảng đá quấn quanh gốc cây.

Sau đấy, người vợ lấy làm lạ sao chồng mình đi đã lâu mà không thấy về liền bỏ đi tìm, thấy chồng đã chết, nàng cũng gieo mình ôm lấy tảng đá mà chết luôn, hóa ra một sợi dây leo vấn vít trên đá, ngọn lá mùi thơm và say.

Cha mẹ Lưu thị đi tìm con, đến đó cũng than khóc, rồi lập đền thờ ở chỗ ấy mà thờ, người đương thời đi qua đấy, ai cũng đốt nhang vái lạy, khen là anh em hòa thuần, vợ chồng tiết nghĩa.

Trong khỏang tháng bảy, tháng tám, khí nóng còn nồng, Hùng Vương đi tuần hành thường nghỉ chân ở đấy để tránh nắng. Trông thấy trước đền im mát, dây lá phủ trùm, Vương lên tảng đá đứng ngắm nghía, hỏi ra mới biết công việc như thế, Vương lập tức bảo cận thần hái một trái cây và hái một lá dây leo, Vương thân nhai đi rồi nhổ trên đá, thấy có sắc đỏ tươi biết là vị ngọn mới lấy đem về, bảo lấy đá lửa nung làm vôi, cùng với trái cây, lá dây hợp làm một mà ăn, thấy vị ngọt béo, thơm cay, môi mép sinh đỏ, mới truyền ban ra thiên hạ, phàm những lễ giá thú, hội đồng lớn nhỏ, đều phải lấy vật này làm trước. Ngày nay cây cau, cây trầu không, đá vôi là do đó. Từ bấy giờ nước Nam có tục ăn trầu cau là bắt đầu từ đấy.

 

Chú thích

Truyện Trầu Cau nói lên tình huynh đệ cũng như nghĩa vợ chồng rất đẹp dễ hiểu, lại còn hàm ngụ thêm ý nghĩa siêu hình là Thái Hòa trời đất được biểu thị bằng sắc đỏ, như đã bàn trong bài Văn Lang Quốc. Có bản thêm tên cô gái là Liên, còn thầy tên là Lưu Huyền, hoặc Lưu Đạo Huyền thì càng nói lên rõ ý nghĩa: Liên là lá trầu quấn quanh cây và đá, tức làm cho Kim (đá) Mộc (cây cau) liên hệ với nhau để vươn lên đạo huyền diệu vô thanh vô xú. Có thể vì chữ huyền mà có chữ không trong trầu không (xem Sứ Điệp, bài V).

 Kinh Hùng biểu diễn ý tưởng thể hòa này bằng truyện trầu cau, mà ý nghĩa sâu xa là Thái Hòa, tức thứ hòa sâu xa, có tính cách bao trùm nhất, chứa chấp mọi thứ hòa hợp bé nhỏ khác đó là hòa trời hòa đất để làm ra con người. Có hòa được những chất trước kia đứng riêng biệt mới làm nên thực thể mới. Trứơc thì là lá trầu, quả cau, đá vôi mang màu xanh và trắng, nay hòa hợp thì hóa đỏ để cụ thể hóa sự hòa hợp giữa nước và lửa như quẻ cách gồm lửa trong đầm: “the fire in the lake”. Còn việc hòa hợp là do con người, ở đây biểu thị bằng việc nhai trầu. Nhai một miếng trầu hàm chứa một triết lý sâu xa là thế. Như vậy câu tục ngữ “miếng trầu là đầu câu chuyện” không nên hiểu gọn vào việc gạ hỏi, cưới xin, mà còn phải hiểu ra câu truyện văn hóa nhân chủ của Việt tộc, văn hóa đông nam chỉ bằng xanh đỏ. Trong tục điêu đề (xâm trán) của nhiều chi tộc Bách Việt thì xâm trên trán 3 vạch xanh đỏ là nằm trong liên hệ ngầm đó (đông màu xanh, nam màu đỏ)


PHỤ TRƯƠNG - TRUYỆN BÁNH DẦY BÁNH CHƯNG

Sau khi Hùng Vương đã phá giặc Ân rồi, trong nước thái bình mới lo việc truyền ngôi cho con, hội hai mươi hai vị công tử lại mà bảo rằng:

- Ta muốn truyền ngôi cho đứa nào làm vừa lòng ta là đến kỳ cuối năm biết đem trân cam mỹ vị đến dân cúng Tiên vương để tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho.

Các công tử lo đi tìm các vị trân kỳ, hoặc săn bắn, chài lưới, hoặc mua ở chợ, vụ được nhiều của ngon vật lạ không biết bao nhiều mà kể. Duy có công tử thứ chín tên là Lang Liêu, bà mẹ hàn vi đã lâm bệnh mà quá cố rồi, tả hữu lại ít người nên khó bề toan tính, ngày đêm thao thức ăn ngủ không yên.

Hốt nhiên mộng thấy thần nhân bảo rằng:

- Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là của để nuôi dân, người ta ăn mãi không chán, không có vật gì đứng trước được; nếu lấy gạo nếp hoặc gói làm hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý cái ơn trời đất phát dục vạn vật, như thế thì lòng cha sẽ vui, tôn vị chắc được.

Lang Liêu kinh sợ tỉnh dậy, mừng rằng “Thần minh giúp ta, ta nên bắt chước theo mà làm”.

Lang Liêu mới lựa hột nếp nào trắng tinh, hoàn toàn không sứt mẻ đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu đi cho chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho thực nhuyễn, nặn làm hình tròn để tượng trưng hình trời, gọi là bánh dầy.

Đúng kỳ, Vương hội các con lại trưng bày phẩm vật; các con đem dâng không thiếu thứ gì, duy chỉ có Lang Liêu đem bánh tròn, bánh vuông đến dâng. Hùng Vương lấy làm lạ hỏi Lang Liêu. Lang Liêu trình bày như lời thần nhân đã bảo. Vương thân hành nếm thử thì thấy vị ngon vừa miệng ăn không chán, phẩm vật của các công tử khác không sao hơn được. Vương khen ngợi giây lát, rồi cho Lang Liêu được giải nhất.

Năm hết, Vương dùng bánh ấy dâng lên Tiên Miếu và cung phụng cha mẹ, thiên hạ bắt chước truyền đến bây giờ, lấy tên của Lang Liêu để gọi là Tiết Liệu.

Hùng Vương truyền ngôi cho Lang Liêu; hai mươi mốt anh em đều giữ các phiên trấn, lập làm bộ đảng, cứ thủ núi sông để làm hiểm cố.

Về sau, họ hàng tranh nhau làm trưởng, mỗi người dựng mộc sách để che kính bởi vậy gọi là sách, là trại, là trang, là phường khởi thuỷ từ đấy vậy.

 

Chú thích

Truyện Bánh Dày Bánh Chưng nói lên nền triết lý bao la như trời đất nhưng lại gần gũi và cụ thể như miếng ăn. Truyện này dễ hiểu nên đã được khai thác nhiều nhất. Nhưng huyền số thì chưa được nắm vững nên có người nói là Hùng Vương thứ 8 thay vì thứ 3, còn Công Tử thì thứ 6! Mất hết ý nghĩa. Đó là vì chưa nhìn ra liên hệ 3-9 là cả một cơ cấu nền tảng và sinh động từ 3 tới 9. Chữ Lang Liêu nên đọc là Liêu, tuy đọc Liệu không sai vì có cả 2 âm Liêu và Liệu, nhưng nên đọc Liêu cho phân với Tiết Liệu sau.

Truyện Bánh Dầy Bánh Chưng của Tiết Liệu nói lên nét trời đất giao thoa làm nên con người Đại Ngã. Ai mà nhận thức và hiện thực được (biểu thị bằng làm ra bánh trời bánh đất) thì sẽ được phần thưởng vĩ đại là làm vua, mà ý nghĩa cụ thể là trở nên nhân chủ (thông với thần minh tức tinh thần giũ bỏ được mọi xiềng xích do bái vật và ý hệ, còn phần thân xác sẽ có đủ những cái cần dùng cho cuộc sống được an vui).

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HOÁ VIỆT NHO

Nét đặc trưng của văn hóa Việt Nho biểu lộ qua cái bọc trăm trứng và những con số. Trước hết hãy bàn về sự lặp đi lặp lại câu truyện đẻ ra trăm trứng nói lên nét đặc trưng là tinh thần công thể (esprit communautaire) nổi bật hơn bên Au Tây, nơi mà anh Cain ghen tị nên giết em là Abel, anh Esau tranh giành với em Jacob v.v… nói lên óc cá nhân, tranh đấu để sinh tồn. Cả hai tinh thần (công thể và cá nhân) đều hiện diện khắp nơi gây nên nhiều sắc thái do mức độ giao thoa và liều lượng của mỗi yếu tố. Vì là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nền văn minh nào, nhưng sự khác biệt là do liều lượng. Thí dụ Việt Nho đặt quan trọng trên công thể ba lần còn có cá nhân hai lần. Ngược lại Tây Au cá nhân bốn, công thể một, nên ta gọi văn minh họ là cá nhân; còn ta là công thể. Lúc ấy cái bọc Au Cơ trở nên một tiêu điểm rất quý cho chúng ta khi nhìn vào dòng sử mệnh nước nhà, biết ngay là nó thuộc loại văn minh tôn trọng cộng đồng, công thể và đã hiện thực vào cái làng Việt Nam. Tinh thần công thể đó lại đi với cây và chim. Nếu xem thường sẽ trượt qua, nhưng khi theo cơ cấu thì ta biết cây thuộc hành mộc nói lên văn minh nông nghiệp. Trong nền văn minh này đàn bà đóng vai trò quan trọng nếu không hơn thì cũng chẳng kém đàn ông, điều đó nói lên tính chất mẫu hệ, mẫu tộc vốn gắn liền với văn minh nông nghiệp mà ta có thể thấy trong cây chu đồng (chu là bà chu). Riêng nước ta thì tính chất đó được biểu thị bằng Tiên, và trước nữa là chim. Vì thế chim và tiên hay xuất hiện trong các truyện huyền sử của ta. Đó là một nền văn hóa sẽ gặp đối thủ là du mục biểu thị bằng hành thủy và kim với hai số 1 và 4, nói lên tính chất phụ hệ, vô biên và hay đi với Hoa tộc.

Ta hãy bắt đầu bằng tục lệ của dân gian hay đem những bình vôi hết xài hay những đầu rau sứt mẻ bỏ dưới gốc cây đa ở đầu làng. Tục đó có nghĩa chi chăng? Câu hỏi này tất nhiên không được đặt ra thời duy lý vì chỉ coi đó là dị đoan, tin rằng đồ dùng lâu ngày có hơi hướng có thể thành yêu… Nhưng nếu muốn theo lối cơ cấu thì phải tìm ra ý nghĩa, hay ít nữa là lý do nguyên khởi của những tục lệ kia. Tại sao tục lệ đó có ở đây mà không nơi khác? Tại sao lại đưa đến niềm tin dị đoạn nọ? Lý giải cần phải có nền móng hẳn hoi, vì nếu không thì chúng ta sẽ rơi vào tật đưa “ý kiến” ra thì chẳng có giá trị gì.

Vậy dựa trên mấy sở đắc của cơ cấu đã nhắc trên là ta có thể suy luận như sau: Trước hết là Bách Việt thuộc văn minh nông nghiệp. Nông nghiệp với thảo mộc là một. Trong các mộc thì cây đa được chú ý vì nó mọc ra cả trăm rễ nên đã được dùng để chỉ Bách Việt cũng như để chỉ sự bám chặt vào đất làm nên sự bền vững v.v… Còn bình vôi tượng trưng cho sức hòa hợp được đặt nổi trong câu truyện trầu cau để hòa hợp những yếu tố khác biệt như đá vôi vói thảo mộc… Vì thế ca dao nói “miếng trầu là đầu câu truyện” thì câu truyện đây phải hiểu sâu hai tầng ý nghĩa, trứơc là truyện trai gái, cưới hỏi vợ chồng, sau là truyện đạo lý. Vì đạo quân tử khởi thuỷ từ đạo vợ chồng, mà đạo vợ chồng được khai mạc bằng miếng trầu.

Bây giờ muốn xem đạo đó như thế nào thì sẽ nhận ra là đạo tam tài: trong miếng trầu có cây có nước có đá, biểu tượng cho tam tài. Vì tam tài là nền tảng nên nó phải hiện diện khắp nơi nhất là trong những việc tối quan trọng chẳng hạn việc nuôi dưỡng thì nó xuất hiện trong ba đầu rau. Ba đầu ra là biến thể tự cái nồi Tam biên của Viêm Việt (xem Việt Lý). Cả hai đều là biểu hiệu của Tam tài đã được bình dân hóa để thẩm thấu vào việc tối hệ trọng là ăn (dân dĩ thực vi tiên). Dân lấy việc ăn làm bước đầu, bứơc nền tảng vì là nền tảng nên cần được đạo lý hướng dẫn. Đạo lý đó là Tam tài.

Đặc trưng của Tam tài là vị trí cao cả của con người được xếp ngang với trời cùng đất. Ap dụng vào cơ năng con người mà nói thì thiên, địa, nhân chính là ý, tình, chí, lý, hay lý sự, sự vật chỉ địa, còn tình là tình người, vì đã đề cao người nên Đông phương cũng đề cao tình, bên trên cả lý. Với Việt Nho thì “tình thâm nhi văn minh” chứ lý thâm thì chỉ là bất chính. Ngạn ngữ Tây có câu summum jus summa injuria nghĩa là quyền lợi cùng cực (lý) thì cũng là bất công cùng cực: thí dụ quyền tư sản tuyệt đối đã gây nên bất công tuyệt đối đầy phần lớn con người vào chế độ nô lệ. Vì thế câu summun jus summa injuria rất chí lý.

Tiếc rằng Tây phương đã biết thế mà lại đi vun tưới lý bỏ bê tình. Việt Nho thì trái lại vun tưới tình nên không thờ chân lý trơ trọi, mà thờ luôn cả chân tình cũng như chân tâm, do đó để cho tình lan tỏa tới cả những vật chung quanh mình theo tinh thần toàn thể (thiên địa vạn vật nhất thể). Vậy nên các vật đã dùng lâu ngày như bình vôi, đầu rau… đã có tình nào đó với người không nỡ vất đi mà nên cho về gốc tổ, y như hết mọi con người được quy tụ chung quanh bài vị văn tổ, là bài vị chung cho mọi tổ đã xuất khỏi cá thể tính của mình để được trở về với khối tổ siêu danh thì sự vật cũng thế. Nhân sao vật vậy, ít ra cũng là để có dịp vun tưới mối tình của mình. Cho nên đối với những vật đã cùng mình (hoạt động) lâu ngày nay đến lúc bất đắc dụng thì con người có tình cũng không nỡ bỏ đầy đọa là đưa về gốc tổ… Đại để đó là một lý giải tuy chỉ đạt độ cái nhiên (vì là nhân văn không thể đi xa hơn) nhưng có nền tảng. Nền tảng đó là triết lý Tam tài bao trùm khắp bầu trời văn hóa Việt Nho nên nó là một thứ “mạch lạc nội tại” cần để khi ta dựa vào đó mà lý giải thì có nhiều may mắn tìm ra ý nghĩa của hiện tượng.

Bây giờ xin lấy một thí dụ khác cũng rất đặc trưng của Việt Nho, đó là những tích thổ thần giao thiệp với Ngọc Hoàng rồi lại Diêm Vương… chúng nói lên vai trò con người rất lớn lao, vì Thổ Thần chẳng qua là những người như ai mà lại giao thiệp với Trời (Ngọc Hoàng) với Đất (Diêm Vương) thì là điều không thể tưởng tượng được trong các nền văn hóa khác do đó mà có những lối hành xử coi trời bằng vung: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.

Hoặc những câu ca dao kiểu:

Bắc thang lên hỏi ông Trời,

Bắt bà Nguyệt lão đánh mười cẳng tay.

Đánh rồi lại trói vào cây,

Hỏi bà Nguyệt lão đầu dây tơ hồng.

Những thái độ đó mà kể ở nơi khác dễ bị lên án là phạm thượng. Thế nhưng với Việt Nho thì những truyện trên chỉ là minh họa câu định nghĩa con người như là cái đức của trời cùng đất, là nơi quỷ thần hội tụ: “nhơn giả kỳ thiên địa chi đức, quỷ thần chi hội” tức là ngang với trời cùng đất vậy.

 Đó là vài thí dụ nói lên bầu khí văn hóa Tam tài, Trời, Đất, Người làm nên nhất thể. Chính cái thuyết Nhất thể đưa đến khung ngũ hành, nơi mà phương hướng, sắc màu, số độ có liên hệ nền tảng đem lại cho cơ cấu Việt Nho một khuôn mặt đặc biệt không đâu có.

SÁCH ƯỚC GẬY THẦN

1. Gậy thần

Khi trở về nghiên cứu văn hóa nước nhà chúng ta có thể lấy làm lạ lâu lâu lại nghe nói tới sách ước gậy thần, rồi tìm không thấy đâu bàn đến cách triệt để hay nói lên ý nghĩa thâm sâu mà chỉ thấy xuất hiện trong bầu khí âm u của cõi tiên phi phàm. Sau khi nghiên cứu so đó chúng tôi mới nhận ra đó cũng là một điển chương quý báu của tiền nhân trối lại và vì thế hôm nay ghi lại đây một hai kết quả trong việc tìm hiểu. Xin hãy khởi đầu bằng duyệt qua một số truyện có liên hệ tới hai báu vật trên và trước hết là gậy thần được thấy xuất hiện nhiều lần hoặc trong tay tiên, hoặc tiên cho để làm phép như…

- Công chúaTiên Dung dùng gậy mà biến ra thành quách… cũng như dùng dậy trỏ vào xác chết làm cho sống lại.

- Ngọc Tâm trong truyện con muỗi (Văn Học II tr.95) gặp được tiên để xin cứu sống cho vợ… thì tiên cũng chống gậy trúc.

- Từ Thức cũng chống gậy trúc trên đường gặp tiên.

- Tú Uyên cũng gặp ông già chống gậy.

- Thần Lúa hay là Thần Nông đi đâu cũng chống gậy (Văn học tr.73).

- Cây tre được nhận như tiêu biểu con người lý tưởng.

Đọc xong truyện trên ta đã nhận ra gậy thần chính là nền minh triết nông nghiệp giúp cho người đạt độ tâm linh, và nhờ đó cứu gỡ khỏi những nanh vuốt của thời bái vật và ý hệ.

Bây giờ chúng ta đọc một câu truyện khác có tính cách tổng hợp văn minh mẹ (gậy thần) với văn minh bố (sách ước) như sau:

 

2. Sách Ước

Sách ước là sách huyền diệu có sức màu ban cho ngừơi gặp được quyền ước gì có nấy, giống cái đèn của Aladin. Tìm về nguồn gốc chúng ta chỉ gặp thấy có nói đến sách ước trong truyền kỳ mà thôi. Truyện rõ nhất về sách ước có lẽ là câu truyện Thần núi Tản Viên sau đây:

“Thần xưa kia nguyên là một đứa con bị bỏ rơi giữa rừng được một người tiều phu gặp đem về nuôi, đặt tên là Kỳ Mạng. Sở dĩ thần có tên này là vì trứơc khi gặp cha nuôi đứa bé mới lọt lòng đã được dê rừng cho bú, chim chóc ấp ủ cho khỏi chết. Kỳ Mạng chóng lớn khôn, theo nghề cha nuôi ngày ngày vác rìu vào rừng đốn củi.

Một hôm Kỳ Mạng đốn một cây đại thọ. Cây to lớn quá chặt từ sáng tới chiều mà vẫn chưa hạ nổi. Bỏ dở ra về, đến sáng hôm sau trở vào rừng, Kỳ Mạng hết sức ngạc nhiên thấy những vết chặt đã dính liền lại khắp thân cây. Kỳ Mạng lại xách rìu chặt nữa, suốt ngày ráng hết sức không xong, đến ngày thứ hai trở lại cũng thấy cây vẫn nguyên vẹn như chưa hề bị động tới. Không nản chí, Kỳ Mạng lại ra công cố chặt nữa, quyết hạ cho bằng được, rồi đến tối ở lại nấp gần cây rình xem sự thể. Vào khoảng nửa đêm, Kỳ Mạng thấy một bà lão hiện đến, tay cầm gậy chỉ vào cây, đi một vòng quanh cây, tự nhiên những vết chặt lại liền như cũ. Kỳ Mạng nhảy ra khỏi chỗ nấp, tức giận hỏi bà lão sao lại phá công việc làm ăn của mình. Bà lão nói:

- Ta là thần Thái Bạch, ta không muốn cho cây này bị chặt, vì ta quen nghỉ ngơi ở trên cây này.

- Không chặt cây thì tôi lấy gì mà nuôi sống?

Bà thần liền đưa cho Kỳ Mạng cái gậy rồi biến mất. Được chiếc gậy thần, đời sống của Kỳ Mạng từ đây có phần dễ chịu: chàng đem báu vật ra cứu giúp những người bệnh tật, ốm đau.

Một hôm Kỳ Mạng đi chơi gắp xác một con rắn nước bị trẻ chăn trâu đập chết vứt ở bờ sông, mới dùng gậy thần chỉ cho rắn sống lại, bò xuống nước. Vài ngày sau có một người lạ tới tự xưng là Tiểu Long Hầu, đem nhiều châu báu tạ ơn Kỳ Mạng đã cứu sống mình hôm rồi, nhân lúc đi chơi bị trẻ đánh chết. Thần Tiểu Long lại mời Kỳ Mạng xuống chơi dưới thủy phủ.

Kỳ Mạng nhận lời theo con Long Quân rẽ nứơc xuống biển chơi, được Long Quân mời ở lại ba hôm bày yến tiệc tiếp đãi nồng hậu và dẫn chàng đi xem khắp thế giới dưới nước. Khi về Kỳ Mạng lại được Long Quân biếu cho một cuốn sách ước, có thể nhờ sách mà cầu ước chuyện gì cũng đều được thực hiện cả. Kỳ Mạng sung sướng đem sách về trần.

Cuốn sách ước chỉ gồm có 3 tờ bằng da cá, ngoài bọc vỏ rùa. Ba trang sách chứa một tính chất: kim, mộc, hỏa… chỉ thiếu một trang về thuỷ mà Long Quân đã giữ lại.

Kỳ Mạng mới bắt đầu thử xem linh nghiệm ra sao, mới mở sách ra, đặt tay vào trang hòa khấn hứa, được nghe thấy sấm sét giữa lúc trời quang mây tạnh. Tức thì chỉ trong nháy mắt trên trời vần vũ dầy đặc, rồi chớp sáng, sấm sét nổi lên rung chuyển cả bầu trời.

Kỳ Mạng mỉm cười đắc ý, đặt tay vào trang mộc ước ao thấy một rừng cây di động. Tức thì những cây ở trước mặt chàng tự nhiên bỗng tiến bước lên như một đạo quân.

Kỳ Mạng gấp sách lại, thấy mình uy quyền sức mạnh không còn ai sánh kịp. Rồi từ đấy lang thang đó đây, cứu giúp đời.

Cuối cùng chán cảnh trần tục, Kỳ Mạng lên núi Tản Viên ở luôn lại đấy. Với cuốn sách ước, chàng dựng lên những lâu đài cung điện nguy nga giữa chốn núi rừng hoang vu. Từ đó tiếng đồn đi rằng núi Tản Viên do một vị thần pháp thuật thần thông cai quản.” (Văn học)

 

3. Đưa vào giải nghĩa

Câu truyện trên cung cấp cho ta nền tảng giải nghĩa cả sách ước lẫn gậy thần, cả hai không là chi khác hơn là hai khía cạnh của Kinh Dịch. Vì Kinh Dịch giống sách ước ở chỗ không có chữ: những chữ hiện nay chỉ là hệ từ thêm vào sau. Còn gậy thần chẳng qua là những con số của Kinh Dịch trong đó số 5 là quan trọng. Gậy thần làm bằng cây trúc có 9 đốt chia hai đầu sinh tử (âm dương) ai biết cầm trúng đốt 5 mà xoay thì tử sinh biến hóa: chết có thể làm cho sống lại v.v… Xem thế đủ biết đó là những con số của Lạc Thư của Hồng phạm. Sách Việt Sử Lược bảo Hùng Vương biết dùng ảo thuật thì có nghĩa là biết ứng dụng nền minh triết Lạc Thư: đem đạo (tròn) tản vào đời sống (vuông) đó gọi là Tản Viên, tức tròn vuông xoắn xuýt, trời đất tổng hợp. Gậy thần đi với mẹ với nông nghiệp nên gây ra được nhiều ơn ích thiết thực, còn sách ứơc là do bố, Lạc Long Quân tuy cũng có thần thông nhưng còn mang nhiều tính chất vu nghiễn như khi Kỳ Mạng đặt tay vào trang hòa khấn đựơc nghe thấy sấm sét giữa lúc trời quang đãng mây tạnh tức thì có sấm sét nổi lên rung cả bầu trời, để tay vào trang mộc thì thấy cả một rừng cây đi… đó toàn là những kiểu nói bóng về khả năng biến hóa của Kinh Dịch, nhưng về sau vì bị hiểu theo lối vu nghiễn nên không ơn ích gì cho đời sống như gậy thần. Gậy thần biểu thị nền minh triết nông nghiệp, nên mỗi lần chặt cây là biểu thị sự chối bỏ nền minh triết đó.

 

4. Ý nghĩa gậy thần

Vậy gậy thần không là chi khác hơn là nền minh triết nông nghiệp. Khi người nào đạt độ minh triết đó thì không cần đến tôn giáo vu nghiễn nữa, còn khi chỉ có triết học duy niệm như trong văn minh cha thì không đủ thỏa mãn tâm linh nên cần đến vu nghiễn, như phần nào đã thấy xảy ra trong Hán Nho có pha nhiều chất tai dị. Đã là minh triết thì nó biểu lộ ra trong nét nhất quán tức như sợi dây xỏ xuyên qua hai bờ âm dương mà không duy bên nào. Nói bóng là gậy thần. Gậy là để xỏ qua, thần là khắp hết tức đem đạo (tròn) tản ra mọi việc (vuông). Vậy trong nền văn hóa Việt Nam ta thấy cái gì cũng lưỡng nhất tính kể từ vật tổ trở đi là tiên rồng cho đến thể chế: làng nước, mẹ cha, cách tính tuổi, cách đặt tên… và vì thế tiếng nước ta rất nhiều danh từ đi đôi: mặt trời, chiếu chăn, non nước, anh em, bàn bạc, mênh mông… Tưởng không ngôn ngữ nào trên thế giới diễn đạt nếp gấp đôi rõ như vậy, tiếng ngoài rõ rệt, tiếng trong lờ mờ. Lời nói lại đặt nổi chữ Kỳ tức lấy mình là trung tâm; ta nói xe chạy ngoài đường. Có người dạy văn chương cho là sai: vì chạy ngoài đường là chạy trong ruộng hay dưới sông. Nhưng nói theo lối Kỳ Mạng tức lấy con người làm nơi quy chiếu thì nói ngoài được là quy chiếu vào mình tức con đường ở ngoài mình. Đó là hậu quả Tam tài: lấy con người làm trung tâm “trời che đất chở ta thong thả” và do đó hiện thực được sứ mạng của mình (kỳ mạng) tức là của con người đại ngã tâm linh mà các nền văn minh khác chưa đâu hiện thực nổi.

VĂN HOÁ VIỆT TỘC

Văn hóa một dân tộc xuất hiện từ ngày có một tâm hồn vượt chúng nhận thức ra được con đường tiến hóa loài người để đưa ra những đường lối chỉ dẫn cho toàn dân theo, rồi do nhiều người theo lâu đời thì kết thành tiêu biểu, số độ, huyền thoại… Ngừơi sau căn cứ vào những số độ, huyền thoại và thói tục ấy mà tìm ra nét đặc trưng và định giá cao thấp của nền văn hóa đó. Vậy văn hóa Việt tộc đã xuất hiện từ thời vô hoài (Immemorial time) và đựơc kết tinh lại trong trang huyền sử trác việt của Bàn Cổ được lưu truyền như sau:

Hỗn mang chi sơ

Vị phân thiên địa

Bàn Cổ thủ xuất

Thuỷ phán âm dương.

Giải nghĩa theo văn hóa thì thâm ý như sau: trứơc khi Bàn Cổ xuất hiện thì cảnh hỗn mang ngự trị: tâm trí con người bơ vơ lạc lõng không biết đi đường nào gọi bóng là cả đến trời cao đất thấp như vậy mà cũng không phân ra cái gì là nên hay không nên cái gì là hại hay không hại. Cảnh huống đó chính là cảnh huống ngày nay tâm trí con người hiện đang tán loạn lắc lư như con tài giữa muôn lượn sóng không biết đâu là bến bờ. Nếu nay xuất hiện một triết gia thì đó là Bàn Cổ. Bàn Cổ theo nghĩa này là nhà khảo sát về thời cổ sơ và nhân đó tìm ra được nguồn gốc cuộc sống và văn hóa của con người. Việc nền tảng hơn hết là phân ra đâu là âm đâu là dương tức đưa ra tiêu chuẩn để định đoạt thế nào là trên thế nào là dưới, thế nào là Chân, Mỹ, Thiện. Đấy là việc cao cả nhất, khó khăn hơn hết trên đường tiến hóa của loài người:nó cho thấy được chiều kích tích cực của Vô thể, tích cực đến độ biết được rằng chính Vô thể là mẹ đẻ ra muôn cái có (Hữu Thể) nên cũng gọi cảnh Thái Hòa tức hòa Có với Không. Đó là điều buộc phải có con mắt trinh trong toàn triệt mới nhìn ra được. Con mắt triết gia duy lý mới nhìn ra được cái siêu hình trừu tượng là thứ chỉ sản xuất có loại siêu hình một chiều: chiều hữu như kiểu Hữu Thể học của Tây Au là thứ hết sức son đẹp, hoặc nghiêng sang Vô thì đi vào vô vi phi thể cũng lại non đẹt nữa. Nghĩa là cái văn không đủ mạnh để thẩm thấu vào hoán cải cuộc đời đành đi vào cảnh xuất thế. Phải có con mắt trinh trong hơn mới nhìn được Vô thể như gốc rễ của các hữu thể tức thấy được cái khả năng tác tạo vô biên của Vô thể, nên nhìn ra được cái mối liên hệ giữa Hữu và Vô làm thành cái toàn thể nên không thể có xuất với nhập vì Hữu Vô không là hai thực thể biệt lập.

Nói khác nếu chia cụôc tiến hóa con người làm ba đợt thì đợt thấp nhất là duy Hữu. Đó là cái hữu đặc sệt của đợt vật lý không thấy tí gì là vô hình nên cái gì thuộc vô hình đều cho là vô ích.

Đợt hai là cái vô hình lý thuyết, vô hình trừu tượng tức là thứ vô hình nửa vời vì tuy con mắt không thấy nhưng còn cần đến mắt lý trí nên gọi là “vô hình hữu tượng” thí dụ ý niệm về sự vật, tuy mắt không thấy sự vật nữa nhưng trí còn giữ cái tượng ý (imago-idea). Tượng ý lớn nhất bao gồm mọi tượng ý khác ở đợt này là tượng ý “sự hữu xét như sự hữu” nó làm nền cho siêu hình Tây Au gọi là Hữu Thể (Ontology). Đó chưa là cái vô hình trong suốt, nên chưa thấy được khả năng tạo dựng của Vô thể.

Phải tiến lên một bậc nữa mới tới cái Vô hình mà Nho gọi là “vô thanh vô xú”. Chính cái Vô này mới đầy năng lực tạo dựng, nên đựơc coi là nguồn suối sinh ra mọi cái có (hữu sinh ư vô). Mọi cái có sinh ra bởi cái không. Phải là con mắt trinh trong lắm mới nhìn ra được mối liên hệ uyên nguyên này.

Vậy người nhìn ra đựơc mối liên hệ đó đã xuất hiện nơi Cổ Việt và được huyền sử kêu là “Bàn Cổ”. Chữ Bàn cùng một âm với Bàng trong họ Hồng Bàng (trong Nam chữ Bàn cũng đọc là Bàng, xem Tự điển Hán Việt của Nguyễn Duy Khôn). Tương truyền mồ mả ông hãy còn đâu đó trong miền núi Lưỡng Việt, tức tỉnh Quảng Đông, nơi xưa kinh đô của Nam Việt. Vì mối liên hệ họ máu hàng dọc này với Bàn Cổ thuỷ tổ Âm Dương mà Việt Nam đã nhận hai vật biểu là Tiên (âm) và Rồng (dương) làm như thẻ chủ quyền cho cụôc phát minh vĩ đại trên. Các nước chỉ có một: gấu Nga, voi An, Ó Mỹ, Cồ Pháp v.v… riêng Việt có cả chim Trời lẫn Rồng dưới đáy biển để nói lên quyền thừa tự cái cuộc phát minh vĩ đại vô cùng mà cho đến nay nhân loại mới hé thấy qua khoa vật lý vi thể (tiêu tích của điện tử, qua electron proton của nguyên tử v.v…) nhưng mới là hé thấy chứ chưa vào được trong, nghĩa là chưa từ đó xây nên một đạo sống cho toàn dân. Còn tiên tổ của Việt tộc đã vào được tức đã kiến tạo nên một chủ Đạo nhân sinh cao ngất mà các số 2, 3, 5, 9 trở thành những rường cột của ngôi Thái Thất Việt House. Số 2 nằm trong Bàn Cổ thuỷ phán âm dương, số 3 nằm trong Tam hoàng là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Số 5 là Ngũ Đế. Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Số 9 là ông Đại Vũ vì lấy được vợ Việt nên đúc được 9 đỉnh tức hội nhập được số 9 của dân Lạc Việt gọi là Cửu Lạc. Chớ lầm mà cho các vị này là Tàu: toàn là tổ của Việt đó. Các ngài thuộc thời Hoàng Việt cũng gọi là Viêm Việt là thời chưa có dấu vết gì là Tàu. Tàu thực sự tức cả về văn hóa mới có từ đời Chu thế kỷ 12 tr.c.n. Còn trên nữa mới là tộc Hạ và tộc Thương thì văn hóa hoàn toàn Việt: về chính trị chưa vượt qua đợt bộ lạc, cùng lắm là bộ tộc, còn nói nhà Thương, nhà Hạ là do sử gia tô điểm về sau, chứ thực mãi đến đời Chu mới bắt đầu lấy nội dung Đạo Việt làm ra Nho bằng đổ khuôn lời Nho cho các ý tưởng nền móng của Việt, vì thế Nguyên Nho chính là Việt Nho, Nho của Việt. Từ đây các số 2, 3, 5, 9 thành Âm dương, Tam tài, Ngũ hành, Cửu trù (Hồng phạm). Nên biết rằng 4 số đó tóm hết tinh tuý của Việt Nho:

Số 2 trong Kinh Dịch trình bày Vũ trụ quan tiến hóa.

Số 3 trong Trung Dung và Kinh Lễ trình bày nhân sinh quan chủ động (nhân chủ).

Số 5 trong Kinh Thi trình bày lối tiến đặc biệt gọi là “Văn hiến” hay “Tâm linh sử quan” được quảng diễn thành “Lạc Thư” và “Thái Thất”.

Số 9 trong Kinh Thư, chính là cái số 9 này đã cày chũi mọi ngành ngọn cụôc đời để ánh sáng văn hóa được giọi tới dưới tên Hồng phạm Cửu trù.

Đó là nền móng văn hóa Việt. Chữ Việt ở đây nên hiểu theo nghĩa là siêu việt tức không còn thể cao hơn được nữa. Các nơi còn có thể làm cách mạng vì chưa đạt đợt này. Còn với Việt tộc thì chỉ có thể cải cách tức thay đổi phương thế tuỳ thời, chứ về nền móng đã tới rồi, nên nếu vô ý thấy người cách mạng cũng bắt chước làm theo thì chính là cách mạng của loài tôm tép: lộn cứt lên đầu.

Trên đây là tóm lược nguồn gốc văn hóa Việt cũng là triết lý nhân chủ lấy con người làm cái tâm của vũ trụ mà Kinh Dịch gọi là “vũ trụ chi tâm”. Đó là nền tảng của Đạo làm người mà trong nhân loại mới thấy ở đây một thành tựu đồ sộ nguy nga như vậy. Chính Đạo Nhân chủ này làm nảy sinh ra tâm trạng an nhiên tự tại: coi Trời Đất là thân hữu, là nhà của mình, không có ai thù nghịch nữa nên để hết sinh lực vào cuộc sống tròn đầy viên mãn được biểu thị bằng những truyện huyền thoại Bàn Cổ hay Nữ Oa đội đá vá trời còn truyện trong tục ngữ Việt với câu “lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng”. Khiếp chưa? Người ta gánh đồ gánh đạc. Đây gánh núi, gánh sông thật không thể cao hơn được nữa.

Hệ quả cái nhìn bao la trên là lối sống tươi vui. Sống an nhiên tự tại sống như chơi, đầy ca, vũ, nhạc, kịch như được khắc trên mặt trống đồng và lưu truyền trong các hội hè, đình đám đầy vui nhộn, lối sống giàu sinh thú yêu đời.

Đang khi với Âu Ấn là lối sống khắc nghị thanh giáo phản ánh vào lối văn chương bi kịch đầy bi đát với võ công ca đầy óc chiếm đoạt còn nay là cái nỗi lo âu khắc khoải, cám cảnh lạc loài. Jean Paul Sartre cho là con người chưa được hỏi ý kiến: khi không bị vứt ra đó, sống vô cớ vô duyên, chí choé với nhau một mẻ rồi lăn ra chết, chán quá! Chả nghĩa lý mẹ gì. Rõ là buồn nôn đáng oẹ mửa. Đó, đời bị nhìn như thế là vì không nhìn ra mối liên hệ uyên nguyên, nên không thấy ý nghĩa cuộc đời. Albert Camus nói: tôi cảm thấy xa xôi với Trời, với Đất, với Thượng Đế, với tha nhân và hĩ ơi với chính mình tôi nữa! Thật cám cảnh to vo vì không thấy liên hệ ngầm nối Trời với Đất với mình, nên cái gì cũng coi như xa lạ, như thù địch không đáng sống và vấn đề duy nhất còn lại là sao chưa tự tử. Câu thưa của một số trụ hiện sinh là chúng tao sống cốt rao cho nhiều người biết cần tự tử. Chính cái tâm trạng này đang tràn ngập khắp bốn phương do sự kiện văn hóa Tây Au nắm quyền chỉ huy toàn cầu nhưng vì là nền văn hóa không hồn không hướng, không biết chỉ về phương hướng nào. Thành thử toàn thể nhân loại lâm vào cảnh “hỗn mang chi sơ, vị phân thiên địa”.

Sau mấy phân tích trên ta có thể trả lời câu hỏi đối với việc sửa soạn cho Bàn Cổ mới tái xuất để kiến tạo cho nhân loại một nền văn hóa có hướng có hồn, thì hỏi liệu văn hóa Việt có thể đóng góp được chi chăng? Ta có thể thưa ngay rằng Việt tộc có nhiều khả thể nếu không nhất thì cũng vào hạng nhất. Tuy nhiên với điều kiện là nó phải làm một cuộc trở về nguồn tận căn để cả triệt thượng lẫn triệt hạ, tức là vừa nghiên cứu thâu đáo để không những đạt chủ thuyết, nhưng còn phải đi xa hơn nữa là đạt chủ Đạo. Chủ thuyết mới là đợt cao nhất của văn học như nghiên cứu nghiêm túc cổ sử, khảo cổ, ngôn ngữ, phong tục… Còn chủ Đạo là phải tù đó tìm ra nguyên lý uyên nguyên của con người là nguồn suối mọi diễm phúc để xây đạo sống và chỉ dẫn đường đi đến đó. Đi càng gần được bao nhiêu thì càng thấy được hạnh phúc an vui bấy nhiêu. Người xưa đã ví với suối cam tuyền, ví với mạch nước hằng số, nên đâm rễ vào đó được là đâm rễ vào nguồn sống. Cha ông ta đã đạt được chỗ ấy và dùng làm đạo dựng nước nên các ngài đã gọi là Việt Tỉnh Cương. Nói Việt Tỉnh Cương là nói văn hóa Việt đã đạt nguồn gốc tâm linh như từ giếng vọt lên mạch nước cam tuyền vô tận. Còn nói cương là nói mọi cương thường giềng mối xã hội đều phát xuất từ nguồn đó nên được biểu thị bằng số 2 và 3 rồi 2 cộng với 3 thành ra 5 và các số phụ. Nói vắn tắt là văn hóa dân tộc cũng là văn hóa nhân tộc: tức văn hóa Việt tộc đã đạt độ phổ biến cao nhất có thể hợp với mọi nơi mọi đời nên vẫn còn giá trị muôn thưở đủ tư cách để trở nên một thứ đạo đặc biệt gọi là “Đạo Làm Người” lấy tu thân làm bổn gốc, nên không có cảnh vong thân như hai đợt dưới.

Chính từ cái gốc uyên nguyên này mà ta phải xây lên một tổng hợp mới gồm cái hay mọi nơi cũng như cố làm sống lại nền Đạo Đức Đông phương không chỉ bằng sách vở báo chí suông mà bằng các cuộc nghiên cứu thấu triệt rồi tới các lớp huấn luyện liên tục và rộng mở. Người Việt quốc gia nên giồn hết tâm can nghị lực vào việc phục hoạt này. Đây là việc cứu quốc đích thực hơn hết, cần phải làm đầu trước tiên. Bởi nước ta xây trọn vẹn trên văn hóa, thứ văn hóa đạt thân, nên nước gọi là văn hiến tức thứ văn cao cả xứng đáng cho con người hi hiến thân tâm cho nó, bởi nó đã đạt đến gốc người nền văn hóa dân tộc cũng là văn hóa nhân tộc. Cho nên với ta vong quốc cũng là vong bổn, vong thân luôn. Ít có nước đạt đợt văn hóa cao sâu như vậy. Nhưng oái ăm thay bên nhà thì Việt cộng đang ra sức tàn phá cho tận gốc rễ những gì gọi là dân tộc. Còn người quốc gia thì gặp cảnh phiêu bạt như những cánh bèo bồng bềnh chưa có cái gì ràng buộc với nhau thành một công thể. Trong cảnh tan nát như vậy nếu chúng ta không làm một cố gắng vượt bực thì Việt Nam văn hiến sẽ điêu tàn. Điều đó không những uổng cho Việt tộc nhưng cũng là một thiệt hại lớn cho nhân tộc vì mất đi một đỉnh cao văn hóa của mình.

Tác giả Kim Định

Nguồn: http://www.dunglac.org

                                                                                                                                     



Trở Lại Trang Mặt