Năm Thứ 4890
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Giới
Thiệu Sách
(bấm vào
đề tài đọc thêm chi tiết)
Hà Thúc Kư : SỐNG C̉N VỚI DÂN TỘC
Đăng tải ngày: 16/09/2009
Sau cùng, với niềm tin lạc quan, cụ Hà Thúc Kư tin vào
một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt. Cụ cho biết
“Đất có tuần, dân có vận” có lẻ nào “vận’ của người dân
Việt Nam đen đủi măi.
Tóm lại, qua văn phong giăn dị cùng tấm ḷng cởi mở và
khách quan nhằm nêu lên những sự thật của lịch sử, cụ Hà
Thúc Kư đă để lại cho thế hệ trẻ những tài liệu qúi báu
.
Đôi gịng giới
thiệu tác phẩm
SỐNG C̉N VỚI DÂN TỘC
Hồi Kư Chính Trị Của Cụ HÀ THÚC KƯ
NGUYỄN VẠN B̀NH
Tác phẩm“Sống C̣n Với Dân Tộc” hồi kư chính trị
của cụ Hà Thúc Kư, một nhà cách mạng, một lănh tụ cao
cấp của đảng Đại Việt sẽ được các thân hữu của cụ cho ra
mắt tại hội trường TownHomes America Community tọa lạc
tại 1955 Quimby Road, San Jose (góc đường Quimby và
Tully) vào 2 giờ 30 trưa ngày thứ bảy 10-10-2009
tới đây.Buổi ra mắt tác phẩm nầy cũng nhằm tưởng
niệm một năm ngày cụ qua đời ngày 16-10-2008 tại tiểu
bang Maryland, Hoa Kỳ.
Với tựa đề của tác phẩm “Sống C̣n Với Dân Tộc” và nội
dung là hồi kư chính trị của một nhà cách mạng, một
chính trị gia, thế nên tác phẩm của cụ đă liên
quan đến cuộc sống thăng trầm của bản thân cụ ,
đồng thời cũng đă ghi lại những biến động của đất nước
Việt Nam trong cuộc sống của cụ.Chính v́ thế, tác phẩm
“Sống C̣n Với Dân Tộc” đă có một giá trị về khía cạnh
đấu tranh của người Việt Quốc Gia trong giai đoạn chống
thực dân Pháp, chống Cộng Sản thời cận đại từ năm 1930
đến nay.
Đọc qua nội dung của tác phẩm “Sống C̣n Với Dân Tộc”,
người ta thấy rơ nơi cụ Hà Thúc Kư một tấm ḷng yêu quê
hương và dân tộc Việt. Cụ đă bày tỏ lập trường chính trị
kiên định của ḿnh là một người Quốc Gia yêu chuộng sự
tự do, dân chủ và bảo vệ nền độc lập của nước nhà.Cụ chủ
trương chống bọn thực dân Pháp cũng như lên án chế độ
độc tài Cộng Sản Việt Nam.
Được biết cụ Hà Thúc Kư sanh năm 1920 tại Thừa Thiên.Tốt
nghiệp kỷ sư Thủy Lâm.Năm 1943 cụ làm phó quận trưởng
Thủy Lâm tại Cà Mau. Vào tháng 9 năm 1945, cụ tham gia
kháng chiến chống thực dân Pháp tại Mặt Trận Lào.Tháng 2
năm 1946, cụ rời bỏ hàng ngũ kháng chiến ra Hà Nội và
gia nhập đảng Đại Việt do đảng trưởng Trương Tử Anh sáng
lập.Năm 1950, cụ được bổ nhiệm làm Xứ Bộ Trưởng
Miền Trung.Năm 1953, cụ được bầu vào Hội Đồng Chủ Tịch
Trung Ương Đảng Bộ Đại Việt.
Năm 1954, cụ tham gia Phong Trào Đại Đoàn Kết và Ḥa
B́nh.Năm 1955, v́ bất đồng chính kiến với chính phủ Ngô
Đ́nh Diệm và v́ có liên quan đến vụ biến động Ba Ḷng ở
miền Trung, cụ đă bị chính quyền Ngô Đ́nh Diệm tuyên án
khiếm diện chung thân khổ sai. Đến tháng 11 năm 1958 cụ
bị chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bắt và bị biệt giam cho đến
sau ngày đảo chánh 1-11-1963 mới được thả tự do.
Năm 1963, cụ tham gia Hội Đồng Nhân Sĩ .Năm 1964 cụ là
tổng trưởng nội vụ.Nhưng chỉ được vài tháng, cụ lại từ
chức v́ bất đồng chính kiến với đại tướng Nguyễn Khánh.
Tháng 5 năm 1965 cụ ra một Bản Tuyên Ngôn 9 điểm
đ̣i thực hiện đại đoàn kết quốc gia để cải cách về kinh
tế, chính trị và xă hội.
Tháng 12 năm 1965, đảng Đại Việt Cách Mạng được thành
lập và cụ được đại hội đề cử làm Tổng Bí Thư .Tháng 9
năm 1967, cụ cùng ông Nguyễn Vặn Định ra ứng cử Tổng
Thống và Phó Tổng Thống. Sau tết Mậu Thân 1968, cụ vận
động 6 đảng quốc gia có thực lực để thành lập Mặt Trận
Quốc Gia Dân Chủ Xă Hội nhằm tạo sức mạnh để chống Cộng
Sản Bắc Việt.Năm 1972, cụ cùng giáo sư Nguyễn Ngọc Huy
và ông Trần Quốc Bửu thành lập Mặt Trận Tự Quyết.
Ngày 30-4-1975, khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm được
miền Nam, cụ cùng gia đ́nh vượt biển bằng tàu Trường
Xuân và đến định cư tại Hoa Kỳ.Năm 1978, cụ cùng một số
nhân sĩ, đảng viên Đại Việt, các bạn trẻ thành lập Mặt
Trận Việt Nam Tự Do , đồng thời củng cố những cơ sở của
Đại Việt Cách Mạng Đảng. Trong 3 kỳ đại hội đảng năm
1995, 1999 và 2003 của Đại Việt Cách Mạng Đảng, cụ được
đại hội bầu làm Chủ Tịch Đảng. Cụ qua đời ngày
16-10-2008 tại tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ hưởng thọ 89
tuổi.
Tác phẩm “Sống C̣n Với Dân Tộc” dầy 400 trang, b́a cứng,
tŕnh bày trang nhă kèm theo một số h́nh ảnh của tác giả
và sinh hoạt của đảng Đại Việt.
Trong phần mở đầu của tác phẩm, cụ Hà Thúc Kư cho biết
cụ tôn trọng sự thật, những ǵ cụ viết ra đều là người
thật, việc thật.V́ thế, nếu có phê b́nh một số nhân vật
, nhận định một số dữ kiện , th́ cụ luôn đứng ở vị
thế khách quan, cốt để nêu ra điều ngay lẻ phải mà thôi.
Nhận định về thời gian gia nhập kháng chiến, cụ Hà
Thúc Kư cho biết cụ lên đường tranh đấu với một tâm hồn
trong sáng, không vướng mắc định kiến chính trị, không
bận bịu gia đ́nh và không tơ tưởng bă lợi danh. Nhưng
chỉ qua một thời gian ngắn, cụ đă tỉnh thức qua hành vi
tỵ hiềm cá nhân, kỳ thị giai cấp của một ủy viên chính
trị cộng sản, nên cụ đă dứt khoát rời bỏ hàng ngủ kháng
chiến, nơi mà đảng CSVN đă lợi dụng ḷng yêu nước của
đồng bào chống Pháp, nhưng chủ đích là mưu đồ bành
trướng chủ nghĩa cộng sản quốc tế hầu đưa đất nước vào
ṿng nô lệ Nga, Tàu.
Nhận định về Cựu Hoàng Bảo Đại, cụ Hà Thúc Kư cho biết
có nhiều giai đoạn cụ không đồng ư về cung cách lănh đạo
của cựu hoàng, nhưng không bao giờ chống đối hay công
khai chỉ trích. Theo cụ th́ cựu hoàng Bảo Đại cũng có
công lao không nhỏ với đất nước trong giai đoạn
1945-1955 qua việc tranh thủ với Pháp để giải tán
chính phủ Nam Kỳ tự trị; thành lập lưc lượng liên
tôn chống Cộng.
Nhận định về cá nhân tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, cụ Hà
Thúc kư cho biết cá nhân cụ khi c̣n là sinh viên đă từng
ngưỡng mộ ông Diệm.Cụ có cảm t́nh với ông Diệm trước
hành động từ chức Thượng Thư v́ không không muốn bị lệ
thuộc vào bọn thực dân Pháp.Cho đến khi ông Ngô Đ́nh
Diệm nắm vai tṛ tổng thống th́ cụ lại bị bắt bỏ tù.Cho
đến nay, cụ cho biết mỗi khi nghĩ đến việc tổng
thống Diệm bị sát hại th́ cái thiện cảm mà cụ đă dành
cho ông Diệm lúc thời sinh viên lại trở lại. Cụ Hà
Thúc Kư cho biết mỗi khi nghĩ đến tổng thống Diệm, cụ
vẫn bùi ngùi tiếc thương cho con người suốt đời nặng
ḷng lo toan cho đất nước.
Nhận định về cá nhân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cụ Hà
Thúc Kư cho biết ông Thiệu tuy là người khôn ngoan,
nhưng lại quá ỷ vào Mỹ, nên dần dà để mất chủ quyền quốc
gia, rồi đưa đến sự bại trận của Việt Nam Cộng Ḥa khi
bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi.
Nhận định về vai tṛ của Hoa Kỳ ở Việt Nam, cụ Hà Thúc
Kư cho rằng chính sách của Mỹ luôn luôn là ngăn chận
cộng sản.Qua từng giai đoạn, trước tiên Mỹ giúp Pháp
chống Việt Minh, sau đó ủng hộ giải pháp Bảo Đại, ủng hộ
giải pháp Ngô Đ́nh Diệm và cuối cùng can thiệp trực tiếp
bằng cách gởi quân sang Việt Nam. Tất cả chỉ tùy thời
đưa ra lập luận nầy hay lập luận khác, chứ chưa bao giờ
thực sự là v́ dân tộc Việt Nam.Việc chủ trương Việt Nam
Hóa chiến tranh chỉ là phương thức để qút quân ra khỏi
Việt Nam trong danh dự. Nhưng theo cụ danh dự của cường
quốc Hoa Kỳ đă hoen ố bởi quyết định bỏ rơi Miền Nam
Việt Nam.Đây là một vết nhơ trong lịch sử của Hoa Kỳ.
Nhận định về đảng Cộng Sản Việt Nam, cụ Hà Thúc Kư cho
rằng sau hơn 30 năm cai trị miền Bắc và trên 30 năm cai
trị toàn lănh thổ Việt Nam, đảng CSVN đă chứng tỏ họ đă
không có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề dân sinh
căn bản cho người dân.Cụ cho biết trên b́nh diện quốc
tế, sự thực trước mắt đă chứng tỏ rơ rệt là chủ nghĩa
Cộng Sản sai lầm đă bị phá sản.
Đối với các đảng viên của đảng Đại Việt, cụ Hà Thúc Kư
đă có lời tâm huyết nhắn nhủ là con đường chông gai mà
các anh chị em đă đi qua từ mấy chục năm qua , kế tục
truyền thống cách mạng của cố đảng trưởng Trương Tử Anh
là con đường chính nghĩa. Anh chị em hăy mạnh dạn cố
gắng tiếp nối trên con đường đó cho đến ngày đất nước
thực sự có Tự Do, Dân Chủ.
Sau cùng, với niềm tin lạc quan, cụ Hà Thúc Kư tin vào
một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt. Cụ cho
biết “Đất có tuần, dân có vận” có lẻ nào “vận’ của
người dân Việt Nam đen đủi măi.
Tóm lại, qua văn phong giăn dị cùng tấm ḷng cởi mở và
khách quan nhằm nêu lên những sự thật của lịch sử, cụ Hà
Thúc Kư đă để lại cho thế hệ trẻ những tài liệu qúi báu
.
Xin chúc cho buổi ra mắt tác phẩm ‘Sống C̣n Với Dân Tộc”
của cụ Hà Thúc Kư được thành công và nguyện xin hương
linh của cụ Hà Thúc Kư, người luôn quan tâm đến vận mệnh
của đất nước và dân tộc Việt được an lành về cơi Phật.
Mọi thắc mắc về buổi ra mắt tác phẩm “Sống C̣n Với Dân
Tộc”, xin liên lac về ban tổ chức: (209) 430 -
9178 hay (408) 667-0961.Email:
hoangmai2006@sbcgloabl.net ª
NGUYỄN VẠN B̀NH
Vũ
Quốc Thúc
Thời Đại Cuả Tôi
Phạm Xuân Đài
Trong năm 2010 này, nhà xuất bản Người Việt đă phát
hành một lúc hai tác phẩm mang tên chung là Thời Đại
Của Tôi của giáo sư Vũ Quốc Thúc, cuốn I có tên riêng
là Nh́n Lại 100 Năm Lịch Sử, cuốn II là Đời Tôi Trải
Qua Các Thời Biến.
Cuốn thứ nhất, Nh́n Lại 100 Năm Lịch Sử, dày hơn 400
trang hẳn nhiên là một cuốn sách về lịch sử, nhưng
được tác giả khẳng định không phải là một thiên khảo
luận về lịch sử Việt Nam, cũng không phải là một luận
đề về chính trị hay xă hội học, mà chỉ là một bản tóm
lược những điều mà tác giả thâu thái được trong khi cố
gắng t́m hiểu về thời đại của ḿnh. Không kể phần Phụ
Lục, sách chia ra làm năm hồi: Hồi thứ nhất: Việt Nam
dưới chế độ thuộc Pháp; hồi thứ hai: Việt Nam trong
cuộc thế chiến 1939- 1945; hồi thứ ba: Việt Nam tranh
đấu giành lại độc lập; hồi thứ tư: Việt Nam trong cảnh
qua phân lănh thổ; hồi thứ năm: Việt Nam tái thống
nhất dưới chế độ Cộng sản. Trong mỗi hồi, tác giả chia
ra từng giai đoạn hay từng vấn đề để xem xét riêng rẽ,
trong mục đích, như tác giả khẳng định từ đầu, là để
cố gắng t́m hiểu thời đại của ḿnh. Đó là những đề tài
tác giả khai triển lịch sử phần nào theo cái nh́n
riêng, cốt để nhấn mạnh đặc tính của giai đoạn đó mà
không bị bóp méo đi như một số tài liệu khác. Nh́n
chung, cuốn thứ nhất chính là cái khung thời gian và
không gian cần thiết phải được giới thiệu trước để
chuẩn bị cho cuốn sau trong đó tác giả kể những sự
việc của đời ḿnh qua từng giai đoạn. Đây là công việc
phần nào mang đặc tính của một nhà giáo, rất sư phạm:
đó là, trước khi kể chuyện đời ḿnh, tác giả đă vẽ ra
trước cho độc giả thấy cái bối cảnh rộng lớn làm nền
cho cả tấn kịch đời của tác giả sẽ được kể trong cuốn
II. Sự chuẩn bị đó rất cần thiết, có lẽ tác giả nhắm
cho các thế hệ độc giả mai sau để hiểu được câu chuyện
sẽ được kể trong từng giai đoạn lịch sử tương ứng với
tất cả đặc điểm của nó.
Cuốn thứ hai với tên gọi Đời Tôi Trải Qua Các Thời
Biến th́ đích thực là một cuốn hồi kư. Về cái tên
chung Thời Đại Của Tôi, theo tác giả là để xác định
ranh giới cho cuốn sách, rằng đây là một cái ǵ “của
tôi” chứ không phải là một cuốn lịch sử, đ̣i hỏi một
quá tŕnh làm việc rất khoa học và phiền toái của một
sử gia. Trái lại tác giả chỉ chú trọng vào những phản
ứng về mặt tâm lư và tinh thần mà các biến cố lịch sử
gây ra trong tâm khảm của ḿnh. Khoảng thời gian mà
tác giả gọi là “Thời đại của tôi” để nh́n lại và suy
ngẫm được ấn định là 90 năm, kể từ khi tác giả được
sinh ra năm 1920 cho đến năm nay 2010, khi tác giả
viết những ḍng cuối cho cuốn sách này. Cuốn sách cũng
được chia làm năm hồi. Hồi thứ nhất: trước khi
Thế chiến II (1939- 1945) bùng nổ; hồi thứ hai:
từ tháng 9 năm 1939, tức thời điểm xảy ra cuộc thế
giới chiến tranh thứ 2, cho tới cuộc đảo chánh ngày 9
tháng 3 năm 1945 ở Việt Nam, ngày Nhật đảo chánh Pháp;
hồi thứ ba: từ 9 tháng 3, 1945 tới hiệp định
Genève ngày 20.7.1954, chia đôi đất nước Việt Nam; hồi
thứ tư: từ tháng 7.1954 tới 30.4.1975, Việt Nam
tái thống nhất do sự xâm chiếm của chế độ Cộng sản
Việt Nam; hồi thứ năm: Từ tháng 4, 1975 tới
nay.
Đọc hết năm hồi này qua 700 trang sách, cảm tưởng đầu
tiên của người đọc phải là ngạc nhiên về trí nhớ phi
thường của tác giả. Ông bắt đầu viết thiên hồi ư này
khá trễ, vào năm 1996 là lúc ông đă 76 tuổi, thế mà
ông kể lại tường tận tỉ mỉ từ chuyện xa nhất như môi
trường gia đ́nh của ông từ ngày ông sinh ra, đến việc
học hành, thi cử, ra đời làm việc, những biến cố trong
đời..., không phải chỉ việc riêng của cá nhân ông, mà
luôn luôn đầy những nối kết với xă hội, với môi trường
thời đại, với vô số nhân vật đương thời. Đúng là những
trang sách của ông đă tạo nên bức bích họa của thời
đại ông, dù là thời ông c̣n nhỏ, hay thời kháng chiến
của Việt Minh, lúc đi thi tiến sĩ và thạc sĩ bên Pháp,
hoặc thời giữ những chức vụ quan trọng trong chính
quyền miền Nam, hay quăng đời sau 1975 đi tị nạn bên
Pháp. Giai đoạn nào ông viết cũng đâu ra đấy, sự việc
nào cũng đầy đủ đầu đuôi gốc ngọn, chuyện cá nhân và
chuyện thời đại xen kẽ, đan kết nhau, bổ túc cho nhau
để làm nên một bức tranh hoàn chỉnh. Đây không phải là
những trang hồi kư để đề cao cái ta của tác giả,
không, người đọc tuyệt nhiên không nhận thấy điều ấy,
mà càng đọc càng say sưa v́ các chi tiết sống động của
xă hội đương thời mang đầy sinh khí cho mọi câu chuyện
được kể. Đọc ông, người ta thấy rơ cái tinh thần đại
học được thể hiện ở từng trang: uyên bác, tôn trọng sự
thật đến tối đa, cộng với tài kể chuyện duyên dáng mà
thành thật, khiến cho người đọc dễ dàng cảm thấy một
niềm tin cậy, khiến cái ông gọi là “thời đại của tôi”
biến thành “thời đại của chúng ta” lúc nào không hay.
Biến cái riêng của ḿnh thành cái chung của mọi người,
đó là sự lớn lao của cuốn hồi kư này. Lời kể của ông
đă phản ảnh cả một thời đại trong đó cuộc đời ông đă
trải qua, đó cũng là thời đại chứa đựng cuộc đời của
hầu hết chúng ta hôm nay, đọc ông chúng ta sẽ đồng cảm
với ông, và sẽ thầm cám ơn ông đă nói hộ cho chúng ta
vô số điều mà ta không đủ điều kiện để biết hết.
Trước hết cuốn hồi kư này đă cống hiến cho người đọc
rất nhiều tư liệu về văn hóa Việt Nam. Chỉ nội một
chương đầu tiên, có tên là Môi Trường Gia Đ́nh, chúng
ta được biết nhiều điều về thành phố Nam Định từ cổ
truyền cho đến khi thuộc Pháp, sự buôn bán làm ăn ở
đó, cư dân và truyền thống văn học khoa cử của đất
thành Nam v.v...; từ thông tin gia đ́nh ông vốn trước
kia họ Phạm, từ thế kỷ 17 đổi sang họ Vũ, chúng ta
được đọc hầu như cả một thiên khảo cứu về việc đổi họ
ở nước ta; từ một chi tiết “truyền thống thờ tổ tiên
của gia đ́nh tôi” chúng ta được biết buổi lễ học vỡ
ḷng cuốn Tam Tự Kinh của tác giả đă xảy ra như thế
nào, tinh thần Nho giáo “quỷ thần kính nhi viễn chi”
đă khiến thân phụ của tác giả thờ ơ đối với mọi tôn
giáo khác mà chỉ coi việc thờ cùng tổ tiên là vô cùng
hệ trọng ra sao. Với cung cách nghiên cứu đại học, hầu
như bất cứ việc nhỏ nhặt nào cũng được tác giả tŕnh
bày đến tận nguyên ủy. Chỉ riêng về khía cạnh văn hóa,
độc giả có thể học từ cuốn sách này vô số điều.
Giáo
sư Vũ Quốc Thúc, là một nhà khoa bảng lớn của Việt
Nam, ông đă đậu Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ Đại học Kinh
tế tại Pháp. Cuốn hồi kư đă cho thấy truyền thống học
vấn sâu dày của tổ tiên đă ảnh hưởng đến sự thông
minh, tính kiên tŕ nhẫn nại cùng ư chí học hỏi nơi
ông lớn lao ra sao. Nhưng điều đáng phục nơi ông là
khả năng “tri hành hợp nhất” mà ông đă thi thố với
đời, đem kiến thức khoa bảng vào việc xây dựng cho đất
nước Việt Nam. Chương 5, kể chuyện tác giả về dạy ở
trường Luật Hà Nội năm 1951 là một chương đầy thú vị,
cho thấy sự “quật khởi” của một trí thức trẻ Việt Nam
trước tinh thần thực dân của những ông khoa bảng Pháp.
Tác giả, với học vị, với tinh thần ṣng phẳng trong
Thỏa Hiệp Văn Hóa mới kư kết giữa Pháp và Việt Nam, đă
cứng cỏi dẹp tan những lấn lướt cố hữu của người Pháp,
từ việc giữ vững vị trí Giám Đốc trường Luật Hà Nội
của ḿnh đến việc tranh đấu về lương bổng b́nh đẳng
giữa giáo sư người Pháp và người Việt.
Về sau, trong những năm đầu đầy khó khăn của chính
quyền Ngô Đ́nh Diệm ông đă thành công trong công tác
thảo luận rất gay go với Pháp và hai nước Cam Bốt và
Lào để giải tỏa các định chế cũ trong gần một thế kỷ
cai trị của người Pháp ở Đông Dương, để thiết lập Viện
Phát Hành tiền tệ, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Viện
Hối Đoái cho Việt Nam. H́nh ảnh của ông đúng là một
con người “kinh bang tế thế” mà chúng ta vẫn nghe thấy
trong văn chương, và ông hoàn toàn xứng đáng với lời
của TT Ngô Đ́nh Diệm ngợi khen ông là một người “thao
lược”, sau khi ông thành công trong công tác khó khăn
này.
Sau tháng 4, 1975, tác giả đă trải qua những ngày bất
an, thậm chí có thời gian ngắn bị bắt giam v́ dự tính
vượt biên. Cộng sản tiếp thu trường Luật, và trường
Luật bị đổi thành trường Kinh tế. Chế độ toàn trị
không cần tinh thần luật pháp cho xă hội, v́ tinh thần
ấy dựa trên những ư niệm căn bản về con người như chủ
quyền cá nhân, sự b́nh đẳng, công bằng v.v... Những
nguyên lư có tính vĩnh cữu như thế đă tạo ra những đạo
luật tồn tại hàng thế kỷ trước đây, nay hoàn toàn
không có giá trị đối với đảng cộng sản. Luật của họ
dựa trên những nguyên lư khác, chỉ do đảng đặt ra, họ
chỉ cần đào tạo một lớp người để thi hành và giữ ǵn
luật của riêng họ, không cần có một trường luật với
môn luật học dựa trên những đặc tính bền vững của con
người và xă hội con người. Hai mươi năm trước giáo sư
Nguyễn Mạnh Tường ở miền Bắc đă nhân danh luật pháp
lên tiếng về việc đấu tố trong cải cách ruộng đất, đă
bị đảng triệt hạ, trừng phạt một cách thê thảm. Và
nay, khi cộng sản tiếp thu trường Luật ở Sài G̣n, việc
đầu tiên là họ cho nghỉ việc bốn giáo sư, trong đó có
giáo sư Vũ Quốc Thúc.
Tuy nghỉ việc nhưng vẫn phải theo Khóa Nghiên cứu lư
luận Mác Lê nin, và trong khóa này giáo sư Vũ Quốc
Thúc đă một lần đụng độ về lư luận với một giảng viên
từ ngoài Bắc vào, một hành động thời đó được coi là
dũng cảm không ai dám làm, được nhiều người trong giới
xem là “bảo vệ danh dự của trí thức miền Nam”. Kể lại
chuyện này, tác giả cũng ư thức được sự nguy hiểm khi
để lộ ra bất cứ sự bất đồng ư kiến nào với một chế độ
độc tài, và biết rằng để sống yên trong một chế độ như
thế, con người phải nghĩ một đằng nhưng nói một nẻo.
Phải nhận rằng tác giả có một số mạng rất may mắn. Dù
là phải trải qua đủ thứ chế độ trên đất nước Việt Nam,
mà sau hết là chế độ cộng sản đầy tệ hại, nhưng cuối
cùng ông cũng thoát ra để tới được nơi an toàn. Chỉ ba
năm sau 1975 ông đă được cùng gia đ́nh xuất cảnh sang
Pháp, do lời thỉnh cầu của chính Thủ tướng Pháp thời
đó với ông Phạm Văn Đồng khi ông này sang thăm nước
Pháp với tư cách là Thủ tướng Việt Nam. Qua đến Pháp
giáo sư Vũ Quốc Thúc đă được bổ nhiệm dạy môn Kinh tế
ngay tại đại học Paris 12, làm đúng nghề sở trường của
ḿnh, không phải vất vả t́m kiếm việc làm khác. Qua
thập niên 1980 ông lại bắt tay vào một số hoạt động để
bênh vực cho thuyền nhân, và đặc biệt là cuộc vận động
để văn hồi Hiệp định Paris kư năm 1973, trong đó có sự
tham gia của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nhiều
nhân vật của Việt Nam Cộng Ḥa. Năm 2000 ông tham gia
việc công bố Hiến chương 2000 tại Paris. Và những
trang chót của cuốn sách này ông đă dành để nói về
việc vận động cho Việt Nam được hưởng quy chế Trung
lập theo quốc tế công pháp. Tác giả Vũ Quốc Thúc kết
thúc cuốn sách vào tháng 6 năm 2010, khi ở tuổi 90.
Như tác giả đă cho biết từ đầu, gia đ́nh ông chỉ thờ
cúng ông bà chứ không theo tôn giáo nào. Lúc trẻ, khi
đứng trước trước các khó khăn bất trắc, có khi ông đi
coi bói. Ông đă kể lần đi coi bói tại Paris (và sau đó
nhiều lần coi bói khác nữa) khi ông sang dự kỳ thi
Thạc sĩ vào năm 1952, một bà đầm già tám mươi tuổi đă
nh́n vào một quả cầu thủy tinh và mô tả cho ông những
h́nh ảnh bà đă thấy trong quả cầu ấy. Bà ấy không
khẳng định ông thi đậu hay rớt mà chỉ cho thấy h́nh
ảnh của một buổi tiếp tân vui vẻ vào sau lễ Giáng Sinh
năm ấy. Kết quả là ông đă thi đậu thạc sĩ và khi về
đến Sài G̣n ông khoa trưởng trường Luật Khérian đă mở
một buổi tiếp tân để chào mừng ông vào ngày đầu năm
1953, đúng như h́nh ảnh bà đầm mô tả. Ông đă trải qua
nhiều trường hợp linh nghiệm trong bói toán, và ông
suy ra rằng “quả thật trong đời có những yếu tố siêu
h́nh chúng ta không thể xét đoán với con mắt trần tục
(...) tuy nhiên có người nh́n được, Trời ban cho họ
khả năng nh́n thấy những cái đó.”
Khuynh hướng dựa vào yếu tố siêu h́nh về sau đă trở
nên mạnh hơn nơi tác giả khi nghịch cảnh trở nên quá
nặng nề trong giai đoạn sống với cộng sản sau 1975:
ông đă gần như dựa hẳn vào tôn giáo. Nhưng đó chưa
phải là tín ngưỡng đích thực, mà chỉ là sự t́m kiếm,
cầu xin một lối thoát giữa hoàn cảnh khó khăn của cuộc
sống: “Hằng ngày mặc dù không phải tín đồ Thiên Chúa
Giáo, tôi đă đến nhà thờ Đức Bà. Tôi cầu nguyện trước
tượng Đức Mẹ xin Đức Mẹ run rủi cho gia đ́nh tôi được
thoát khỏi Việt Nam toàn vẹn.” Một lần nữa, tác giả
lại “cầu được ước thấy”, rốt cuộc ông và gia đ́nh đă
được đi tị nạn bên Pháp. Từ việc tin vào bói toán, đến
cầu xin một h́nh tượng tôn giáo để nhất thời t́m giải
pháp cho những khó khăn của ḿnh, những việc ấy chứng
tỏ nơi tác giả có một tiềm năng tín ngưỡng, nhưng chỉ
phát lộ ra dần dần từ thấp đến cao qua những lần dựa
vào đó để mong t́m lối thoát cho những bế tắc cụ thể
trong đời.
*
Cuốn hồi kư này đă cống hiến cho chúng ta h́nh ảnh một
nhà trí thức luôn luôn tích cực với đất nước. Giáo sư
Vũ Quốc Thúc là người học rộng, khoa bảng cao, điều đó
ai cũng biết, nhưng ông xứng đáng với danh xưng là Trí
Thức v́ lúc nào ông cũng vận dụng hiểu biết của ông để
làm những điều ích lợi cho quốc gia, lúc nào ông cũng
dấn thân hết ḿnh vào từng giai đoạn cụ thể của thời
đại ông, không những đáp ứng những nhu cầu cấp thiết
của thời điểm đó, mà c̣n có khả năng nh́n vượt thời
đại của ḿnh để mưu cầu sự tốt đẹp cho một Việt Nam
trong tương lai. Viết kể lại những hoạt động của đời
ông là một việc cần thiết mà ông nên làm và đă làm,
nhưng mặt khác, đọc kỹ những ǵ ông viết lại là điều
cần thiết hơn đối với chúng ta hôm nay và cả con cháu
của chúng ta mai sau nữa.
PXĐ
tháng 11, 2010
CHẾ BỒNG NGA ANH
HÙNG CHIÊM QUỐC
Của NGÔ VIẾT TRỌNG
UYÊN HẠNH
"Chế Bồng Nga
Anh Hùng Chiêm Quốc" đi sát những xoay chuyển của
thời cuộc qua những nước cờ chính trị, qua giá trị
của chữ tín và nghĩa, và từ đó sự an b́nh của
người dân biến chuyển theo những quyết định của
người nắm dây cương điều hạnh vận mệnh một đất
nước. Sách cũng đem lại cho người đọc cái cảm giác
thanh thản hơn v́ đă rủ bỏ được rất nhiều định
kiến về ”món nợ máu” giữa hai dân tộc Đại Việt và
Chiêm Quốc, nhưng không khỏi để lại một nỗi buồn
man mác trong ḷng v́ ảnh hưởng những trận chiến
giữa hai nước. Những trận chiến nếu có thể tránh
được, sẽ bớt đổ máu, bớt gây đau thương, mất mát
hủy diệt và nhất là đem an vui và ấm no hơn cho
nhân dân hai nước.
Vương quốc
Chiêm Thành ngày xưa gồm B́nh Trị Thiên, Quảng
Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa và
Ninh Thuận, B́nh Thuận. Năm 1832 Vương Quốc Chiêm
Thành đă bị xóa tên vĩnh viễn trên bản đồ thế giới
sau cuộc Nam Tiến tàn khóc của Đại Việt thời vua
Minh Mạng. "Chế Bồng Nga Anh Hùng Chiêm Quốc" là
một quyển tiểu thuyết lịch sử dày trên 250 trang
của nhà văn Ngô Viết Trọng, vừa được ra mắt độc
giả vào tháng bảy năm nay, 2011, tại Sacramento,
Hoa Kỳ. Sách viết về giai đọan lịch sử giữa hai
dân tộc Việt Nam và Chiêm thành. Ng̣i bút trung
thực của ông cho người đọc cái nh́n thông suốt qua
những thăng trầm của các triều đại và cuộc chiến
khá khốc liệc giữa hai nước. Sách cho thấy rơ
nguyên nhân v́ sao dân tộc Chiêm bị xóa tên trên
bản đồ thế giới.
”Trên dải đất
miền Trung Việt Nam ngày nay, xưa kia đă từng có
một Quốc Gia độc lập, phú cường, trải dài lănh thổ
từ Quảng B́nh đến vùng cực bắc tỉnh Long Khánh.
Lănh thổ nước này c̣n mở rộng về phía Tây đến sáu
tỉnh Cao Nguyên Trung phần Việt Nam như Daklak,
Kontum, Pleiku, Phú Bồn. Đó là Vương Quốc Champa
tức Chiêm Thành gồm nhiều dân tộc như Chăm, Rhade,
Koho, Chru, Raglai, Mạ....” (tr.Dv.LQS). ”Thời
Việt Nam c̣n nằm dưới ách Bắc Thuộc, dưới sự cai
trị tàn ác của Trung Hoa, Chiêm Thành đă nhiều
phen gây khó khăn bối rối cho Trung Hoa qua những
vụ tranh chấp lănh thổ, đă góp phần không nhỏ vào
việc ngăn cản sự bành trướng của đế quốc nầy. Rất
nhiều thứ sử thái thú tàn ác của Trung Hoa đă mất
đầu dưới tay người Chiêm. Người Chiêm cũng đă từng
đánh vào Java, Mă Lai, Chân Lạp…và đă từng tiến
chiếm Đại Việt… Năm 1365 quân Chiêm đă bắt hằng
trăm thanh thiếu niên nam nữ của Đại Việt đang vui
chơi Hội Xuân ở đất Bà Dương (Hóa Châu) đem về
nước… Tiếp theo mỗi lần Chế Bồng Nga sang đánh Đại
Việt thắng trận lại bắt về biết bao nhiêu thiếu nữ
và đàn bà trẻ để làm ǵ nếu không phải là làm quà
ban thưởng cho các quan quyền làm thê thiếp hay nô
lệ?” (tr. CBN)
Theo sử sách
ghi lại, cũng là đề mục chính được đề cập đến
trong quyển tiểu thuyết lịch sử nầy, chúng ta thấy
rơ Chiêm Quốc luôn ôm mộng thôn tính Đại Việt, đă
khiến cho dân chúng hai nước trải qua biết bao
nhiêu cảnh máu đổ thịt rơi. Và cũng trong giai
đoạn lịch sử nầy, chúng ta thấy được những vị vua
anh minh đức độ hào hùng của đôi bên. Những người
luôn cố gắng giữ ǵn t́nh giao hảo của hai nước để
dân chúng được an vui sinh sống. Nhưng cảnh chiến
tranh tương tàn nồi da xáo thịt đă không tránh
khỏi bởi v́ những kẻ cầm quyền tham lam và những
nịnh thần vị lợi.
Cho dù Chiêm
Quốc luôn nuôi mộng xâm chiếm Đại Việt, và với
những đội binh tinh nhuệ trên đất liền cũng như
trên biển cả họ cũng không dám coi thường ḷng yêu
nước và ư chí sắt đá của nhân dân Việt. Trong một
lần luận đại sự với các quan, vua Chế Bồng Nga
nói: ”Ta đă nghĩ kỷ nhiều rồi, các khanh đừng bao
giờ nuôi mộng sát nhập Đại Việt vào Chiêm Thành!
Thứ nhất, dân tộc Đại Việt là một dân tộc quật
cường rất khó chinh phục! Nước Trung Hoa lớn mạnh
thế kia, họ đă từng chiếm Đại Việt làm quận huyện
trải ngót ngh́n năm mà chúng c̣n vùng dậy được,
nay nước ta làm sao cai trị chúng nổi? Thứ hai,
nếu ta tiêu diệt được Đại Việt tức là ta tự đem
cái biên giới nước ta lại gần nước Trung Hoa, như
thế có phải là ta tự đem cái khổ, cái lo thường
trực đến bên lưng ḿnh không?”. Một vị quan tâu:
”Thần không hiểu v́ sao Bệ Hạ lại kỵ nước Trung
Hoa như thế?”. Vua Chế Bồng Nga giải thích: ”
Người Đại Việt tuy cũng hung tợn nhưng không thâm
độc đểu giả như người Trung Hoa. Này nhé, Khổng
Minh thời Tam Quốc mà nay cả nước Trung Hoa đều ca
ngợi là nhà chính trị, quân sự đại tài và có đức
lớn, các khanh có biết không? Khi chọc giận Chu Du
nước Đông Ngô hộc máu mà chết xong, y giả vờ sang
Ngô điếu tang khóc lóc thảm thiết đến nổi nhiều
người tưởng y thương tiếc Chu Du thiệt t́nh. Khi
tướng Bạch Khởi nước Tần đánh quân Triệu ở trận
Trường B́nh, quân Triệu bị vây ngặt phải đầu hàng,
nhưng Bạch Khởi cho lừa chôn sống ba vạn quân
Triệu chỉ trong một đêm. Trong trận đánh tiêu diệt
dân tộc Dao ở Vân Nam, người Trung Hoa đă đốt sạch
nhà cửa, giết sạch người Dao kể cả trẻ con, bỏ
thuốc độc vào tất cả đầu nguồn các ḍng suối…Người
Trung Hoa đểu giả độc ác như vậy làm sao ta tin họ
được!” (tr. 132)
Luận về Đại
Việt, đă một lần vua Chế Bồng Nga nói với vị đại
tướng tài giỏi dũng mănh La Ngai: ”Khanh nghĩ Đại
Việt sẽ bị Trung Hoa nuốt ư? Khó lắm! Đại Việt đă
từng là một cục xương mà Trung Hoa nuốt măi không
trôi!”
Trong "Chế
Bồng Nga Anh Hùng Chiêm Quốc" nhà văn Ngô Viết
Trọng đă có kể đến những nhà lănh đạo anh minh đức
độ coi trọng mạng sống của nhân dân. Như dưới thời
vua Trần Nhân Tông và vua Chế Mân: ”Sau khi quân
Mông Cổ bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm
lược hai nước Đại Việt và Chiêm Thành, hai dân tộc
nầy đă trải qua một thời gian sống ḥa b́nh, thân
thiện bên nhau ngót hai mươi năm...” (Tr. 19). Năm
Mậu Ngọ 1318 Chế Năng lại bước theo con đường Chế
Chí đă đi, kéo quân xâm phạm Đại Việt, Huệ Vũ
Vương Trần Quốc Chấn được vua Anh Tôn cử đi chinh
phạt Chiêm Thành. Quân Chiêm thua trận, Đại Việt
chiếm được Đồ Bàn. Triều đ́nh Chiêm Thành như rắn
mất đầu. Nhưng theo quyết định của lần hội thảo
với vua Minh Tôn trước khi Huệ Vũ Vương cất quân
và chiến thắng, chiếm được Đồ Bàn, Huệ Vũ Vương
Trần Quốc Chấn cho yết bản phủ dụ chiêu an dân
Chiêm. ”Ông kêu gọi ai làm việc ǵ nay trở về với
công việc ấy. Ông cũng ra lệnh cấm tuyệt quan quân
Đại Việt quấy nhiễu dân Chiêm. Ai phạm tội nặng
như giết người, hiếp dâm đều bị xử chém. Tội vừa
như cướp bóc, trộm cắp th́ phải chịu đánh đ̣n… Nhờ
lệnh đó, dân Chiêm có phần yên ḷng, dần dần lại
làm ăn như cũ” (tr. 22).
Lịch sử được
viết dưới h́nh thức tiểu thuyết là dùng lối văn
sáng tạo làm phương tiện chuyển tải lịch sử, là
”thổi hồn” vào một thực tế đă ”chết”. Là tạo phần
sống động và chất ”xúc tác” cần có để lôi kéo thị
hiếu v́ gợi được tính hiếu kỳ của độc giả. Nhà văn
Ngô Viết Trọng rất có bản lĩnh khi hội nhập hai
lănh vực tri thức của lịch sử và khía cạnh sống
động nhẹ nhàng của văn chương. Ông đă truyền đạt
được tất cả các cái đẹp của nhân nghĩa lễ trí tín
ở đời, và giúp cho chúng ta và thế hệ trẻ đi sâu
vào một nền văn hóa và lịch sử Việt phong phú, và
những trang sử cần đọc để học và thấy. Học, để làm
người cương trực lương thiện. Thấy, để hănh diện
về những tấm gương sáng đầy uy dũng, khí lược, đạo
đức và từ tâm của cha ông chúng ta. H́nh thức tiểu
thuyết lịch sử dưới ng̣i bút nhà văn Ngô Viết
Trọng không cho thấy một sự bóng bẫy rườm rà. Ông
viết rất đơn giản nhẹ nhàng và đi sát với sự kiện.
Với một ng̣i bút cứng cáp và đầu óc linh động, ông
đă viết nên những chương sách có một bố cục chặt
chẽ, lời văn rất trung thực với t́nh thế. Trong
phần mở đầu sách ”Chế Bồng Nga Anh Hùng Chiêm
Quốc” tác giả đă luận về nghĩa hai chữ anh hùng.
Đi sâu vào quyển tiểu thuyết lịch sử nầy chúng ta
hiểu rơ v́ sao Chế Bồng Nga xứng danh là một bậc
anh hùng của Chiêm Quốc. Nhà văn Ngô Viết Trọng
cũng không quên dí dỏm tách rời ư nghĩa các từ
”anh hùng thời đại” mà chúng ta thường nghe thấy ở
Việt Nam hiện nay, nhan nhăn đầu làng cuối thôn,
của cái gọi là ”ra ngơ cũng gặp anh hùng”! Ngay
trong phần mở đầu quyển sách, h́nh như muốn người
đọc hiểu rơ v́ sao ông nêu danh vua Chế Bồng Nga
là vị vua anh hùng của Chiêm Quốc, ông đă thâm
thúy kể cho chúng ta nghe lại câu chuyện ở Trung
Hoa thời Tam Quốc, lúc Lưu Bị rụng rời chân tay
đánh rơi đôi đũa đang cầm trên tay xuống đất khi
nghe Tào Tháo luận nghĩa hai chữ anh hùng!
”… Không ngờ
cuộc đời của một vị vua anh hùng ngang dọc một
thời lại kết thúc đau đớn chỉ v́ một sơ suất nhỏ!
Ông đă không thực hiện được ước nguyện. Nếu Chế
Bồng Nga cẩn thận hơn một chút, không biết cục
diện khu vực Đông Nam Á ngày nay sẽ ra thế nào?
Phải chăng đó là sự dàn xếp của định mệnh?". (tr.
CBN). Đọc ”Chế Bồng Nga Anh Hùng Chiêm Quốc” Chúng
ta sẽ rơ ”sơ suất nhỏ” đó là ǵ để thấy được v́
sao có thể tạo ảnh hưởng cho cục diện khu vực Đông
Nam Á ngày nay.
Con sông nào
cũng có những khúc quanh, ḍng lịch sử nào cũng có
những bước ngoặc của nó. Xin hân hạnh giới thiệu
đến qúy độc giả tác phẩm ”Chế Bồng Nga Anh Hùng
Chiêm Quốc” để cùng đi vào ḍng lịch sử và hiểu
được những ẩn khúc trong đường lối chính trị tạo
nên những biến cố trọng đại. Nhận chân sự kiện
lịch sử, thấy được thế nào là một bước sa cơ đưa
dân tộc đi vào ngơ cụt. Đồng thời chúng ta sẽ rơ
hơn sự kiện Việt Nam ”thôn tính” Chiêm Thành, và
v́ sao Chiêm Quốc đă mất dấu trên bản đồ thế giới.
Trong buổi ra
mắt sách tại Sacramento, một trong số người tham
dự hôm đó có ông Lưu Quang Sang, cựu dân biểu Việt
Nam Cộng Ḥa gốc Chăm đă phát biểu: ”Tôi xin mạn
phép ghi nhận rằng tác phẩm "Chế Bồng Nga: Anh
Hùng Chiêm Quốc" là một đóng góp bổ sung tuy nhỏ
nhưng cần thiết cho nền sử học Việt Nam thường
đồng hành với nền Champa học. Ngoài ra tôi cũng hy
vọng rằng tác phẩm lịch sử tiểu thuyết này sẽ góp
phần tích cực củng cố t́nh nghĩa anh em giữa 2 dân
tộc Việt - Chiêm trong đại gia đ́nh Việt Nam thân
yêu của chúng ta”.
UYÊN HẠNH
20/ 8.2011
*(tr/CBN):
Nêu dẫn trang sách, trích từ ”Chế Bồng Nga Anh
Hùng Chiêm Quốc”
*(tr.Dv.LQS):
Trích/cựu dân biểu Lưu Quang Sang
Mua sách xin
trực tiếp liên lạc với tác giả
NGÔ VIẾT TRỌNG E-mail:
trongngosacto@yahoo.com
Nhóm mạng Việt Nam Văn
Hiến
Trang
: Giới Thiệu Sách
www.vietnamvanhien.net
www.vietnamvanhien.org
www.vietnamvanhien.info
www.vietnamvanhien.com
Email:
thuky@vietnamvanhien.net
"Bất
chiến tự nhiên thành"
chi kế
Văn Hiến ngàn năm sử
đă đề
Giải trừ quốc nạn bằng Tâm lực
"Nhân
Chủ (tự chủ) - An Vi (an lạc)" khai
lối về
|
Lấy Tâm Lực thay cho vũ
lực để giải trừ quốc nạn là phục hoạt nếp sống Văn
Hiến và phục
hồi nền "An Lạc & Tự Chủ" ngàn đời cuả Việt tộc.
|